“Vượng
Vin”, giàu lên từ đất và những mối quan hệ gặp thời
TS. Nguyễn Doãn Đôn
10 tháng 1, 2022
Ảnh: báo TN
Việc Phạm Nhật Vượng không sản xuất xe xăng ở
Việt Nam mà chuyển sang Đức đầu tư sản xuất xe hơi điện để cùng cạnh tranh khốc
liệt với thị trường ở Đức, tôi thấy đây là hiện tượng không bình thường. Theo
tôi muốn tìm ra lợi nhuận trong kinh tế thì anh Vượng ở lại Việt Nam sẽ thuận lợi
hơn vì sức lao động rẻ.
Thị trường so ra cũng lớn không kém gì Đức.
Nguyên vật liệu cũng dễ cung cấp. Mà lại ở chính nước mình, cho nên việc giao dịch,
quan hệ, tổ chức lãnh đạo hay tạo nguồn lao động cũng thuận lợi và dễ dàng hơn
rất nhiều… Chính vì ở nước ta lợi thế như thị trường lao động rẻ, Luật môi trường,
Luật thuế, Luật Lao động hay bảo hiểm rất lỏng lẻo nên trong kinh doanh ít phải
chi, thành thử sinh ra nhiều lời lãi; mà nhiều hãng nước ngoài mới nhảy vào lợi
dụng những mặt lợi thế này.
Trong khi đó anh Vượng lại thờ ơ sự lợi thế đó
là cớ làm sao? Mà điều này một con người cơ hội như anh, vốn dĩ lanh lợi, ranh
mãnh, khôn đến có mỏ, có sạn trong đầu thì thừa biết. Nhưng anh vẫn quyết mang
đống tiền sang Đức để đầu tư, để mua về sự hồi hộp và lo lắng. Vậy ý đồ thực sự trong thâm tâm
của anh là gì? Ngoài những bài báo, tin tức tuyên truyền son phấn bên ngoài tô
vẽ ra?
Nếu là một nhà đầu tư kinh doanh để tìm ra lợi
nhuận thì phải biết là nước Đức có hệ thống pháp luật rất là chặt chẽ (có tới
80% các nước trên thế giới khi làm luật là bắt chước và copy theo luật của Đức).
Những điều luật mà ảnh hưởng trực tiếp đến người đầu tư phải nói là các chính
sách về thuế, luật doanh nghiệp, quyền bảo vệ người lao động, luật môi trường
(giải quyết chất thải công nghiệp) cực kỳ khắt khe và đắt đỏ!
Anh Vượng hãy sang Đức vào quán ăn của người
Việt để xem họ phải làm ống khói lọc khí ra sao? Chôn đường ống lọc mỡ thải như
thế nào… Để anh chớ có đùa khi vất một cục bin vào thùng rác bị họ bắt được,
hay anh mang nước xà phòng ra trước cửa biệt thự nhà anh để rửa xe …
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/01/vuiong-1024x955.jpg
Phạm Nhật Vượng (ảnh: báo TT)
Ở Việt Nam hay Trung Quốc thì có thể rác rưởi
cho vào tàu thủy ra đại dương thải, hay đào hố chôn, phủ đất lên, nhưng ở đây
ngay rác trong nhà họ còn bắt phân chia ra mấy loại… Anh Vượng sẽ phải trả giá
đắt cho môi trường, sau đó là mức lương của một công nhân lành nghề ở đây bằng
anh trả ở Việt Nam cho ba người. Và bảo hiểm cho họ các loại, các kiểu luôn. Rồi
sau đó là những đối thủ cạnh tranh với anh thì toàn là những người tai to mặt lớn,
có “máu mặt”, kinh nghiệm thương trường đầy mình và họ có đội ngũ chuyên gia cố
vấn (experte) rất hùng hậu.
Những mục tiêu chiến thuật và chiến lược họ vạch
ra cho một hãng, hay tập đoàn thực hiện rất là hoàn hảo mà anh không tưởng tượng
nổi được đâu. Tôi may mà học kinh tế ở đây nên tôi vô tình cũng chỉ biết sơ qua
một chút mà thôi. Ở Đức và phương Tây này họ có rất nhiều những nhà khoa học
kinh tế lỗi lạc. Ví dụ những đường lối, học thuyết tạo ra gói kích cầu, phương
thức điều chỉnh mức thất nghiệp, nợ công và lạm phát của Adam Smith, John
Maynard Keynes, họ có ngót 100 năm nay mà mình bây giờ mới biết đến. Chúng ta
mày mò bắt chước áp dụng, mà cũng không xong. Vì cái hệ thống đầu não của mình
thành bã đậu từ lâu rồi!
