Tuesday, 25 January 2022

UKRAINA : TỔNG THỐNG MỸ GIA TĂNG ÁP LỰC VỚI NGA (RFI)

 



NỘI DUNG :

Ukraina : Tổng thống Mỹ gia tăng áp lực với Nga

Thanh Phương  -  RFI

.

Hệ lụy xử lý khủng hoảng Ukraina đối với quan hệ Mỹ-Trung Quốc

Thu  Hằng  -  RFI

.

Quân đội Ukraina sẽ chống đỡ thế nào nếu bị Nga tấn công ?

Anh Vũ  -  RFI

.

Khủng hoảng ở Ukraina bắt đầu ảnh hưởng đến đồng rúp của Nga

Phan Minh  -  RFI

 

=============================================

.

.

Ukraina : Tổng thống Mỹ gia tăng áp lực với Nga

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 25/01/2022 - 14:00

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220125-ukraina-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-gia-t%C4%83ng-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-v%E1%BB%9Bi-nga

 

Hôm qua, 24/01/2022, Lầu Năm Góc thông báo đang nghiên cứu khả năng triển khai hàng ngàn quân để tăng viện cho lực lượng của khối NATO ở châu Âu. Trước mắt, Hoa Kỳ đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động để có thể được gởi sang châu Âu bất cứ lúc nào.

 

https://s.rfi.fr/media/display/a9d72cf8-7dc0-11ec-a79f-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22024740514203.webp

Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ, John Kirby trong cuộc họp báo ngày 24/01/2022, tại Lầu Năm Góc, Washington. AP - Manuel Balce Ceneta

 

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

 

« Để giải quyết khủng hoảng, ông yêu cầu Nga phải chọn hoặc là đi theo con đường ngoại giao, hoặc phải trả cái giá rất cao. Kể từ khi điện Kremlin gởi hàng chục ngàn binh lính đến vùng biên giới với Ukraina, tổng thống Joe Biden vẫn nhấn mạnh đến những hậu quả kinh tế và những biện pháp trừng phạt nặng nề chưa từng có mà Nga sẽ phải gánh chịu.

 

Nhưng thời gian trôi qua, chính quyền Mỹ nay cảnh cáo Matxcơva về những hậu quả quân sự. Họ dự trừ tăng cường khả năng phòng thủ của các quốc gia thành viên viên khối NATO. Nhà Trắng đang nghiên cứu việc triển khai hàng ngàn quân đến các nước này. 

 

8.500 binh lính ở Hoa Kỳ đang được đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng được gởi đến các quốc gia có liên qua, như Ba Lan và các nước vùng Baltic. Lầu Năm Góc lưu ý đây là lực lượng tăng viện cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở châu Âu, hiện có 40.000 quân.

 

Mặt khác, các thông cáo của khối NATO từ mấy ngày qua nêu bật việc cung cấp thiết bi quân sự, ban đầu chỉ được nêu lên qua con số hàng trăm triệu đôla, nhưng nay đã được nêu cụ thể hơn. Qua các hình ảnh, người ta biết rõ hơn về các thiết bị này. Đó là các tên lửa diệt tăng và súng phòng không, vốn đã là cơn ác mộng đối với quân Nga ở Afghanistan trước đây. »

 

Hôm nay, điện Kremlin đã chỉ trích việc Mỹ đặt hàng ngàn quân trong tình trạng báo động, xem đây là một hành động khiến cho  căng thẳng leo thang

 

Về phần NATO, hôm qua tổ chức này thông báo cũng đang đặt lực lượng của họ trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến, đồng thời gởi các chiến hạm và chiến đấu cơ đến để tăng cường khả năng phòng thủ của khối này Đông Âu.

 

Cũng hôm qua, lãnh đạo của Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu trong một cuộc họp qua video đã bày tỏ sự ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và cảnh báo là Nga sẽ gánh chịu những hậu quả « rất nặng nề », nếu xâm lược nước láng giềng.

