UỶ
BAN ĐIỀU TRA 6/1: ĐÃ LÀM GÌ VÀ ĐANG HƯỚNG VỀ ĐÂU
Jacqueline
Alemany và Tom Hamburger
Washington
Post, 4/1/2022
Nguyễn
Bình Phương dịch
https://www.facebook.com/nguoimy.gocviet.1690/posts/443034304137162
Trong những ngày sau cuộc tấn công vào Điện
Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021, các nhà lập pháp bắt đầu thảo luận về sự cần
thiết của một cuộc điều tra tập trung vào những gì dẫn đến vụ tấn công, cách
làm sao tòa nhà bị xâm phạm dễ dàng như vậy và làm thế nào để ngăn chặn bất kỳ
sự kiện tương tự nào xảy ra lần nữa.
Ý tưởng của cuộc điều tra đã nhanh chóng bị trở
nên có tính đảng phái.
Đầu tiên, nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa cho biết
bất kỳ cuộc điều tra nào cũng nên tập trung vào bạo động và thiệt hại đối với
tài sản công trong những cuộc biểu tình đòi công lý chủng tộc vào mùa hè 2020.
Sau đó, họ lập luận rằng đảng Dân chủ sẽ chỉ sử dụng cuộc điều tra như một công
cụ chính trị mang tính đảng phái bằng cách tập trung vào hành vi của cựu tổng
thống Donald Trump trong một nỗ lực nhằm bêu xấu đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử
giữa nhiệm kỳ vào năm 2022.
Hồi đầu năm, hy vọng về sự hòa hợp vẫn chưa chết
hẳn và một thỏa thuận lưỡng đảng đã được đưa ra vào tháng 5 bởi các nhà lãnh đạo
của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện để thành lập một ủy ban độc lập dựa theo mô
hình của uỷ ban điều tra vụ khủng bố 11/9.
Nhưng nó đã bị hầu hết các đảng viên Cộng hòa
Hạ viện bác bỏ và sau đó bị các đảng viên Cộng hòa Thượng viện ngăn chặn.
Các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện sau đó
quyết định thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt và Hạ viện đã thông qua nghị
quyết thành lập một ủy ban theo tỷ lệ phiếu 220-190 vào ngày 30 tháng 6, với
hai đảng viên Cộng hòa đứng về phía đảng Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ việc thành lập
uỷ ban.
Ủy ban Lựa chọn Điều tra Vụ tấn công ngày 6 tháng
Giêng vào Điện Capitol của Hoa Kỳ ra đời. (ND: Ở đây, sẽ gọi
tắt là Ủy ban Điều tra 6/1).
Nó bao gồm bảy đảng viên Dân chủ và hai đảng
viên Cộng hòa, là hai người đã bỏ phiếu ủng hộ thành lập ủy ban, gồm Dân biểu
Liz Cheney của Wyoming và Dân biểu Adam Kinzinger của Illinois. Họ tham gia uỷ
ban theo yêu cầu của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (DC, California) sau khi các
nhà lãnh đạo Cộng hòa tại Hạ viện quyết định không tham gia cuộc điều tra vì
Pelosi đã từ chối hai trong số các thành viên do họ đề xuất.
Các thành viên ủy ban nói rằng họ đạt được tiến
bộ đáng kể, trong khi Trump và những người Cộng hòa ủng hộ ông tiếp tục cáo buộc
rằng cuộc điều tra là một hoạt động đảng phái công khai được thiết kế để làm
suy yếu Trump và các đồng minh của ông.
Với các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp xảy ra
vào tháng 11, năm nay có vẻ sẽ đầy căng thẳng và áp lực cao với uỷ ban, dự trù
với các phiên điều trần công khai và các báo cáo được công bố công khai. Sau
đây là những gì ủy ban đã làm và hướng điều tra sắp tới.
***
___ Ủy ban Điều tra đã làm gì? ____
Trong vòng chưa đầy sáu tháng, ủy ban đã thu
thập một lượng lớn dữ liệu - phỏng vấn hơn 300 nhân chứng, công bố hơn 50 trát
đòi, thu thập hơn 35.000 trang hồ sơ và nhận được hàng trăm lời tố cáo được
cung cấp qua đường điện thoại dành cho việc nhận tin về vụ 6/1.
