Thursday, 13 January 2022

TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN và VẤN ĐỀ UKRAINE (Trọng Đạt)

 



Tổng thống Putin và vấn đề Ukraine

Trọng Đạt

09/01/2022

http://www.danchimviet.info/tong-thong-putin-va-van-de-ukraine/01/2022/24946/

 

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/01/ukraineconflict-696x392.jpeg

Bản dồ Ukraine

 

Sơ lược nước Nga

 

Trước khi Putin làm Thủ Tướng và Tổng Thống từ tháng 8/1999 tới nay, Gorbachev và Yelsin là hai nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

 

Gorbachev là người lãnh đạo Liên Bang Xô Viết cuối cùng từ  1985, ông là Tổng bí thư đảng CS Nga từ 1985-1991, đứng đầu nhà nước từ 1988 cho tới khi giải thể năm 1990. Ông chủ trương bỏ vai trò đảng cai trị đất nước đưa tới giải thể Liên bang Xô viết, Gorbachev chủ trương bỏ đảng CS để sang dân chủ tự do, tư nhân được quyền buôn bán.

 

Ngày 25/3/1990 Gorbachev được các Đại biểu bầu làm Tổng thống liên bang Sô viết với 59% phiếu bầu, ông cho phép các nước Đông Âu tự do lựa chọn số phận của họ. Đông Âu nổi dậy suốt năm 1989 khiến cho chủ nghĩa CS bị hủy bỏ. Cuối năm 1989 họ vứt bỏ chế độ CS xây dựng tại đây từ sau Thê chiến thứ hai. Ba Lan, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc từ bỏ Cộng Sản chỉ có Lỗ Ma Ni dùng vũ lực để lật đổ chính quyền CS. Thời kỳ chiến tranh lạnh chấm dứt.

 

Tổng cộng có mười lăm (15) nước thuộc địa cũ của Nga tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Xô viết gồm : Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan. Sự ly khai này đã khiến Nga mất một nửa dân số, trước là 290 triệu nay chỉ còn 144 triệu’

 

Gorbachev là người có công lớn với nhân loại, ông đã cứu nước Nga, các nước Đông Âu, các thuộc địa cũ của Liên Bang. Gorbachev người đã thay đổi cả một kỷ nguyên, ông là một vĩ nhân của thế kỷ.

 

Boris Yeltsin

 

Gorbachev từ chức và Liên bang Xô viết giải tán ngày 25/12/1991, khi ấy Yeltsin giữ chức Tổng Thống Liên bang Nga, năm 1996 ông tái đắc cử. Ông chủ trương cải tổ kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa tới một nền kinh tế thị trường tự do. Dưới thời Yeltsin, nhiều suy thoái như lạm phát, tham nhũng, kinh tế khủng hoảng và nhiều vấn đề chính trị xã hội ảnh hưởng nặng tới nước Nga. Năm 1992 vật giá tăng vọt, thập niên 90 Tổng sản lượng suy giảm còn một nửa, thất nghiệp dữ dội, lạm phát phi mã khiến bao nhiêu người mất hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.

 

Ông tiếp tục giữ chức Tổng Thống cho tới 31/12/1999, tỷ lệ ủng hộ xuống không còn gì. Ông từ chức ngày 31/12/1999,  Thủ Tướng Vladimir Putin trở thành Tổng Thống lâm thời cho tới khi cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 26 tháng 3, 2000.

 

Vladimir Putin

 

Ông giữ chức Thủ Tướng Nga từ tháng 8/1999 tới tháng 12/1999, sau đó làm Tổng Thống lâm thời do Yeltsin trao lại từ cuối 1999 tới tháng 3/2000. Putin đắc cử Tổng Thống ngày 26/3/2000 với 53% số phiếu nhiệm kỳ đầu 2000-2004 và tái đắc cử nhiệm kỳ hai 2004-2008, sau đó ông làm Thủ Tứớng từ 2008-2012 trong khi Dmitry Medvedev, Thủ Tướng của ông lên làm Tổng Thống. Vì Hiến Pháp Nga chỉ cho làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ  nên ông không thể ra ứng cử tiếp năm 2008.