.

===========================================

.

.

Hệ lụy xử lý khủng hoảng Ukraina đối với quan hệ Mỹ-Trung Quốc

Thu  Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 25/01/2022 - 15:52

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20220125-h%E1%BB%87-l%E1%BB%A5y-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ukraina-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-quan-h%E1%BB%87-m%E1%BB%B9-trung-qu%E1%BB%91c 

 

Trung Quốc đang theo dõi cách Hoa Kỳ và các nước phương Tây xử lý cuộc khủng hoảng Ukraina và quan hệ với Nga để có thể cập nhật chiến lược đối với Đài Loan và các tranh chấp trong vùng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/4367f8a4-7dd8-11ec-8f7f-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/2022-01-24T230029Z_1430951707_RC2Y5S9HOPP8_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-BIDEN.webp

Tổng thông Mỹ Joe Biden hội đàm trực tuyến với các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu về khủng hoảng Ukraina, ngày 24/01/2022, từ Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ. REUTERS - HANDOUT

 

Theo nhận định của nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong) của Trung Tâm Canergie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh được báo Pháp Le Figaro trích dẫn ngày 21/01/2022, Trung Quốc theo dõi sát diễn biến Ukraina “vì muốn học từ Nga một số chiến thuật có thể sử dụng sau này với Đài Loan”. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẽ dùng vũ lực để thống nhất, nếu cần thiết.

 

Trung Quốc muốn học Nga “đạt được nhượng bộ từ vị thế tương đối yếu” 

 

Bốn chuyên gia về tình báo quân sự châu Âu, được AFP đặt câu hỏi ngày 21/01, đều cho rằng “Nga không được lợi gì khi chiếm Ukraina” vì sẽ quá tốn kém về mọi mặt. Tuy nhiên, điện Kremlin vẫn có thể dùng pháo binh và không quân oanh kích từ xa để đạt được mục tiêu cuối cùng là đàm phán về tương lai an ninh châu Âu và sâu xa hơn là không để “dân chủ” đến sát biên giới. Matxcơva “luôn đạt được những nhượng bộ từ vị thế tương đối yếu” và đây chính là nghệ thuật mà Bắc Kinh ngưỡng mộ, theo nhận định của nhà nghiên cứu Triệu Thông.  

 

Sự tôn trọng, cũng như cam kết của Hoa Kỳ đối với Ukraina và các đồng minh châu Âu, cũng đang được Nga trắc nghiệm. Dù hiện giờ Washington cho thấy sát cánh với Kiev nhưng chiến lược đối phó với Matxcơva lại hoàn toàn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” với Liên Hiệp Châu Âu. Điểm này cũng sẽ được Bắc Kinh theo dõi sát sao để phân tích thái độ và mức độ hợp tác của Mỹ với đồng minh và đối tác châu Á trong hàng loạt tranh chấp và bất đồng về chủ quyền (từ Biển Đông đến biển Hoa Đông), cũng như cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực. 

 

Nếu như tổng thống Joe Biden phải nhân nhượng hay phải lùi bước trước đồng nhiệm Putin ở châu Âu, thì sẽ gây tác động như thế nào đến chiến lược của Mỹ ở châu Á, cũng như đến các nước ở Đông Á và ASEAN đang bị Trung Quốc đe dọa ? Ngược lại, nếu căng thẳng leo thang, dẫn đến xung đột vũ trang, liệu Bắc Kinh có tận dụng thời cơ để thúc đẩy lợi ích chiến lược của họ vào lúc đối thủ số 1 còn đang bận đối đầu với Nga ? Đây là những câu hỏi được François Clémenceau nêu lên trên báo Pháp Le Journal du Dimanche hôm 22/01. 

