Monday, 15 May 2023

TÀU KHẢO SÁT TRUNG QUỐC TIẾP TỤC "QUẬY" VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VIỆT NAM (RFA)

 



Tàu khảo sát Trung Quốc tiếp tục “quậy” vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

RFA

2023.05.15

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-vessels-stay-in-vn-eez-05152023103950.html

 

Tàu khảo sát của Trung Quốc đang có mặt tại Bãi Tư Chính của việt Nam trong khi  tàu Cảnh sát biển Việt Nam CBS 7011 đang theo sát.

Dữ liệu từ Marine Traffic mà RFA ghi nhận được trong ngày 15/5 cho thấy tàu khảo sát Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc trong hai ngày qua vẫn đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-vessels-stay-in-vn-eez-05152023103950.html/@@images/eaa8240b-972d-4424-89d7-fa6fa2fca54e.png

Sơ đồ hoạt động của Hướng Dương Hồng từ 7/5/2023 đến nay trong EEZ của VN.   MarineTraffiC

 

Như RFA đã đưa tin, từ hôm 7 tháng 5 năm 2023, tàu khảo sát của Trung Quốc  Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong 10) cùng đội tàu hộ tống hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các tàu chấp pháp của Việt Nam ra thực địa để đi theo giám sát các hoạt động của Trung Quốc.

 

Trong ngày 13 tháng 5 năm 2023, tàu Xiang Yang Hong 10 đã tiến về phía đông bắc, dường như muốn rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau thời gian dài tiến hành khảo sát bất hợp pháp. Tuy nhiên, hôm 14 tháng 5, con tàu này đột ngột quay ngược trở lại vùng Tư Chính, nơi khai thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam. Hành động tiến về phía đông bắc của tàu Xiang Yang Hong 10 dường như là để đánh lạc hướng các tàu chấp pháp của Việt Nam.

 

Theo dữ liệu của AIS mà RFA có được hôm 15/5, tại vùng biển Bãi Tư Chính, tàu Cảnh sát biển Việt Nam CBS 7011 đang theo sát tàu Xiang Yang Hong của Trung Quốc. Tàu CSB 7011 được hỗ trợ bởi tàu CSB 8001.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận với Reuters rằng “Các tàu nghiên cứu khoa học và đánh cá của Trung Quốc thực hiện các hoạt động sản xuất và làm việc bình thường trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.” Như vậy, Trung Quốc đã xác nhận chính thức đây không phải là hoạt động “đi qua không gây hại” hay “tự do hàng hải” mà là hoạt động thực thi đòi hỏi “chủ quyền” của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 

Zhang Mingliang, giáo sư Đại học Tế Nam chuyên nghiên cứu về Biển Đông, nói với tờ South China Morning Post rằng: “Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc và Việt Nam không đưa tin về các loại đối đầu này – chỉ đưa tin về những cá nhân cụ thể đưa tin chi tiết trên các nền tảng truyền thông xã hội của họ.

 

“Các phương tiện truyền thông mạng xã hội và thậm chí cả các phương tiện ở tuyến đầu đều là những tay chơi tốt, giữ cho các tranh chấp đang diễn ra minh bạch, nhưng không khuấy động rắc rối.”

 

Ông Duân Đặng, một nhà báo độc lập chuyên theo dõi vấn đề Biển Đông viết trên Twitter rằng “đội tàu Trung Quốc đã tiếp cận giếng dầu DGN-4X hôm thứ tư (10/5) sau khi một giàn khoan đã được kéo tới đó,” và “Hành động khiêu khích này dường như nhằm gây sức ép buộc Việt Nam dừng chiến dịch khoan mới ở Lô 05-1A.”

 

Hoạt động thăm dò của Việt Nam tại lô 05-1A không phải là hành động mới xảy ra. Lô dầu khí này nằm trong mỏ Đại Hùng thuộc vùng biển Tư Chính, được Việt Nam phát hiện năm 1988, đã từng hợp tác với nhiều công ty như BHP (Australia), Total (Pháp), Petronas (Malaysia), Sumitomo (Nhật), Zarubezhneft (Nga) từ hơn hai mươi năm qua.





No comments:

Post a Comment

View My Stats