Nhiệm vụ xem xét lượng lớn thông tin này đã được
chia cho 5 đội mà ủy ban đã lập ra từ đầu với khoảng 40 nhân viên:
* Một đội, được gọi là “Inside the Fence”
(“Bên trong Hàng rào"), nỗ lực tìm hiểu sự chuẩn bị và phản ứng của cơ
quan thực thi pháp luật cấp liên bang và địa phương trước sự kiện 6/1.
* Đội thứ hai, được gọi là "theo dõi tiền",
xem xét nguồn tài trợ cho các cuộc biểu tình chống lại kết quả bầu cử.
* Đội thứ ba điều tra các hoạt động cực đoan
và tin giả trên mạng trực tuyến.
* Đội thứ tư xem xét các chiến dịch gây áp lực
ở Washington và tại thủ phủ các tiểu bang nhằm lật ngược kết quả bầu cử hoặc
trì hoãn việc chứng nhận phiếu đại cử tri.
* Đội thứ năm tập trung vào những người tổ chức
các cuộc biểu tình tại National Mall và tại Điện Capitol.
Một phụ tá cao cấp giấu tên của ủy ban cho biết:
“Khá nhiều người đã đến và muốn nói chuyện với chúng tôi hoặc hợp tác khi nhận
trát đòi. Rất nhiều người muốn chia sẻ thông tin mà họ có liên quan đến công việc
của chúng tôi, lên đến hàng trăm người. Những cá nhân đã nhận được rất nhiều
chú ý trong vài tuần qua thực sự chỉ là một số ngoại lệ trong những gì chúng
tôi đang làm.”
Tuy nhiên, những ngoại lệ ngoan cố đó bao gồm
các nhân chứng có thể trả lời một số câu hỏi quan trọng mà ủy ban đang tập
trung vào, bao gồm cả câu hỏi liệu có phải là sự vô trách nhiệm của Trump trong
việc ông ta đã làm gì hay không làm gì trong 187 phút kể từ khi ông kêu gọi những
người ủng hộ kéo đến Điện Capitol cho đến khi ông ta đưa ra một tin nhắn bảo họ
về nhà.
Cho đến nay, Hạ viện đã chuyển đến Bộ Tư pháp
hai đề nghị truy tố tội khinh thường Quốc hội: một cho Mark Meadows, cựu chánh
văn phòng của Trump, và một cho Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia chính của
Trump. Bannon đã bị truy tố; Bộ Tư pháp vẫn chưa cho biết liệu họ có theo đuổi
các cáo buộc chống lại Meadows hay không.
Meadows đã từ chối hợp tác sau khi cung cấp
hàng nghìn trang tài liệu cho uỷ ban, trong số đó có tin nhắn văn bản và email
liên quan đến các sự kiện trong ngày, bao gồm cả từ những người nói với ông
Trump rằng hãy triệu hồi những người ủng hộ ông.
Jeffrey Clark, một cựu quan chức hàng đầu của
Bộ Tư pháp, người đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Trump nhằm thách thức
kết quả bầu cử, cũng bị ủy ban ghép tội coi thường sau khi từ chối trả lời nhiều
câu hỏi trong quá trình lấy lời khai. Ủy ban đã cho Clark một cơ hội khác để xuất
hiện trở lại sau khi ông ta nói rằng ông ta sẽ viện dẫn sự bảo vệ của Tu chính
án thứ năm chống lại việc tự buộc tội, nhưng ngày đó đã bị hoãn lại.
Ủy ban cũng đang chờ một tiết lộ quan trọng
khác: 800 trang hồ sơ chính thức và thông tin liên lạc của Trump liên quan đến
ngày 6 tháng 1. Việc những hồ sơ đó có được giao nộp hay không hiện đang được
tranh tụng tại tòa án. Tháng trước, cựu tổng thống đã yêu cầu Tối cao Pháp viện
chặn việc giao nộp các hồ sơ Bạch Ốc của ông, cho rằng vụ việc chỉ là một cuộc
xung đột đơn nhất giữa một tổng thống đương nhiệm và người tiền nhiệm. Luật sư
của Trump cũng lập luận rằng Ủy ban đang hành động vượt quá phạm vi quyền hạn của
mình khi thảo luận về các đề nghị truy tố khả dĩ thay vì tập trung vào các đề
xuất các dự luật.