 

Hiện tại, Mỹ vẫn trấn an các đồng minh và đối tác láng giềng với Trung Quốc. Chiến lược bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông tiếp tục được duy trì. Sự kiện gần đây nhất là hai hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Abraham Lincoln dẫn đầu một đội tầu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông từ ngày 23/01 và diễn tập với lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở vùng biển phía đông Đài Loan. Cùng ngày, Trung Quốc cũng điều 39 chiến đấu cơ, số lượng kỷ lục từ tháng 10/2021 đến nay, xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan để cảnh cáo cả Mỹ và Đài Bắc. 

 

Nga, Trung Quốc “bắt tay” gây sức ép đối với Mỹ ?  

 

Thêm một yếu tố khác liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ukraina, bị người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên coi là tin đồn vô căn cứ và bác bỏ hôm 25/01, đó là nhiều nguồn tin chính trị và ngoại giao ở Paris, Kiev, Bruxelles và Washington úp mở rằng việc Nga chưa động thủ ngay là để tránh kỳ Thế Vận Hội Mùa Đông 2022. Bắc Kinh không muốn lại bị Matxcơva chiếm “ánh hào quang”, như từng xảy ra năm 2008 khi Nga tấn công Gruzia đúng lúc Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè. 

 

Trong lúc biên giới Ukraina căng thẳng, Iran, Nga và Trung Quốc tập trận chung ở Ấn Độ Dương. Rõ ràng sự kiện này đã được tính toán kỹ để gây sức ép trong bối cảnh phương Tây lục đục, chính sách đối nội của tổng thống Mỹ bị rơi vào ngõ cụt. Nhiều dự án cải cách quan trọng của ông Biden bị bác, ngay cả trong nội bộ đảng Dân Chủ, điểm tín nhiệm của ông sụt giảm trong khi kỳ bầu cử Nghị Viện giữa kỳ đang đến gần (ngày 08/11). Ông Biden chỉ còn mặt trận ngoại giao để lấy lại uy tín. Thế nhưng cả hai đối thủ Trung Quốc và Nga sẽ không để ông dễ dàng hành động. 

.

===============================

.

.

Quân đội Ukraina sẽ chống đỡ thế nào nếu bị Nga tấn công ?

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 25/01/2022 - 13:05

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220125-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-ukraina-s%E1%BA%BD-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%A1-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-n%E1%BA%BFu-b%E1%BB%8B-nga-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng

 

Leo thang quân sự ở biên giới Ukraina-Nga những ngày qua tăng thêm một nấc. Các nước phương Tây ráo riết chuẩn bị khả năng chiến sự nổ ra bất kỳ lúc nào. Ukraina chưa quên hồi 2014, quân đội Nga đã nhanh chóng khống chế các đơn vị của Ukraina để kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimée. Từ đó đến nay, Kiev đã cố gắng cải thiện khả năng quốc phòng nhờ vào trợ giúp của phương Tây.

 

https://s.rfi.fr/media/display/a66b9fec-7dd2-11ec-831a-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22024678916892.webp

Đoàn xe tăng Nga di chuyển trên một xa lộ tại Crimée ngày, 18/01/2022. AP

 

Thực lực quân sự của Ukraina hiện nay thế nào ? Quân đội Ukraina liệu có đủ khả năng cầm cự trước một đội quân hùng hậu của Nga một khi chiến tranh nổ ra ?   

 

Cảnh báo của Washington « Nga có thể tấn công Ukraina bất kỳ lúc nào » dường nhưng ngày càng gần với thực tế. Luân Đôn đã có hành động cụ thể bằng việc cung cấp thiết bị quân sự, chủ yếu là vũ khí chống tăng, cho Kiev.

 

Chính quyền Ukraina đang căng thẳng không biết chuẩn bị ra sao trước không khí chiến tranh đang lan gần đến bên kia biên giới quốc gia. Kiev đã phải gõ cửa nước Đức tìm kiếm sự trợ giúp quân sự của Berlin, nhưng đến giờ chưa có kết quả .

