Vì
sao Ta nên quan tâm tới nhân quyền khi Tây làm ngơ
04/01/2022
https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-ta-quan-tam-nhan-quyen-khi-tay-lam-ngo/6379929.html
https://gdb.voanews.com/210826C9-B62F-4AEE-9F6B-B68E32872766_cx0_cy3_cw0_w650_r1_s.png
“Quyền
con người cần thiết không phải cho sự sống mà là cho cuộc sống có phẩm giá, một
cuộc sống xứng đáng với con người."
Năm 2021
khép lại với một loạt những bản án nặng cho những nhà hoạt động đòi quyền con
người ở Việt Nam trong bối cảnh phương Tây mải lo chuyện nội bộ và đối phó với
Covid. Đây là lúc chính người Việt cần lên tiếng bảo vệ người Việt vì một môi
trường sống lành mạnh hơn cho tất cả.
Bất chấp
những điều luật võ đoán được viện dẫn ra để kết án tới 10 năm tù như trường hợp
nhà hoạt động Đỗ
Nam Trung hay chín năm với Phạm
Đoan Trang, bản chất của sự việc là bịt miệng những người dũng cảm chỉ
trích chính quyền và nói thật với người dân. Mà chỉ trích và nói thật là quyền
không thể tước bỏ của con người.
“Quyền con
người cần thiết không phải cho sự sống mà là cho cuộc sống có phẩm giá, một cuộc
sống xứng đáng với con người,” Giáo sư khả kính Jack Donnelly của Đại học
Denver, Hoa Kỳ, viết trong cuốn Nhân
quyền phổ quát trong lý thuyết và thực tiễn.
Trên thực
tế, hàng chục nhà hoạt động bị cầm tù trong những năm gần đây đòi hỏi những điều
không khác gì những người cộng sản từng đòi hỏi và cũng từng bị thực dân Pháp cầm
tù cả trăm năm về trước. Họ đòi quyền có cuộc sống đầy đủ phẩm giá trên chính
quê hương mình.
Vài chục
năm trước đây cả triệu người biết rằng đòi cũng không được nên đã đánh cược cả
mạng sống của mình khi vượt biển tìm đến những xứ đã có sẵn sự tôn trọng phẩm
giá con người. Ngày nay nhiều người vẫn ra đi để mưu cầu hạnh phúc tới mức chết
tập thể trong thùng công-ten-nơ hồi cuối năm 2019 hay chết
đơn độc trên chiếc thuyền hơi mong manh khi từ Pháp vượt biển sang Anh
ngay trong tháng trước.
Vẫn theo
cuốn Nhân quyền phổ quát trong lý thuyết và thực tiễn, ‘thể hiện,
tôn trọng, thụ hưởng và thực thi là bốn mảng căn bản của nhân quyền trong thực
tiễn’. Tại Việt Nam ngày nay, người ta đôi khi có quyền thể hiện nhưng nhà nước
không tôn trọng, không cho thụ hưởng và từ chối thực thi quyền mà người ta sinh
ra hiển nhiên đã có; đó cũng là những quyền không thể bị tước bỏ khi nào họ còn
được coi là con người. Một nhà báo Việt Nam từng bông đùa “tự do ngôn luận thì có
nhưng tự do sau ngôn luận thì không chắc”.
Về lý thuyết,
chính quyền Hà Nội luôn nói họ tôn trọng quyền con người. Nhưng những gì họ nói
và việc họ làm lại khác nhau. Giáo sư Donnelly viết: “[Khi quyền con người trên
lý thuyết và trên thực tế khác nhau] đòi hỏi quyền con người cho thấy sự cần
thiết phải kéo thực tế (luật pháp và chính trị) trở lại với lý thuyết (đạo đức)
[của con người].”
Ông cũng
nói: “Các quyền con người có thể được xem là chuẩn mực của tính chính danh
chính trị… Nhà nước nào bảo vệ nhân quyền, nhà nước đó có tính chính danh.” Bằng
các bản án tước đoạt quyền con người căn bản, chính quyền Việt Nam đã tự bắn
vào chân mình khi bào mòn tính chính danh của chế độ. Mà thượng bất chính, hạ tắc
loạn. Nhìn vào một loạt các vụ án phi chính trị gần đây ở Việt Nam người ta có
thể thấy một xã hội mà trong đó có không ít những kẻ vô luân. Cái đó có phần do
tà quyền gây ra.
Đọc Nhân
quyền phổ quát trong lý thuyết và thực tiễn, người ta cũng thấy: “Quyền con
người mang lại cả mô hình thực tế lẫn các bước đi nhằm đạt được sự tự tạo [ra
hình mẫu con người trong xã hội].”
Tác giả
Donnelly nhận định: “Nhân quyền liên quan nhiều tới phiên bản tương lai của con
người hơn là con người ở thể hiện tại.” Để tương lai của đa số người Kinh và
hàng chục sắc dân thiểu số khác của Việt Nam rộng mở, chính người Việt cần lên
tiếng đòi quyền cho chính mình. Sự can đảm đòi quyền, mà đáng ra phải được tôn
trọng như quyền hít thở khí trời, cũng còn đảm bảo thế hệ tương lai không còn
ai phải chui vào thùng công-ten-nơ hay dùng thuyền hơi để tìm nơi phẩm giá con
người thực sự được coi trọng.
No comments:
Post a Comment