Tổng thống Biden đã xác định rằng các tài liệu
kia không nên được bảo vệ bởi đặc quyền hành pháp và có thể được cung cấp cho ủy
ban. Dân biểu Bennie G. Thompson (DC, Mississippi), Chủ tịch Ủy ban, đã yêu cầu
tòa án xúc tiến việc xem xét yêu cầu của Trump.
___ Ủy ban đã tìm được gì? ___
Theo những người quen thuộc với công việc của
họ, mỗi đội của Ủy ban đều đạt những tiến bộ. Nhóm “Inside the Fence” đã tìm ra
các vấn đề về những thất bại tình báo và thực thi pháp luật. Nhóm “Stop the
Steal” đã nghiên cứu những áp lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử đã đổ xuống cho
các quan chức liên bang cũng như tiểu bang và địa phương. Chúng bao gồm các cuộc
gọi của Trump với các nhà lãnh đạo tiểu bang cũng như nỗ lực thúc ép Phó Tổng
thống Mike Pence can thiệp vào việc kiểm phiếu đại cử tri.
Trong những nỗ lực mà Dân biểu Jamie B. Raskin
(DC, Maryland) gọi là “cuộc đảo chính chính trị”, có những nỗ lực diễn ra chỉ
cách Nhà Trắng một dãy phố, bên trong những căn phòng tại khách sạn Willard,
nơi nhóm pháp lý ngoại vi của Trump đã cắm trại trong nhiều tuần và nhiều ngày
trước ngày 6 tháng 1.
Ủy ban cũng đang xem xét kỹ lưỡng các nỗ lực của
Clark và những người khác, những người đã đề xuất sử dụng quyền hạn khẩn cấp của
tổng thống để lật ngược cuộc bầu cử, từ thu giữ tài sản của các công ty máy bỏ
phiếu cho đến triển khai Vệ binh Quốc gia hoặc sử dụng Đạo luật Chống Khởi
nghĩa.
Ngoài ra, Ủy ban đã bắt đầu tập trung mạnh mẽ
vào các hành động của Trump vào ngày hôm đó khi Uỷ ban bắt đầu thảo luận về việc
có nên khuyến nghị Bộ Tư pháp mở một cuộc điều tra hình sự đối với cựu tổng thống
hay không.
Dân biểu Thompson nói với The Washington Post
trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước rằng mối quan tâm đặc biệt của Uỷ ban
nằm ở lý do tại sao cựu tổng thống đã tốn nhiều thời gian để kêu gọi những người
ủng hộ ông rút lui khỏi một sự kiện có khả năng gây trở ngại hoặc cản trở một
cách phạm pháp tiến trình kiểm phiếu đại cử tri chính thức của Quốc hội.
Thompson nói: “Việc vô trách nhiệm khiến chúng
tôi thực sự lo ngại. Và một trong những điều đáng bận tâm là liệu việc đó là do
cố ý hay không, và liệu sự thiếu chú ý nếu có trong thời gian dài như vậy, có đủ
để đưa đến một đề nghị truy tố” cho Bộ Tư pháp.
Theo Thompson và những người quen thuộc với vấn
đề này, ủy ban đang cân nhắc các đề nghị truy tố tiềm năng khác, xung quanh việc
gây áp lực lên các quan chức tiểu bang và địa phương nhằm lật ngược kết quả cuộc
bầu cử cũng như liệu người ta có quyên góp tiền cho các cuộc biểu tình và các sự
kiện xung quanh ngày 6/1 dẫu biết những tuyên bố về gian lận bầu cử là sai sự
thật.