 

Sự thức tỉnh trong đau đớn từ 2014

 

Không có gì nghi ngờ việc huy động quân sự ở bên kia biên giới đang tăng tốc từng ngày. Phía Ukraina muốn sẵn sàng trong trường hợp Nga tấn công. Cho dù Matxcơva vẫn phủ nhận không hề có ý định đánh chiếm Ukraina, đồng thời biện minh cho việc huy động binh lính đến biên giới là vì lo ngại NATO tăng cường sức mạnh bên sườn nước Nga.

 

Nhưng quân đội Ukraina liệu có thực sự  đủ khả năng chống lại một đội quân của Nga mà theo ước tính của Mỹ, bao gồm khoảng 100 nghìn quân và chiến xa ở biên giới, được trang bị tên lửa tầm ngắn và được không quân yểm trợ ?

 

Năm 2014, trong vụ sáp nhập Crimée, người Nga đã không hề gặp trở ngại nào với binh lính Ukraina. Vào thời đó, « quân đội Ukraina ở trong tình trạng khá thảm hại » Julia Friedrich, chuyên gia các vấn đề an ninh giữa Nga và Ukraina, tại Viện Global Poublic Polcy, đóng trụ sở tại Berlin, nhắc lại. Còn theo Nicolo Fosola chuyên gia các vấn đề an ninh trong không gian hậu Xô Viết, đại học Birmingham, sự kiện 2014-2015 đã khiến Kiev phải tỉnh ngộ trước thực tế phũ phàng.

 

Thời gian đầu, sự cố gắng đã có kết quả. Quân đội Ukraina đã được tăng từ 6000 lên gần 150 nghìn binh sĩ, theo một báo cáo tổng hợp của cơ quan nghiên cứu của Quốc Hội Mỹ thực hiện tháng 6/2021. « Quân đội Ukraina giờ đã có xe tăng, bộ binh cơ động, pháo binh, tên lửa và các đơn vị phòng không », bản báo cáo ghi nhận.

 

Kiev đã thông qua một ngân khoản lớn để hiện đại hóa quân đội. Tỷ lệ ngân sách dành cho an ninh đã từ 1,5% GDP trong năm 2014 tăng lên thành 4,1% trong năm 2020, theo các dữ liệu chính thức của Ngân hàng Thế giới. Nếu so sánh tỷ lệ này với các quốc gia khác, chi tiêu quân sự của Ukraina còn vượt  phần lớn các nước NATO và tương đương với tỷ lệ chi phí quốc phòng của Nga

 

Hơn nữa, Ukraina không còn đơn độc đối mặt với nước Nga. Từ 2014, NATO, với tư cách là một tổ chức và một số nước thành viên « đã trợ giúp đáng kể, tương đương khoảng 14 tỷ đô la cho Ukraina », theo ông Nicolo Fasola. Hoa kỳ là nước chủ chốt cung cấp trang thiết bị quân sự cho Ukraina, như thiết bị liên lạc, các loại xe vận tải quân sự và hơn 200 tên lửa chống tăng Javelin. Anh Quốc, Ba Lan hay cả Litva cũng chuyển cho Ukraina các loại vũ khí phòng thủ.

 

Thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham dự hỗ trợ Ukraina bằng cách bán các drone loại Bayraktar TB2. « Nếu như việc giao tên lửa Mỹ Javelin cho Kiev đã gây không ít ồn ào thì việc Thổ Nhĩ Kỳ bán drone cũng gây lo ngại không kém cho Matxcơva », nhật báo Washington Post nhận xét.

 

« Thực sự các thiết bị quân sự nói trên đã chứng tỏ hiệu quả quyết định trong cuộc xung đột Thượng Karabagh, nhưng khó biết được chúng có thể có tác động thế nào trong cuộc xung đột có thể xảy ra với Nga, trong một hình thái hoàn toàn khác », chuyên gian Julia Fiedrich nhận định.

