NGÀY
QUỐC TẾ LAO ĐỘNG: BÀN CHUYỆN ÁN OAN CỦA BÀ LÊ THỊ DUNG
Bà Lê Thị Dung không là thường dân. Trước khi bị kỉ
luật khiển trách và tiếp theo là lãnh án tù 5 năm, bà là đảng viên, Bí thư chi
bộ, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Chức vụ ấy,
dù nhỏ, nhưng không phải do dân bầu mà đảng cử, quan trên cử. Lẽ ra Đảng và cấp
trên phải yêu bà như máu thịt, nhưng thật nghịch lý là bà bị chính đồng chí và
hệ thống quan quyền cấp trên của bà trừng phạt khốc liệt!
Theo thông tin báo chí thì sự trừng phạt nặng nề này chỉ vì bà chống lệnh
cấp trên. Cụ thể, bà chống lệnh cấp trên nhét chui biên chế nhân sự vào cơ quan
của bà một cách bất hợp pháp, bắt bà và cả cơ quan phải nuôi loại nhân sự thừa
như vậy. Nhân sự này chắc chắn thuộc diện, không con ông cháu cha thì cũng diện
đưa hối lộ. Bởi vô tư trong sáng thì chẳng quan nhớn nào nhét chui như vậy.
Chuyện cấp trên nhét chui nhân sự xuống cơ quan cấp dưới như vậy không
hiếm ở nhiều cơ quan nhà nước. Thường là trót lọt, vì cấp dưới nào cũng phải
ngoan ngoãn chấp thuận. Riêng bà Dung chống đối mới phải chịu án trừng phạt. Việc
cấp trên mượn con dao pháp luật bới lông tìm vết để trừng phạt: tạm giam cả năm
trời để bới cho ra 45 triệu “chi sai nhiều lần” trong 5 năm, rồi kết án tù cũng
5 năm, cho thấy sự truy cùng diệt tận của thế lực đen tối hơn là ánh sáng của
công lý.
Tôi đảm bảo, việc chi theo cách của bà Dung mà tòa
phán xét là “chi sai” thì mọi cơ quan nhà nước đều sai. Không cần
bới lông tìm vết, chỉ nhìn vào bất cứ Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nào
cũng có thể phát hiện ra: cán bộ quản lý, ngoài ăn phụ cấp chức vụ từ ngân sách
đều có hưởng thêm tiền quản lý phí, không chỉ ăn đúp mà ăn thêm ở nhiều hoạt động
khác nhau.
Nhưng vì sao mọi lãnh đạo cơ quan nhà nước đều “chi
sai” nhưng không ai bị trừng phạt? Còn nhớ nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn
Trần Tín Kiệt cấu kết với Chủ tịch công đoàn tự làm Quy chế chi tiêu nội bộ,
không cần góp ý, không cần thỏa thuận công khai trước đại hội theo luật định,
chi tiêu rất tùy tiện để cả đám quan chức chia nhau tiền tỉ, mặc dù bị tố cáo mạnh
mẽ, nhưng Thanh tra Bộ và cả Cơ quan điều tra đều cho qua.
Bây giờ không chỉ nguyên Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt mà mọi hiệu trưởng đều
hợp thức hóa việc chi đúp qua Quy chế chi tiêu nội bộ. Hợp thức hóa vì đã qua sự
chấp thuận và quản lý của Kho bạc Nhà nước. Khác nhau là bản Quy chế chi tiêu nội
bộ có được thỏa thuận tập thể và công khai hay không. Theo báo chí thì Quy chế
chi tiêu nội bộ của cơ quan bà Dung được góp ý, thông qua Công đoàn và công
khai đúng quy định.
Vì sao lãnh đạo nào cũng “chi sai”, theo cách hiểu của cơ quan điều tra
Hưng Nguyên, mà không bị điều tra và bị bắt như bà Dung thì ai cũng hiểu!
Xem ra, huyện ủy Hưng Nguyên của quê Bác trừng phạt
khốc liệt bà Lê Thị Dung không phải chỉ là trừng phạt cá nhân bà Dung. Họ muốn
răn đe tất cả các quan cấp dưới với phương châm: ngoan
ngoãn thì sống, cứng đầu thì chết!
Đó là việc làm nguy hiểm lũng đoạn cả hệ thống chính quyền: vừa tạo ra
sự ươn hèn của quan dưới, vừa nuôi thói lộng quyền của quan trên.
