Tịnh
Thất Bồng Lai và cộng đồng mạng
Bài bình luận của Đinh Yên Thảo
2022.01.18
Tịnh Thất Bồng
Lai. FB Tịnh Thất Bồng La
Vài tuần qua, câu chuyện Tịnh Thất Bồng Lai trở
thành một đề tài tranh luận khá sôi nổi trong cộng đồng mạng người
Việt. Những tin tức từ giới truyền thông cùng nhà cầm quyền Việt Nam dù chưa thể
kiểm chứng mức độ chính xác và liên tục thay đổi nhưng cũng đủ làm cộng
đồng mạng chia phe bênh chống, với một số người bỗng trở thành những quan
tòa kết án Tịnh Thất Bồng Lai khá nặng nề.
Việc Tịnh Thất Bồng Lai có phạm tội hay không
và phạm tội gì vẫn là điều mơ hồ với cáo buộc quen thuộc từ phía nhà cầm
quyền Việt Nam là “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân”. Họ xâm phạm lợi ích gì của Nhà nước hay các tổ chức,
cá nhân khác và xâm phạm như thế nào, có vi phạm pháp luật hay chăng?
Đó là một việc đã được một số người đề cập,
nên ở đây nhân vụ này, hãy cùng nhìn vào thủ tục tố tụng với Tịnh Thất Bồng
Lai và xem liệu công an Việt Nam đã đủ chứng cứ và hồ sơ bắt
giữ người của Tịnh Thất Bồng Lai, hay xem họ như những người đã phạm
tội hay chưa?
Muốn vậy hãy nhìn vào một thủ tục tố tụng hình
sự tại các quốc gia khác như thế nào. Một quá trình truy tố hình luật tại
Mỹ hay một số quốc gia khác thông thường đi theo trình tự sau
đây:
-Điều tra: Đầu tiên là nhân
viên công lực nếu không bắt giữ nghi phạm trong lúc đang thực hiện một
hành vi phạm pháp thì họ cần thực hiện một cuộc điều tra để
thu thập chứng cứ. Cuộc điều tra thông thường là khá lâu, cho đến
khi có đủ bằng chứng để dẫn đến việc truy tố nghi phạm
đã vi phạm luật pháp. Những bằng chứng và lý do này cần phải đủ mạnh và thuyết
phục để thiết lập một giả định phạm tội.
-Bắt giữ: Bắt giữ nghi phạm dựa
theo lý do khả tín là nghi phạm có thể đã phạm tội (probable
cause) để khởi tố và đưa nghi phạm ra tòa. Dấu hiệu phạm tội
chưa được xem là sự phạm tội và cần đủ mạnh để dẫn đến
sự bắt giữ này.
-Khởi tố: Văn
phòng biện lý hay tại Việt Nam là Viện Kiểm Sát Nhân Dân sẽ khởi tố nghi
phạm. Việc truy tố này là một quá trình thu thập dữ kiện lâu dài, đòi hỏi sự
thận trọng, cân nhắc xem liệu tội phạm đã đủ để truy tố và các bằng chứng
có đủ mạnh để truy tố và đưa ra cáo trạng.
-Triệu tập: Bị cáo sẽ được triệu
tập đến tòa gặp chánh án và đưa lời biện hộ, hoặc nhận tội hoặc
không nhận tội.
-Tại ngoại hầu tra: Nhận hay không nhận tội thì bị cáo sẽ bị giam cho đến khi ra tòa chính
thức hay phải đóng tiền thế chân tại ngoại, tránh việc sẽ bỏ trốn. Mức tiền
tại ngoại sẽ do quan tòa ấn định, tùy theo mức độ vi phạm pháp luật và rủi ro
nghi phạm sẽ bỏ trốn.
-Thương lượng tội danh: Việc
thương lượng này diễn ra giữa bị cáo và luật sư đại diện với phía
công tố. Bị cáo có thể nhận tội một phần trong cáo trạng để nhận
bản án nhẹ hơn nếu không muốn một bản án bất ngờ khi bị đưa ra xét xử, hoặc tiếp
tục phủ bỏ các cáo buộc, để các luật sư của mình chuẩn bị hồ sơ ra đối
chất và tranh cãi với bên công tố ngay tòa án.
-Xét xử: Bị cáo sẽ ra tòa để dự phiên
toà xét xử có bồi thẩm đoàn hay do chánh án phán xét. Các cung khai, nhân chứng
và vật chứng sẽ được hai bên cung cấp cho quan tòa hay bồi thẩm
đoàn để tòa có thể nghị án và đi đến kết luận. Nếu bị kết tội, nghi
phạm lúc này mới chính thức bị xem là tội phạm.
-Tuyên án: Dựa theo biểu quyết của
bồi thẩm đoàn hay các bằng chứng cuối cùng, chánh án sẽ tuyên bố bị
can hoặc vô tội hoặc có tội và phải chịu án tù theo khung phạt của pháp luật.
-Kháng cáo: Người bị tuyên án và
luật sư của họ có thể kháng án lên tòa phúc thẩm để chắc chắn là
mình đã được xét xử công bằng và đúng theo thủ tục luật
pháp.
Mỗi vụ án có sự phức tạp và tình tiết
khác nhau, cũng như có thể thay đổi phần nào nhưng nhìn chung đó
là thủ tục tố tụng thông thường hiện nay tại nhiều quốc gia. Nó bảo đảm việc
xét xử là công bằng, hợp pháp và hợp hiến, tôn trọng quyền tự do dân sự và
nhân quyền của người công dân. Các cơ quan cảnh sát, văn phòng biện
lý và tòa án có những thủ tục và hoạt động độc lập để giữ quá trình
điều tra, truy tố và xét xử được công bằng, khách quan. Không cứ một người bị cảnh
sát bắt giữ là sẽ bị truy tố và không cứ truy tố là họ sẽ bị xử án
tù.
Trở lại cùng Tịnh Thất Bồng Lai, theo tin tức
từ truyền thông trong nước, trong cuộc họp báo mới nhất vào ngày 14 tháng Một vừa
qua, Đại Tá Phó Công An Tỉnh Long An là Văn Công Minh tuyên bố là "những
vấn đề liên quan đến Tịnh Thất Bồng Lai hiện đang được điều
tra, xác minh làm rõ". Như vậy họ chỉ mới ở bước đầu tiên
của thủ tục tố tụng hình sự là điều tra như vừa trình bày bên
trên nhưng đã bắt giữ người, đưa ra các cáo buộc dù
chúng thay đổi liên tục trong một thời gian ngắn.
Việc công an Việt Nam đưa ra các cáo buộc thiếu chứng
cứ hay không theo những trình tự luật pháp nói trên không phải lần đầu
tiên trong vô số vụ án, hay nói khác hơn đó là cách làm việc từ
xưa nay của họ. Tuy nhiên một cộng đồng mạng mà có cả những người
sống tại nước ngoài, sống trong những xã hội thượng tôn pháp luật và tôn
trọng nhân phẩm, quyền tự do dân sự của người dân tại sao lại vội vã kết
án những người dân cô thế và hiền lành của Tịnh Thất Bồng Lai?
-----------------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
No comments:
Post a Comment