 

Quân đội Ukraina thay đổi về chất?

 

Nhưng việc hiện đại hóa quân đội Ukraina không chỉ ở số lượng. «  Đã có những tiến bộ lớn trong vấn đề huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu », Gustave Gressel, chuyên gia về các vấn đề quân sự Nga tại Hội đồng châu Âu về quan hệ quốc tế, khẳng định. Theo ông, một trong những điểm yếu chính trong hệ thống phòng thủ Ukraina là các học thuyết quân sự đều từng do người Nga soạn ra từ thời Liên Xô. « Matxcơva biết rõ được điều gì sẽ đến và có thể chuẩn bị trước », chuyên gia này nhấn mạnh.

 

Chính vì thế việc huấn luyện của những chuyên gia quân sự phương Tây tại các cơ sở huấn luyện của NATO, lập nên gần Lviv, gần biên giới Ba Lan có tầm quan trọng đặc biệt. « Việc huấn luyện nhằm xóa đi trong các sĩ quan và binh sĩ Ukraina những phản xạ cũ mà Matxcơva có thể dễ dàng tính trước được », theo Gustav Gressel.

 

Một thế mạnh khác của quân đội Ukraina là ở các binh sĩ. Phần lớn quân số hiện nay nhập ngũ sau sự kiện 2014. « Đó là những người tình nguyện bảo vệ tổ quốc, điều này có nghĩa là các binh sĩ này có động cơ và tinh thần cao », ông Glen Grant, một nhà phân tích  tại Baltic Security Foundation, từng làm việc tại Ukraina về cải cách quân đội nước này. Được trang bị tên lửa Javelin, drone cộng thêm tinh thần binh sĩ, lục quân Ukraina đã trở thành một đối thủ đáng sợ, chuyên gia này nhận xét thêm.

 

Hơn thế nữa các binh sĩ Ukraina đều đã tích lũy được kinh nghiệm từ cuộc xung đột trong vùng Donbass, nơi mà từ hơn 7 năm qua, Ukraina đã phải chiến đấu với lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn. Tình hình trong vùng Donbass, tuy nhiên, cũng như con dao 2 lưỡi đối với Ukraina. « Đây là một cuộc xung đột cường độ thấp, gần với chiến tranh du kích. Điều này đã dẫn đến việc phương Tây và Kiev tập trung vào học thuyết quân sự và các trang thiết bị thích ứng với kiều xung đột như vậy. Nhưng nếu Nga tấn công, thì sự việc sẽ rất khác », chuyên gia Nicolo Fasola nhận định.

 

Chẳng hạn, việc người Mỹ cung cấp cho quân độ Ukraina súng trường bắn tỉa để chống lại Nga, Donbass trở thành đất luyện tập cho các tay súng bắn tỉa của họ. Nhưng loại vũ khí này không có tác dụng gì để chặn xe tăng Nga tràn qua biên giới.

 

Đặc tính xung đột trong vùng Donabass, chủ yếu là đấu súng, đã khiến cho Kiev không phải sử dụng đến không quân. Ukraina hiện đại hóa rất ít lực lượng này. Đa phần các máy bay ném bom hay chiến đấu cơ của Ukraina đều đã qua 30 năm, phi công thì ít được luyện tập và lương thấp. Chính vì thế nếu Nga quyết định tấn công bằng máy bay, thì Ukraina phải được hỗ trợ khẩn cấp.

 

« Dù sao, sẽ rất khó khăn cho Ukraina và các đồng minh cân bằng được tương quan lực lượng nếu Nga quyết định tấn công », chuyên gia Julia Friedrich nhận định. Việc Anh cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraina cũng không phải là vô ích. Theo Dimitru Minzarari, chuyên gia về xung đột ở Đông Âu thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Đức, sự trợ giúp của Anh cũng mang giá trị chiến lược. Điều đó cho thấy có nhiều khả năng nước hỗ trợ quân sự có thể quyết định can dự sâu hơn nếu xung đột vũ trang nổ ra.