 

Tháng 9/2011 sau khi luật thay đổi tăng nhiệm kỳ Tổng Thống từ 4 lên 6 năm, Putin cho biết ông sẽ ứng cử lần thứ ba (2012) khiến nhân dân biểu tình chống đối tại Nga. Ông lại thắng cử Tổng Thống năm 2012 (63.6% số phiếu) và sẽ cầm quyền 6 năm nữa. Năm 2014 Nga bị truất khỏi G-8 vì sáp nhập bán đảo Crimea vào nước họ.

 

Ngày 21/2/2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng Thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov lên thay. Mỹ và Tây Phương công nhận chính phủ mới, Nga phủ nhận. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập bán đảo này vào Nga.

 

Putin có công làm cho Kinh tế Nga tốt đẹp khi ông làm Thủ Tướng và Tồng Thống từ 1999-2008 lợi tức thực sự tăng 2.5 (hai lần rưỡi), lương bổng tăng gấp ba, thất nghiệp, nghèo nàn giảm một nửa, người dân mãn nguyện. Kinh tế Nga tiến một mạch 8 năm, Tổng sản lượng tăng 600%, Nga trở thành siêu cường năng lượng, nước Nga khác thường trong số những nền kinh tế lớn ở chỗ họ dựa vào lợi tức năng lượng dầu, khí để tăng trưởng.

 

Đất nước nhiều tài nguyên thiên nhiên, năm 2012 dầu và khí đốt chiếm 16% Tổng sản lượng, chiếm hơn 70% hàng xuất cảng. Kỹ nghệ quân sự Nga rất cao, năm 2013 vũ khí xuất cảng là 15 tỷ (Mỹ kim) đứng thứ hai sau Mỹ gồm máy bay chiến đấu, phòng không, tầu chiến, tiềm thủy đĩnh…

 

Nga bị suy thoái từ khi sáp nhập bán đảo Crimea, vì bị Mỹ và Tây Phương trừng phạt kinh tế, chứng khoán xuống dốc, tiền mất giá gần một nửa. Nay giá dầu thô tụt xuống khiến Nga càng khốn đốn vì họ sống bằng bán dầu, năng lượng.

 

Trái ngược với nước Nhật, diện tích Nga 17 triệu Km vuông gấp 44 lần nước Nhật (337 ngàn Km2), Nhật không có tài nguyên nhưng họ đã chế tạo được các hàng xe hơi, điện tử xuất khẩu tuyệt hảo rẻ, đẹp bền bán trên thế giới. Nhật lên hàng kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới thập niên 80, 90 và 2000, chỉ mới xuống hàng thứ ba những năm gần đây.

 

Putin vùng vẫy để lấy lại chút hào quang quá khứ mà nhân dân cũng đồng ý để ông quậy cho đỡ tủi. Ông dật giây dựng lên một chính quyền thân Nga tại Ukraine trước đây để từ từ kéo họ về Nga nhưng thất bại, người Ukraine ác cảm với Nga vì họ đã từng bị Staline giết bẩy triệu người năm 1933. Họ lật đổ Tổng Thống thân Nga khiến Putin nổi giận sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga trắng trợn.

 

Khi bị Tây phương trừng phạt kinh tế, Putin tuyên bố Nga là nước duy nhất có thể biến Hoa Kỳ thành tro bụi, nói cho đỡ tủi.    Nay dân số Nga chỉ còn một nửa (145 triệu, Wikipedia – List of countries by population) sau khi Liên bang Sô viết tan rã năm 1991, đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Trước khi Soviet tan rã dân số của Liên Bang là 286 triệu, đứng thứ ba trên thế giới sau Tầu và Ấn, Mỹ đứng thứ tư 249 triệu, nay Nga chỉ còn 145 triệu (một nửa), đứng thứ 9 trên thế giới, Mỹ đứng thứ 3 với 330 triệu (Tầu 1 tỷ 4, Ấn 1 tỷ 3)

Tổng sản lượng Nga thập niên 60, 70 bằng nửa của Mỹ như Samuelson nói.

 

Kinh tế gia Samuelson trong Economics trang 830 (in 1970)

“Thập niên 1970 cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng sản lượng Mỹ”

(In the 1970s, as in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half United States real GNP)

 

Nay năm 2021, TSL Mỹ 22 ngàn 675 tỷ, Nga 1,710 tỷ đứng hàng thứ 11 dưới Nam Hàn 1,806 tỷ đứng hàng thứ 10.

 

Ngân sách quốc phòng Nga (42 tỷ) trong khi NSQP Mỹ là 740 tỷ, NSQP Mỹ hiện 740 tỷ nhiều hơn NSQP của 9 nước Top Ten Đứng đầu thế giới cộng lại (536 tỷ) gồm: Nga 42 tỷ, Tầu178 tỷ, Ấn 73 tỷ, Nhật 51 tỷ, Nam Hàn 48 tỷ, Pháp 47 tỷ, Anh 56 tỷ, Brazil 29 tỷ, Pakistan 12 tỷ

 

Mặc dù Putin không muốn trở lại thời CS, ông đã đi dự lễ tưởng niệm nạn nhân CS dưới thời Staline nhưng ông tiếc nhớ dĩ vãng oanh liệt của Nga thời Chiến tranh lạnh, và muốn trở lại thời đó nhưng làm sao có thể quay ngược bánh xe lịch sử?

 

Người ta cho rằng Putin muốn trở lại thời chọc trời khuấy nước của Liên bang Sô viết xa xưa nhưng thời oanh liệt nay còn đâu? Diện tích Nga từ 24 triệu Km2 còn 17 triệu Km2 vì 15 nước thuộc địa cũ đã tách rời khỏi Nga, trong đó có Ukraine

 

Liên bang Xô viết, cái nôi của CS chỉ đầu hôm sớm mai tan như xác pháo, chẳng có gì là thường còn, có sinh thì có diệt.

 

Sơ lược về Ukraine

 

Là một nước thuộc Đông Âu, Ukraine có diện tích rộng thứ hai tại Âu châu sau Nga, Ukraine bắc giáp Belarus, tây giáp Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Tây Nam giáp Lỗ Ma Ni (Romania), Moldova Nam giáp biển Hắc Hải, và Azov, diện tích 603,628 km2 (233,062 sq mi), dân số 41 triệu, đứng thứ 8 ở Âu châu. Ukraine một nước nghèo thứ hai tại Âu Châu, Lợi tức theo đầu người (Per capita income) là 3,496 Mỹ kim, đứng thứ 135/215 nước , chỉ hơn CS Việt Nam chút đỉnh (thứ 140/215 nước).

 

Hãy so sánh vài phương diện quân sự giữa Nga và Ukraine, nói chung Ukraine chỉ là một nước nhỏ, yếu so với Nga (theo http://www.globalfirepower.com)Dân số Nga nay 144 triệu, Uraine 41 triệu đứng thứ 33 trên thế giới. Ngân sách Quốc Phòng Nga 42 tỷ, Ukraine 9 tỷ 600. Nga có Tổng cộng 4,144 máy bay, Ukraine có 285 chiếc. Máy bay chiến đấu Nga 780 cái, Ukraine 42. Trực thăng Nga 1,540 cái, Ukraine 111 cái. Thiết giáp Nga 538, Ukraine 34. Pháo binh Nga 27,100 khẩu, Ukraine 2,040. Bộ binh Nga 550,000, Ukraine 90,000. Về Hải Quân Ukraine không có gì trước lực lượng lớn của Nga.

 

Mùa đông năm 1932-33, Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía Tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thê thảm. Đây là cuộc Đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Sô viết. Ukraine trong lòng rất căm hận người Nga đã cai trị và tàn phá đất nước họ.

