Vụ
Việt Á: Ban Chỉ đạo Trung ương vào cuộc khi mọi việc trở nên tồi tệ
Bài phân tích của TS. Phạm Quý
Thọ
2022.01.03
Hình minh hoạ: TBT Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ
đạo phòng chống tham nhũng Trung ương của ĐCS VN (trái), bộ kit xét nghiệm
COVID-19 của công ty Việt Á (phải) . AFP/
RFA edit
Những sai
phạm của Công ty Việt Á đã trở thành đại án vì tính chất nghiêm trọng và gây hậu
quả nặng nề khiến Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải
vào cuộc. Ngày 30/12/2021 vụ Việt Á được đưa vào diện Ban này trực tiếp theo
dõi nhằm "xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm, cảnh báo, răn
đe mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực…”. Họ chỉ vào cuộc khi mọi
việc trở nên tồi tệ. Các lãnh đạo có thể bị bắt khẩn cấp khi vẫn là đảng viên cộng
sản và đương chức. Ngày 31/12/2021 Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam hàng loạt
lãnh đạo, người có trách nhiệm tại Bộ Y tế, Bộ KH-CN và CDC các địa phương xung
quanh vụ kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á…
Các lệnh
trước đó của chính quyền: Ngày 17/12/2021 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng xảy ra tại CTCP Công Nghệ Việt Á, Trung tâm bệnh tật (CDC) Hải
Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Cơ quan CA đã phong tỏa, ngăn chặn,
kê biên nhiều tài khoản của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Việt Á và
của Giám đốc CDC Hải Dương. Năm ngày sau, vào ngày 22/12/2021, Văn phòng Chính
phủ có văn bản số 9373/VPCP-NC ngày truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, mở rộng vụ án
này.
Danh sách
những kẻ đáng bị trừng phạt có thể còn kéo dài, nhưng lý do khởi tố ‘Việt Á’ được
nêu cũng chỉ phản ánh ‘bề nổi của tảng băng chìm’. Nỗi bức xúc của dân chúng và
dậy sóng dư luận đòi hỏi giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Xử nghiêm ‘Việt
Á’ và những đối tượng liên quan trục lợi trên sự đau khổ, mất mát của người dân
trong bối cảnh dịch COVID-19; Làm rõ sự suy thoái đạo đức của các quan chức của
Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, CDC các tỉnh thành… thách thức chính sách
phòng chống tham nhũng; Công khai, minh bạch chất lượng bộ kit xét nghiệm để
người dân yên tâm; Trách nhiệm giải trình của công tác lãnh đạo, quản lý; Và
quan trọng hơn là đặt và thực thi nhiệm vụ tiếp tục cải cách thể chế sao cho có
thể ngăn chặn các nguy cơ của ‘biến thể Việt Á’ khác trước khi mọi việc trở nên
tồi tệ? Nội dung dưới đây của bài viết gợi mở về khía cạnh này.
Việt Á là
một công ty tư nhân được thành lập năm 2007. Khác với doanh nghiệp Nhà nước phải
kiêm nhiệm vụ chính trị dưới sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước chủ quản, các cổ
đông Việt Á bỏ vốn để kinh doanh, họ phục vụ nhu cầu của người khác, của xã hội
để kiếm lời, họ tuân theo thể chế thị trường và những lời kêu gọi đạo đức kinh
doanh đối với họ chỉ là ‘bên lề’. ‘Việt Á’ từng là Công ty cổ phần Thương mại -
Sản xuất và Dịch vụ, có đăng ký nhiều hoạt động kinh doanh như bán buôn máy
móc, thiết bị và một số dịch vụ trong lĩnh vực phòng khám và chăm sóc sức khỏe
(Việt Á Medical). Gần đây, nó đã hoạt động trong lĩnh vực sinh học phân tử và
là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ‘ứng dụng thành công’ và đưa vào thương mại từ rất
sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử. Sau 10 năm, năm 2017
‘Việt Á’ đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1.000 tỷ đồng và liên tục trúng loạt
gói thầu với nhiều bệnh viện lớn về cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Ngay
khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, Công ty Việt Á đã hợp tác với Học viện
Quân Y sản xuất kit thử xét nghiệm COVID-19. Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được
Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19. Đến khi
bị khởi tố, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm kiểm
soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với
doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Trong bối
cảnh chuyển đổi bế tắc sang thị trường, thiếu các nguyên tắc vận hành lại bị
níu kéo bởi ý thức hệ CNXH giáo điều, với bộ máy đặc quyền đặc lợi, trì trệ,
phân biệt đối xử ‘công’ và ‘tư’, luôn tìm cách ‘toàn trị’, can thiệp làm méo mó
cải cách thì hoạt động của doanh nghiệp luôn gặp khó khăn, thách thức trong
quan hệ với chính quyền. Các chủ doanh nghiệp đúc kết rằng phải nuôi ‘quan hệ tốt’
với chính quyền: khi doanh nghiệp còn ‘bé thì phường xã, nhỡ thì quận huyện, lớn
thì thành phố, trung ương.’ ‘Việt Á’ bằng ‘tiền tấn’ không chỉ có chỗ đứng
trong quan hệ mà còn được ‘bảo lãnh’ bởi huân chương từ Chủ tịch nước đã huỷ hoại
bộ máy công quyền của ngành y tế nói riêng và chính quyền nói chung. Chứng cứ
ban đầu đã hé lộ rằng sự tăng trưởng ‘thần tốc’ nhờ sự tiếp tay của các quan chức
ở Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo CDC nhiều tỉnh thành. Ngoài việc
‘lợi dụng chức vụ quyền hạn’ thì tội danh ‘đưa và nhận hối lộ’ đã được xác định.