 

Ngoài ra, nhờ có các thiết bị quân sự đó mà quân đội Ukraina gây thiệt hại hơn cho lực lượng xâm lược của Nga, có tác dụng ngăn chặn đường tiến quân. Mọi cuộc tấn công của Nga sẽ tiến hành với việc triển khai xe bọc thép, nếu Ukraina có trong tay vũ khí hiện đại để chống lại, thì có thể Matxcơva sẽ phải cân nhắc giữa lợi và hại của cuộc tấn công, theo phân tích của Dumitru Minzarari.

 

Vì thế, chuyên gia Glen Grant thuộc Baltic security Foundation, cho rằng cần phải khẩn cấp cung cấp cho quân đội Ukraina tất cả những gì có thể tăng cường tính cơ động và sức kháng cự của các đơn vị quân. Bởi Ukraina càng kéo dài được cuộc chiến thì quân Nga cũng càng phải chịu tổn thất. Như thế sẽ khiến Matxcơva phải cân nhắc trước khi hành động.

(Nguồn: France24.com)

.

=================================================

.

.

Khủng hoảng ở Ukraina bắt đầu ảnh hưởng đến đồng rúp của Nga

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 25/01/2022 - 10:57

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220125-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-%E1%BB%9F-ukraina-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%93ng-r%C3%BAp-c%E1%BB%A7a-nga

 

Căng thẳng ở biên giới Nga - Ukraina đang bắt đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khả năng tài chính Nga. Tỷ giá hối đoái của đồng rúp của Nga bị tác động mạnh. Ổn định cho đến tháng 12/2021, đồng rúp bắt đầu giảm nhẹ vào tháng Giêng. Nhưng hôm qua 24/01/2022, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải can thiệp để ngăn chặn nguy cơ tụt giảm mạnh.

 

https://s.rfi.fr/media/display/b31a2c88-7d62-11ec-9291-005056a90284/w:1024/p:16x9/000_9L426X.webp

Một đồng rúp đặt bên cạnh biểu tượng tiền tệ của Nga. Ảnh chụp tại Matxcơva, Nga, ngày 13/08/2021. AFP - KIRILL KUDRYAVTSEV

 

Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri tường trình :

 

Thông cáo được đưa ra vào giữa trưa, kể từ 3 giờ chiều, Ngân hàng Trung ương sẽ ngừng mua ngoại tệ trên thị trường trong nước, tỷ giá hối đoái lúc đó là gần 90 rúp đổi được một euro, giá trị đồng rúp xuống tới mức thấp nhất trong 14 tháng qua. Chỉ số chính của sàn chứng khoán Matxcova cũng giảm 10%, thậm chí ngay cả cổ phiếu của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom cũng mất giá.

 

Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov thản nhiên phản ứng : Thật sai lầm khi nói về các thị trường Nga như thể chúng ở bên ngoài các thị trường quốc tế. Tất cả các thị trường đều đang ở trong giai đoạn hết sức bi quan, nhưng sau những giai đoạn sụt giảm này thường sẽ là giai đoạn tăng trưởng. Những đối thủ của chúng ta ngừng các hành động khiêu khích cuồng loạn sớm chừng nào thì tâm trạng bi quan này sẽ chấm dứt sớm chừng ấy."

 

Các chuyên gia cho biết trong trường hợp leo thang quân sự, trung bình đồng rúp có thể mất giá thêm 20%. Nga có dự trữ tài chính lớn để chống chọi với cú sốc, nhưng sự mất giá của đồng tiền quốc gia đang đè nặng lên sức mua vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lạm phát hiện ở mức 8% tính theo tỷ lệ cả năm.

 

Còn tại Hoa Kỳ, đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hai tuần do rủi ro địa chính trị gia tăng liên quan đến vấn đề Ukraina.

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats