TIN LIÊN
QUAN COVID-19 VÒNG QUANH THẾ GIỚI 12-01
https://www.facebook.com/vanhenrypham/posts/10227402572797125
TIN LIÊN QUAN
COVID-19 VÒNG QUANH THẾ GIỚI 12-01:
- Mỹ lại phá kỷ lục với 1,3 triệu ca mắc
COVID-19 trong 24 giờ
- Khan hiếm thực phẩm vì Omicron xảy ra nhiều
nơi ở Mỹ, Thế giới & cả Úc - vì thiếu tài xế xa tải chở hàng.
- Trung Quốc 'thực chiến' với Omicron, phong tỏa
thành phố hàng triệu dân
- Tiến sĩ Fauci: nước Mỹ sắp đến ngưỡng sống
chung với COVID-19
**********
Mỹ lại phá kỷ lục với 1,3 triệu ca mắc COVID-19
trong 24 giờ
Hãng tin Reuters dẫn số liệu của hãng này cho
biết số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tiếp tục phá kỷ lục của chính mình và thế giới với
1,35 triệu ca ngày 10-1. Số ca nhập viện tại Mỹ cũng được ghi nhận ở mức cao
chưa từng có.
Ngày 11-1, Hãng tin Reuters cho biết số ca mắc
COVID-19 trong ngày 10-1 tại Mỹ đã bỏ xa kỷ lục mà nước này đã thiết lập trước
đó là 1,03 triệu ca vào ngày 3-1, trong bối cảnh làn sóng dịch do biến thể
Omicron chưa có dấu hiệu chậm lại.
Số ca trung bình trong 7 ngày cũng tăng gấp 3
lần so với 2 tuần trước, lên trung bình 700.000 ca/ngày.
Tuy nhiên, hãng này cũng giải thích số ca tăng
mạnh vào đầu tuần một phần là do nhiều bang chưa báo cáo số ca vào cuối tuần.
Trong khi đó các trường hợp nhập viện tại Mỹ
cũng đang tăng báo động. Theo số liệu của Reuters, hơn 132.600 người Mỹ mắc
COVID-19 phải nhập viện ngày 10-1, vượt qua con số đỉnh điểm 132.000 ca từng
ghi nhận vào đầu năm 2021.
Còn báo New York Times đưa tin số ca nhập viện
trung bình của Mỹ trong 7 ngày gần nhất là 132.000 ca/ngày, tăng 83% so với
cách đây nửa tháng.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227402570437066&set=pcb.10227402572797125
- Người dân xếp
hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại California, Mỹ, ngày 10-1 - Ảnh: REUTERS
***
Khan hiếm thực phẩm
vì Omicron xảy ra nhiều nơi ở Mỹ, Thế giới & cả Úc - vì thiếu tài xế xa tải
chở hàng.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron tiếp tục làm
chuỗi cung ứng đứt gãy, và khiến lực lượng lao động không thể đi làm, qua đó tiếp
tục làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm thực phẩm nhiều nơi ở Mỹ.
Đi siêu thị để nấu bữa tối, ông Benjamin
Whitely không khỏi thất vọng khi rau héo, thực phẩm cung cấp chất đạm chỉ còn
thịt gà và sữa.
“Có vẻ tôi đã đến quá trễ. Bây giờ tôi phải đi
tìm khắp nơi để mua được đồ”, ông Whitely, 67 tuổi, ngán ngẩm nói.
Tình trạng thiếu hụt hàng hóa ở nhiều cửa hàng
thực phẩm Mỹ ngày càng trầm trọng trong những tuần gần đây. Sự xuất hiện của biến
thể Omicron, thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn nhân công đang làm đứt gãy chuỗi
cung ứng, tạo áp lực lớn cho các nhà bán lẻ của Mỹ.
Theo Hãng tin AP, đây không phải là vấn đề của
chỉ một vài khu vực của Mỹ. Chủ tịch Geoff Freeman của Hiệp hội Thương hiệu
tiêu dùng cho biết các cửa hàng thực phẩm của Mỹ thường thiếu từ 5% đến 10%
hàng hóa. Nhưng hiện nay, tỉ lệ này đang ở xấp xỉ 15%.
Vấn đề trên còn rõ rệt hơn vì ngày càng nhiều
người Mỹ ăn ở nhà thay vì mua ngoài như trước đây, đặc biệt trong bối cảnh các
văn phòng và trường học tiếp tục đóng cửa.
FMI, một tổ chức chuyên về thương mại thực phẩm,
ghi nhận các hộ gia đình Mỹ trung bình chi 144 USD/tuần cho thực phẩm trong năm
ngoái. Dù đã giảm xuống so với mức 161 USD/tuần của năm 2020, con số này vẫn
cao hơn hẳn mức 113,5 USD/tuần trong năm 2019.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227402570757074&set=pcb.10227402572797125
- Các tủ lạnh trống
không ở một siêu thị thuộc thành phố Cranberry Township, bang Pennsylvania, Mỹ,
ngày 11-1 - Ảnh: AP
***
Trung Quốc 'thực
chiến' với Omicron, phong tỏa thành phố hàng triệu dân
Sau đợt dịch nghiêm trọng do biến thể Delta
gây ra ở TP Tây An, Trung Quốc lại phải đương đầu với đợt dịch mới do Omicron ở
Thiên Tân. Tính tới ngày 11-1, ít nhất 3 TP đã bị phong tỏa.