Với tỷ lệ hoa hồng ‘cám dỗ’ lên tới 20% giá trị trúng gói thầu kít xét nghiệm,
hàng chục tỷ đồng cho mỗi phi vụ và ‘công nghệ’ xoá dấu vết tinh vi thì
các quan chức ‘sẵn sàng chui đầu vào thòng lọng’. ‘Việt Á’ đã thông đồng với
các lãnh đạo CDC hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng nhiều cách như lập các công
ty liên danh, công ty con, giả mạo hồ sơ chào hàng, xác nhận khống các báo giá
cao hơn nhiều so với giá thành...
Thủ đoạn
trục lợi bằng ‘hoa hồng khủng’ trong các dự án công như đầu tư, xây dựng và mua
sắm công đã được nêu từ nhiều năm nay nhưng đã không ngăn chặn. Mặc dù một số
luật liên quan được soạn thảo và ban hành, nhưng chậm cụ thể hoá. Ngoài việc
tham nhũng chính sách thì thực thi chính sách cũng đã bộc lộ rõ ‘gót chân
A-sin’ của chế độ. Công tác cán bộ là của Đảng nhưng việc chống tham nhũng, chỉnh
đốn đảng đang loay hoay, tính từ năm 2013 khi thành lập Ban chỉ đạo Trung ương
về phòng chống tham nhũng, với quyền lực độc đoán, nhưng suy thoái đạo đức vẫn
nghiêm trọng.
Cải cách
thể chế đang gặp thách thức. Tính chính danh của Đảng CS phụ thuộc vào thành
tích kinh tế, nhưng tăng trưởng phải dựa vào các doanh nghiệp. Trong giai đoạn
khủng hoảng trước Đại hội toàn quốc đảng CS lần thứ 12 năm 2016 hệ thống các
doanh nghiệp nhà nước đã sụp đổ, nền kinh tế nay nhờ vào doanh nghiệp FDI và tư
nhân trong nước. Mặc dù Đảng muộn mằn nhận ra “kinh tế tư nhân là động lực quan
trọng”, ‘Chính phủ kiến tạo’ đã thúc đẩy khởi nghiệp và môi trường kinh doanh,
nhưng vụ ‘Việt Á’ cho thấy cải cách chính trị đã không đáp ứng tình hình thực tế.
Tiếp tục cải cách phải thay đổi mục tiêu và nhiệm vụ. Nếu trong nhiệm kỳ Đại hội
12 (2016-2021) Chính phủ đã tập trung ‘cải cách thể chế là dư địa tăng trưởng’,
thì trong nhiệm kỳ Đại hội 13 (2021-2026) cải cách thể chế phải ‘vì dân’, phục
hồi sức dân và tăng quyền tự do, dân chủ của người dân để kiểm soát quyền lực đảng.
Bài học cụ
thể từ đại án Việt Á là các doanh nghiệp có thể hoạt động thế nào trong môi trường
chế độ độc đảng đang tha hoá quyền lực, suy thoái đạo đức của quan chức trong bộ
máy cầm quyền? Liệu Ban chỉ đạo Trung ương có thể thúc đẩy cải cách thể chế trước
khi mọi việc trở nên tồi tệ thay vì chỉ ‘vào cuộc’ để chỉ đạo … giải quyết hậu
quả?
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
----------------------------
Tin,
bài liên quan
·
Những
gương mặt Việt Nam 2021
·
“Dây
thòng lọng” nguy hơn xe ứ đọng ở biên giới
·
Vụ
án cung đình Kit Việt Á: Vì sao Thủ tướng chỉ đạo “mở hẹp” điều tra?
·
Dốt
nát cộng với độc đoán sẽ thành giết người
·
Trung
ương giành quyền chỉ đạo chống dịch COVID-19 nhưng cần điều chỉnh chính
sách
No comments:
Post a Comment