Tự do tôn giáo VN: Khi
tu sĩ muốn đứng ngoài giáo hội 'chính thống'
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
14 tháng 1 năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59963245
Sau sự kiện Tịnh Thất Bồng Lai,
một câu hỏi được đặt ra là vì sao có những nhà tu hành không muốn nằm trong hệ
thống giáo hội do chính quyền Việt Nam quản lý.
Tu sĩ Thích Đồng Long, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, không được
nhà nước công nhận, nói với BBC:
"Quan niệm 'không theo Giáo hội Phật giáo Việt
Nam (GHPGVN) thì không phải tu' là một cách nhìn nhận rất sai lầm, thể hiện sự
thiếu tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Vì người tu thật sự thì không nhất
thiết phải theo một tổ chức nào cho dù tổ chức đó có chính danh hay
không."
*
BBC:Vì sao một số người tu hành không muốn tham gia
GHPGVN của nhà nước?
Tu sĩ Thích Đồng Long: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là một tổ chức do nhà nước và một
số tu sỹ thành lập từ năm 1981. Bên ngoài là tổ chức Phật giáo nhưng bên trong
họ chịu sự quản lý trực tiếp về mọi mặt của chính quyền Việt Nam.
Là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất (GHPGVNTN), từ lâu chúng tôi đã nhận thấy những hoạt động của GHPGVN
thực sự là cánh tay nối dài của chính quyền Việt Nam để tuyên truyền, quản lý,
thao túng tu sĩ và kể cả Phật tử tại gia.
Hệ thống tôn giáo của chính quyền Việt Nam hiện
tại là cơ chế xin cho. Có nhiều vấn đề đúng, hợp lý, hợp với đạo, với lòng dân
nhưng mình vẫn phải xin phép họ, họ đồng ý mình mới được làm. Trên tinh thần tự
do tôn giáo, điều đó hoàn toàn không đúng.
Một vấn đề nữa là, việc của Phật giáo là việc
của chư tăng, Phật tử. Người thế gian, cho dù là nhà cầm quyền thì cũng không
có quyền can thiệp, xen vào. Nhưng nếu tham gia vào GHPGVN thì mọi vấn đều bị
nhà nước định hướng, chỉ đạo, như vậy ảnh hưởng tới việc tu học và hành đạo của
chúng tôi.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/EF44/production/_122725216_suthayquotesjpeg.jpg.webp
Tu sĩ Thích Đồng
Long
BBC: Nhìn chung, mối
quan hệ giữa các hệ phái thuộc Phật giáo miền Trung và miền Nam cũ (trước 1975)
với GHPGVN - tổ chức 'ủng hộ ĐCSVN' và XHCN - hiện nay ra sao?
Tu sĩ Thích Đồng Long: Phật giáo luôn lấy sự hòa hợp làm trọng nên mặc dù không có chung lập
trường quan điểm với GHPGVN, nhưng chúng tôi (GHPGVNTN) không tạo sự bất hòa gì
với GHPGVN cả.
Đáng tiếc là, phía GHPGVN, do bản chất là cánh
tay nối dài của chính quyền cộng sản, nên họ nhiều lần bắt tay với nhà nước để
chống phá, sách nhiễu, tạo áp lực với các thành viên và những hoạt động của
chúng tôi (GHPGVNTN). Vì thế mối quan hệ giữa chúng tôi và các thành viên của
GHPGVN thật sự không mấy tốt đẹp.
Quý vị cũng biết GHPGVN bị gọi là ''quốc
doanh'' cũng bởi sự lệ thuộc tuyệt đối của họ vào chính quyền. Các vấn đề bổ
nhiệm trụ trì, bầu chọn nhân sự trong nội bộ tổ chức của họ bên ngoài có vẻ là
do giáo hội quyết định nhưng thật ra đều có sự can thiệp, hoặc hơn nữa là chỉ định,
của chính quyền.
Những vấn đề giao tiếp với quốc tế của GHPGVN
đều phải được sự cho phép và sắp xếp của nhà nước. Các vị được cho phép đi giao
tiếp với quốc tế thì đều là đang làm công tác ngoại giao để tuyên truyền rằng
chính phủ Việt Nam có tự do tôn giáo. Họ hầu hết đều là thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
Riêng đối với GHPGVNTN thì sau 1981, chúng tôi
hoàn toàn không có bất kỳ sự liên hệ nào với nhà nước. Do đó, tất nhiên sự bầu
chọn nhân sự trong GHPGVNTN là do các thành viên trong tổ chức thực hiện, nhà
nước hoàn toàn không thể can thiệp vào cho dù trực tiếp hay gián tiếp
*
BBC: Vậy một người tu hành thì cần
phải có những tiêu chuẩn gì?
Tu sĩ Thích Đồng Long: Hiện tại, không có tiêu chuẩn cụ thể nào để khẳng định một người
có tu hay không. Nhưng thông thường, theo truyền thống Phật giáo, có hai hình
thức là tu tại gia - những phật tử bình thường và tu xuất gia.
Phật tử tu tại gia vẫn được có gia đình và
tham gia vào mọi hoạt động xã hội. Họ chỉ có trách nhiệm giữ gìn 5 giới hay cao
hơn là bồ tát giới hoặc thập thiện… Việc giữ gìn này cũng là tự nguyện.
Với người xuất gia, tùy mức độ thọ giới mà họ
phải giữ các giới pháp của họ. Nếu sai phạm thì sẽ bị xử ly' theo mức độ nặng
nhẹ theo luật của Phật.
*
BBC: Thầy có bình luận về vụ việc của
Tịnh Thất Bồng Lai? Người tu hành có được tham gia các cuộc thi ca hát, có
được tập thể hình, có được gây quỹ từ thiện... hay không?
Tu sĩ Thích Đồng Long: Tịnh Thất Bồng Lai khẳng định họ tu tại gia. Họ cạo tóc là việc
bình thường, xưa nay không có quy định nào cấm người tu tại gia không được cạo
tóc, thờ Phật hay ca hát. Đó là tự do của họ.
Những việc làm của họ dù đúng hay sai theo
Giáo Pháp, thì đứng trên phương diện tự do dân chủ về tín ngưỡng, tôn giáo thì
không ai có quyền can thiệp hay phán xét họ. Bởi vị người ta có quyền có một lập
trường, quan điểm và cách tu tập theo nhận thức của họ.
Sự việc xảy ra với Tịnh Thất Bồng Lai thể hiện
sự thiếu tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, và cũng là một hình thức đàn áp
tôn giáo với cá nhân, tổ chức không tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nếu nói các thành viên Tịnh Thất Bồng Lai lợi
dụng tự do dân chủ để chống đối nhà nước là hoàn toàn vô lý và thiếu căn cứ. Từ
xưa đến nay các thành viên Tịnh Thất chưa từng có phát ngôn hay văn bản nào để
trực tiếp chống lại sự lãnh đạo, chủ trương, chính sách, đường lối, hay cá nhân
tổ chức nào trong bộ máy cầm quyền của nhà nước Việt Nam hiện tại.
Thứ hai, nói họ lợi dụng để lừa đảo cũng là
không có cơ sở. Từ xưa tới nay họ vận động, quyên góp kêu gọi ủng hộ thì các mạnh
thường quân đều biết họ và đến để giúp đỡ. Họ làm công khai, minh bạch chứ
không ép buộc hay giả danh người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gì cả.
Một nữ tu bỏ phiếu ở
Hà Nội vào ngày 23/5/2021, khi Việt Nam tổ chức các cuộc bỏ phiếu để bầu ra Quốc
hội mới gồm 500 ghế
BBC: Là một tu sĩ không thuộc hệ thống quản lý của
nhà nước, không được chính quyền Việt Nam công nhận, trải nghiệm tu hành của thầy
và các tu sĩ trong GHPGVNTN như thế nào?
Tu sĩ Thích Đồng Long: Từ xưa đến nay, những vấn đề vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều. GHPTVNTT cũng nhiều lần trải
qua những điều này. Chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn thư, văn bản đến các tổ chức
nhân quyền và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ để đề nghị can thiệp
giúp đỡ. Bản thân tôi cũng trực tiếp bị gây khó dễ vài lần.
Từ sau 1975 đến nay, những tổ chức, cá nhân
nào không chịu sự quản lý trực tiếp của GHPGVN, không riêng gì chúng tôi, các
tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, v.v.. đều bị sách nhiễu, đàn áp, khủng bố về
mọi mặt.
Các hoạt động tôn giáo, nghi lễ, hội họp đều bị
cản trở, phá hoại. Vấn đề sinh hoạt, tu học, hành đạo của chúng tôi gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ nguyên lập trường, quan điểm và lý tưởng
của mình là không không khuất phục trước cái sai, trước cường quyền.
Cách đây vài hôm, vào 4/1/2022, chúng tôi là
chư tăng của GHPGVNTN, Quảng Đức, Sài Gòn có tổ chức lễ kỷ niệm 58 năm thành lập
tại địa phương, với phạm vi dưới 10 người. Buổi lễ diễn ra trong không khí bình
thường, nhưng hôm sau chính quyền và một số chức sắc của GHPGVN đã đe dọa, khủng
bố tinh thần một số chư tăng tham gia buổi lễ.
Họ nói GHPGVNTN không được chính quyền Việt
Nam công nhận nên mọi hoạt động của giáo hội bị xem là phi pháp. Đây là vấn đề
mới nhất thể hiện sự thiếu tự do tôn giáo nghiêm trọng.
*
BBC:Mong muốn của những tu sĩ đứng ngoài giáo hội 'chính
thống' như thầy là gì?
Tu sĩ Thích Đồng Long: Chúng tôi mong muốn các tổ chức nhân quyền trên thế giới và các quốc
gia có quan tâm đến nhân quyền, tự do dân chủ, tôn giáo, hãy dùng các biện pháp
để can thiệp, góp ý với chính quyền Việt Nam, để họ thay đổi cách quản lý về
tôn giáo, tín ngưỡng, phù hợp với quốc tế. Để người dân Việt Nam có được tự do
tôn giáo, tín ngưỡng đúng nghĩa.
Chúng tôi là người dân, là tu sĩ sống trên
lãnh thổ Việt Nam thì lúc nào cũng có thể bị bắt bớ, giam cầm, vì chính quyền
Việt Nam hiện tại đang nắm quyền lực trong tay. Nhưng Phật giáo chúng tôi lấy từ
bị làm trọng, không đề phòng, không vũ trang… mà chỉ dùng lời lẽ, lý luận hợp
tình hợp lý để mong chính quyền hiểu, tạo thuận lợi cho việc hành đạo của chúng
tôi mà thôi.
No comments:
Post a Comment