Ngay đội ngũ trẻ bây giờ, các cháu như con
chúng tôi bên này được đào tạo cũng rất quy củ, chuyên sâu, có bài bản và được
áp dụng, thực tập ngay. Trước khi các cháu nhận văn bằng, các cháu đã vững vàng
nghề nghiệp và chuyên môn rồi. Chứ không phải họ xuất thân từ một người học về
mỏ ở một nước CNXH, không nghĩ đến đào đất để tìm quặng, lại nghĩ ra trò làm mì
khô và móc ngoặc với chính phủ mua đất một xu bán ra ba đồng để đào bới tiền từ
túi dân theo kiểu “gà tồ ăn quyện cối xay” như mình đâu…
Nên
tôi nghĩ anh Vượng sang đây mục đích để rửa tiền và giữ tiền cho mình và cho các
quan thì được. Nhưng để múa võ giương oai, làm vương, làm tướng
ở đây là chuyện không tưởng. Mặc dù anh có rất nhiều tiền. Trên mạng đưa tin
anh có tới 8 tỷ Mỹ kim. Mà nếu như anh có hơn cả thế nữa thì cũng không là gì
so với các tập đoàn của mấy đại gia bên Đức.
Mà Phật dạy rồi: Con người sẽ khổ vì tham. Tiền
mình có, lại không hoàn toàn trong sạch thì quả báo cũng sẽ đến. Tôi mà như anh
đầu tư vào bệnh viện, ngành y trong nước, cho người dân được sướng hưởng phước
của anh, hay ngành giáo dục cho tươm tất hoặc ngành nông nghiệp sản xuất và chế
biến ra nông sản sạch đạt tiêu chuẩn để tự cung cấp và xuất khẩu, không bị trả
về… Những thứ đó là trong tầm tay của anh và của nước ta. Chứ lao vào lĩnh vực
khoa học kỹ thuật của người khổng lồ để thể hiện “màu cờ, sắc áo” ở những nước
văn minh hơn mình mấy cái đầu thì quả là mạo hiểm.
Mọi người như chúng ta vẫn thường nói vui là
nước ta làm cái đinh ốc không nổi lại cứ thích đua đòi copie ra những thứ “đầu
Ngô, mình Sở” để cho ra sản phẩm không giống ai, rồi tự sướng, vỗ ngực ta đây,
và tuyên bố cho là cái của mình phát minh ra. Nếu anh Vượng coi việc đầu tư chỉ
là cái vỏ để làm mục đích rửa tiền “giải ngân” cho mình và sân sau của tà quyền
thì là được, vì nước Đức có thể chế dân chủ ổn định, miễn là làm đúng luật. Chứ
gia tài tiền bạc đất đai để ở Việt Nam là đâu có ổn, nay còn mai mất.
Một nhà đầu tư kinh tế bình thường thì không
ai dại gì lại đầu tư ở các nước bất ổn về chính trị. Mà những nước bất ổn, chiếm
tới 90% là những nước có thể chế độc tài. Nên anh Vượng mang của đi sơ tán là
việc cần làm, mà ta cũng dễ thông cảm cho anh. Còn cái tiền, cái của này nó biến
thái thế nào thì chỉ có trời mới biết. Còn sau này anh lắp ráp thành cái ôtô
hay cái xe cút kít chạy bằng “pin con thỏ” ở bên Đức này, thì vì tình nghĩa đồng
bang, ta cũng cứ vỗ tay, giả vờ hoan hỷ. Đâu có cần cứ phải mua xe của anh, để
chẳng may gãy trục…
Tóm lại theo ý kiến chủ quan của tôi thì việc
anh Vượng vươn tay sang Đức là rất có thể đồng nghĩa với việc đang trên đà sụp
đổ của một thể chế trong tương lai. Chả khác gì mấy cụ già gần đất xa trời ở
quê mình hay có trò đem giấu tiền đi, nằm gác tay lên trán xem sẽ trao cho đứa
con nào? Đứa con ở đây chính là thể chế.
-------
Đây là bài viết thể hiện quan điểm của riêng tôi. Rất
mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Doãn Đôn sống và làm việc tại
Berlin, Đức
.
ĐỌC THÊM:
VinFast
phóng nhanh vào Mỹ: “Đừng thấy đỏ mà tưởng chín”!
Vượng
VinFast hãy nhìn lại chính mình!
Xe
VinFast gãy bánh hàng loạt, dân mạng xôn xao, công ty “bình chân như vại”
No comments:
Post a Comment