____ Ủy ban đang tập
trung vào điều gì trong tương lai? ____
Uỷ ban tiếp tục tìm kiếm thông tin mới ngay cả
khi bắt đầu tập trung vào hai nhiệm vụ phải làm: một loạt các phiên điều trần
công khai để kể câu chuyện về ngày 6 tháng 1 từ đầu đến cuối, cùng với một hoặc
nhiều báo cáo bằng văn bản. Các báo cáo sẽ không chỉ trình bày chi tiết các sự
kiện của ngày hôm đó mà còn đưa ra các khuyến nghị về cách ngăn chặn tình huống
tương tự xảy ra lần nữa. Điều này bao gồm cả việc liệu các luật về cách kiểm
tra phiếu đại cử tri (the Electoral Count Act: Đạo luật Kiểm phiếu Cử tri đoàn)
và các luật về việc trao quyền khẩn cấp cho tổng thống có cần được thay đổi hay
không.
Raskin cho biết trong một cuộc
phỏng vấn: “Tôi cho rằng điều quan trọng đối với chúng tôi là xác định mức độ
tổng thống đã hoặc đang chuẩn bị để huy động Vệ binh Quốc gia hoặc bất kỳ lực
lượng vũ trang nào khác bằng Đạo luật Chống Khởi nghĩa hoặc bằng bất kỳ quyền lực
khẩn cấp nào khác đang có trong luật pháp.”
Raskin nói thêm, “Sau khi tập
hợp một hồ sơ tài liệu đầy đủ về những gì đã xảy ra vào ngày 6 tháng 1 và
nguyên nhân gây ra nó, mục đích chính của Ủy ban Điều tra 6/1 là đưa ra các
khuyến nghị về những thay đổi chính sách để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bạo
lực và vô luật pháp đối với chính phủ trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi phải
xem xét việc củng cố khả năng phòng thủ của mình chống lại cả những âm mưu đảo
chính chính trị từ bên trong và những thách thức bạo loạn đối với chính phủ.”
Lịch trình sơ bộ đang được thảo luận giữa các
nhân viên cấp cao của ủy ban bao gồm một số phiên điều trần công khai bắt đầu từ
mùa đông năm nay và kéo dài sang mùa xuân, tiếp theo là một báo cáo tạm thời có
thể được công bố vào mùa hè, với một báo cáo cuối cùng được công bố trước cuộc
bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. Cuộc bầu cử giữa kỳ là một mốc quan trọng đối với Ủy
ban vì các nhà tiên đoán chính trị cho rằng đảng Cộng hòa sẽ giành lại được Hạ
viện và sẽ dẹp bỏ Ủy ban ngay sau đó.
Ủy ban cũng dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác từ các nhà lập
pháp Cộng hòa, những người đã giao tiếp với Nhà Trắng vào ngày 6 tháng 1. Họ đã
yêu cầu các Dân biểu Scott Perry (Pennsylvania) và Jim Jordan (Ohio) trả lời
các câu hỏi, nhưng cả hai người đã đánh tiếng rằng họ sẽ không tuân theo yêu cầu.
Vấn đề liệu ủy ban có đủ thẩm quyền pháp lý để
buộc các nhà lập pháp đương nhiệm thực hiện các yêu cầu của mình hay không dự
kiến sẽ là chủ đề của các cuộc
tranh biện tại tòa trong những tháng tới.
Các thành viên Ủy ban bày tỏ tin tưởng rằng họ
có thể vượt qua các rào cản tạo bởi các nhân chứng bất hợp tác cũng như các
thách thức pháp lý khác và hoàn thành cuộc điều tra mà họ tin rằng sẽ ảnh hưởng
đến cách người dân nhìn nhận vụ tấn công ngay cả trong thời điểm chia rẽ này của
đất nước.
Bà Cheney, thành viên hội đồng Phó chủ tịch,
nói với ABC News vào Chủ nhật: “Đây chính là điều đã tập hợp một nhóm chúng tôi
từ những quan điểm chính sách rất khác nhau, nhưng lại đến cùng nhau vì vấn đề
liên quan đến việc bảo vệ Hiến pháp, và điều đó mang lại cho tôi hy vọng.” ./.
Bản lưu trên blog: https://www.nguoimygocviet2020.com/.../uy-ban-ieu-tra-61...
The
Jan. 6 committee: What it has done and where it is headed
By Jacqueline
Alemany and Tom Hamburger
January 4, 2022|Updated January 4, 2022
at 1:31 p.m. EST
No comments:
Post a Comment