Tôi chỉ băn khoăn, rằng đây là chuyện nội bộ của Đảng, của quan quyền,
nhưng tại sao không thấy đảng viên và hệ thống quan quyền lên tiếng cho đồng
chí của họ? Khi tuyên thệ trước cờ Đảng, lẽ nào các đảng viên chỉ có lời thề
“tuyệt đối trung thành với Đảng” mà quên những lời thề sau đó là đấu tranh bảo
vệ giai cấp, bảo vệ đồng chí của mình? Ngay cả lời thề “tuyệt đối trung thành với
Đảng” cũng đâu đồng nghĩa với “trung thành với một nhóm lợi ích” đi ngược với
tuyên ngôn đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sản?
Nhớ chuyện đảng viên 50 năm tuổi Đảng Trần Văn Nhiệm, chỉ vì đấu tranh
với bè lũ quan tham Trần Tín Kiệt mà bị chính các đồng chí của ông hùa nhau đày
đọa ông suốt cuộc đời mà đau. Và đến lúc cũng chính dân ngoài Đảng đấu tranh bảo
vệ ông, minh oan cho ông, mới thấy hết thế thái nhân tình!
Bây giờ trên cõi mạng, chuyện Bí thư chi bộ kiêm
Giám đốc Lê Thị Dung bị án oan cũng lại chỉ có những người ngoài Đảng lên tiếng
bảo vệ cho một đảng viên, một quan chức trong hệ thống quan quyền. Xem ra dân
không cần Đảng giáo dục đủ loại đạo đức như Đảng giáo dục đảng viên, họ vẫn có
tấm lòng nhân ái cao cả. Các đảng viên chỉ biết ngoan ngoãn và ngậm miệng chỉ
vì tiền, vì quyền, có thấy mình ươn hèn không?
Đời Tống, quan thái úy Cao Cầu từng mượn con dao pháp luật trả thù Lâm
Xung, Dương Chí và nhiều trung thần khác, lịch sử Trung Hoa xem là thời đại thối
nát và chính nó đã sinh ra cuộc khởi nghĩa Lương Sơn Bạc. Lẽ nào cỡ chức quan
huyện bé nhỏ như Hưng Nguyên đã là những tên Cao Cầu mới trên đất Việt?
Một bản án gây phẫn nộ cho toàn dân là bản án vu cáo kiểu gian thần Cao
Cầu!
Để tránh mối họa về sau, họa lộng quyền của những tên Cao Cầu, kể cả họa
phản kháng kiểu Lương Sơn Bạc, căn cứ ngay trên hồ sơ của vụ án, tôi đề nghị trả
tự do vô điều kiện cho bà Lê Thị Dung và khởi tố điều tra các quan chức ở huyện
Hưng Nguyên. Chỉ có cách đó mới vãn hồi trật tự và xác lập lại niềm tin ở dân!
Chu Mộng Long
Hình :
https://www.facebook.com/photo?fbid=6959672280713622&set=pcb.6959704837377033
Bà Lê Thị Dung
https://www.facebook.com/photo?fbid=6959703404043843&set=pcb.6959704837377033
Bài thơ “Dặn Con” viết trong tù
Chờ xem
https://tapchitoaan.vn/hung-nguyen-nghe-an-bi-ket-an-5...
TAPCHITOAAN.VN
Tòa án tỉnh Nghệ An yêu cầu Tòa án huyện Hưng Nguyên báo cáo cụ
thể về vụ án Lê Thị Dung
.
https://vietnamnet.vn/toa-len-tieng-truoc-ban-an-5-nam-tu...
VIETNAMNET.VN
Tòa lên tiếng trước bản án 5 năm tù với nữ giám đốc gây thiệt hại
gần 45 triệu
Nguyễn
Đình Huyến toà trên trả lời
như vậy là tự thò cái đuôi cáo chỉ đạo toà dưới thi hành. Theo báo chí, vụ nhét
nhân sự chui không phải ở cấp huyện mà ở cấp tỉnh - giám đốc sở giáo dục, tỉnh ủy
viên.
.
Các đảng viên đảng CSVN huyện
HƯNG NGUYÊN, các GIÁO VIÊN huyện Hưng Nguyên có ai lên tiếng bênh vực ĐẢNG VIÊN và Giáo viên Lê Thị Dung không?
Không hả? Liệt kháng hết cả hả? Vậy cả lũ không đáng làm người tử tế!
No comments:
Post a Comment