 

Kết luận

 

Ngày 21/2/2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng Thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov lên thay khiến Putin tức giận, ông đã chủ trương từ từ chiếm hết Ukraine bằng diễn tiến hòa bình. Putin bèn giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea bằng một cuộc bầu cử ma mãnh vào cuối tháng 3 dưới yểm trợ của xe tăng, sau đó Putin sáp nhập bán đảo này vào Nga.

 

Hai ngày sau khi Quốc Hội Ukraine lật đổ Yanukovych, Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập bán đảo này. Bị Liên Âu và Mỹ trừng phạt về kinh tế khiến Nga gặp nhiều khốn đốn.

 

Đã từ lâu Putin tính toán chiếm lại Ukraine thứ nhất vì vị trí chiến lược, thứ hai một nước lớn có địa vị trong Quân sự và Kinh tế Liên Xô. Sau khi khối CS Nga sụp đổ Ukraine giữ một lực lượng quân sự thứ hai sau Nga gần 800 ngàn người và nay giảm dần như đã nói trên. Nga đã trang bị vũ khí hạt nhân tại đây rất lớn, thứ ba trên thế giới, nhưng năm năm sau khi Sô Viết sụp đổ, Ukraine trao trả lại cho Nga.

 

Nay Putin thấy giới lãnh đạo Mỹ yếu kém muốn thử lửa một phen nhưng lại sợ NATO trả đũa. Trước đây TT Trump muốn các nước NATO tăng Ngân sách Quốc phòng lên 2% của GDP nhưng họ không chịu thực hiện, chính phủ của TT Obama năm 2014 đã đòi hỏi NATO tăng NSQP lên 2% nhưng ông chỉ nói cho có lệ, các nước NATO hứa sẽ tăng NSQP lên 2% của GDP trong 10 năm.

 

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, hoạt động của Hoa Kỳ tại NATO chiếm 90% từ tình báo tới quân phí, chiến cụ…thực ra vì quyền lợi của chính nước Mỹ. Từ sau khi CS Nga sụp đổ năm 1990, 91 họ không còn quan tâm tới NATO và muốn các nước NATO phải tự tăng cường sức mạnh để tự vệ. Điều này có nghĩa người Mỹ muốn các nước NATO phải tăng Ngân sách quốc phòng của chính họ lên 2% GDP (Tổng sản lượng Quốc gia) để bớt gánh nặng cho Mỹ. Năm 2018 Tổng số NSQP của 29 nước khối NATO là 1,036 triệu, riêng Mỹ là 730 triệu (Wikipedia- Member states of NATO), như thế Tổng số NSQP của 28 nước không kể Mỹ là 1,036-730 = 360 triệu, chưa được một nửa NSQP của Mỹ.

 

Dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ, dù Bảo Thủ hay Cấp Tiến người Mỹ cũng sẽ không còn thiết tha tới mặt trận Tây Âu, thời TT Trump muốn các nước NATO phải tự tăng cường NSQP của mình nhưng họ chống lại lời kêu gọi này. Chỉ có 5 nước trong NATO có NSQP 2% của GDP, (Anh, Romania, Ba Lan, Hy Lạp, Estonia) hậu quả là nay NATO yếu, vả lại Liên Âu chia rẽ, Đức có NSQP dưới 2%, Anh rút khỏi Liên Âu. Nay trước chính sách ngoại giao mềm của chính phủ Dân Chủ các nước NATO mới thấy hậu quả việc làm của mình, nếu Mỹ không can thiệp vào Ukraine hay Âu Châu, NATO sẽ phải tự gánh vác lấy.

 

Putin đe dọa, nếu NATO cho đóng quân tại Ukraine thì họ sẽ chiếm Ukraine ngay, như thế người Nga thách thức NATO và hiếu chiến ra mặt. Nay Putin rất muốn chiếm Ukraine nhưng ông ta sợ sự trừng phạt kinh tế như năm 2014 nên lưỡng lự, có lẽ ông ta không dám động binh vì còn nghĩ tới những hậu quả khó lường của nó.

 

Trọng Đạt




No comments:

Post a Comment

View My Stats