Ngày 11-1, Trung Quốc thông báo ghi nhận thêm
110 ca mới trong cộng đồng, trong đó tỉnh Hà Nam và TP Thiên Tân - 2 địa phương
đã xuất hiện Omicron - có lần lượt 87 và 10 ca. Truyền thông Trung Quốc mô tả
nước này đang bước vào "trận chiến thực sự đầu tiên chống lại
Omicron", sau khi Thiên Tân ghi nhận 2 ca cộng đồng đầu tiên mắc biến thể
này.
Hàng triệu dân bị
phong tỏa
Tại TP An Dương thuộc tỉnh Hà Nam, miền trung
Trung Quốc, các biện pháp chống dịch đã được nâng cấp để ngăn chặn Omicron. An
Dương, với 5,5 triệu dân, trở thành TP thứ 3 ở Trung Quốc bị phong tỏa từ tối
10-1 sau khi có 2 ca Omicron đầu tiên thuộc cùng chuỗi lây với các ca Omicron ở
Thiên Tân.
Ngày 11-1, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc
(CCTV) cho biết An Dương ghi nhận thêm 58 ca cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh tại
đây tính từ cuối tuần trước lên 84. Không rõ trong đó có bao nhiêu ca Omicron.
Chính quyền An Dương đã cấm mọi phương tiện
giao thông hoạt động, yêu cầu người dân "ở đâu yên đó" trong lúc điều
tra dịch tễ. Toàn bộ cơ sở kinh doanh không thiết yếu đều đóng cửa.
Trong khi An Dương đối mặt Omicron, 2 TP khác ở
tỉnh Hà Nam là Vũ Châu và Trịnh Châu lại đang trải qua các đợt dịch mới do biến
thể Delta. Vũ Châu (hơn 1 triệu dân) đã bắt đầu đợt xét nghiệm PCR toàn TP lần
thứ 7 và áp lệnh phong tỏa từ cuối tuần trước. Trịnh Châu giảm số phương tiện
được lưu thông, tàu điện ngầm chỉ hoạt động 50% công suất.
Trong khi đó, Tây An (thủ phủ tỉnh Thiểm Tây)
đang hứng đợt dịch nặng nhất do Delta gây ra và đã bị phong tỏa tuần thứ 3. Tuy
nhiên, số ca nhiễm ở TP 13 triệu dân này cũng đang giảm dần.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227402571637096&set=pcb.10227402572797125
30 ngày chống Delta
tại Tây An
Tại Thiên Tân, chính quyền nhanh chóng triển
khai xét nghiệm hơn 14 triệu dân từ hôm 9-1. Đến ngày 11-1, họ đã lấy 9,6 triệu
mẫu xét nghiệm PCR, trong đó 3,4 triệu mẫu (chiếm 1/3) âm tính. Tuy nhiên, giới
chuyên gia Trung Quốc lưu ý vẫn chưa thể biết Omicron đã lan rộng hay chưa.
Tại Bắc Kinh, các chuyên gia và đội ngũ y tế
phụ trách Olympic Bắc Kinh 2022 đang theo dõi chặt chẽ và liên tục đánh giá
tình hình Omicron. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Thiên Tân đã thiết
lập cơ chế liên lạc với Bắc Kinh để trao đổi thông tin kịp thời nhằm đảm bảo Thế
vận hội diễn ra suôn sẻ.
Chính quyền thủ đô Bắc Kinh cũng yêu cầu những
người đã đến Thiên Tân từ ngày 9-12-2021 khai báo lịch sử đi lại. Ngoài ra, Bắc
Kinh kêu gọi người dân "ở đâu yên đó" trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới
để có một kỳ nghỉ "vui vẻ và yên bình".
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227402571237086&set=pcb.10227402572797125
- Người dân TP An
Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) xếp hàng đợi lấy mẫu xét nghiệm PCR hôm 10-1 - Ảnh:
VCG
***
Tiến sĩ Fauci: nước
Mỹ sắp đến ngưỡng sống chung với COVID-19
Ngày 11-1, tiến sĩ Anthony Fauci - chuyên gia
bệnh truyền nhiễm và cố vấn y tế cho Tổng thống Joe Biden - cho biết Mỹ đang tiến
gần đến ngưỡng chuyển sang sống chung với COVID-19 dù hiện nay số ca bệnh và nhập
viện tăng kỷ lục.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược
và quốc tế (CSIS), ông Fauci nói việc loại bỏ COVID-19 là không thực tế, và
"biến thể Omicron, với mức độ lây nhiễm chưa từng thấy, cuối cùng sẽ lây
nhiễm cho mọi người".
Theo ông, "không có cách nào tiêu diệt loại
virus này" vì tính dễ lây lan, khả năng đột biến thành các biến thể mới của
nó và số lượng lớn người chưa tiêm chủng.
Những người tiêm tăng cường vẫn được bảo vệ tốt,
tránh bệnh nặng, nhưng hiệu quả ngăn lây nhiễm của vắc xin đã giảm đi.
Tuy nhiên, theo ông Fauci, khi tỉ lệ nhiễm
Omicron tăng rồi giảm, nước Mỹ hy vọng sẽ bước vào một giai đoạn mới, có đủ mức
độ bảo vệ trong cộng đồng, có đủ thuốc để điều trị dễ dàng khi có người mắc bệnh
và thuộc nhóm nguy cơ cao.
"Khi chúng ta đến thời điểm đó, sẽ có sự
chuyển đổi, và chúng ta có thể sắp đứng trước ngưỡng đó", ông Fauci nói
thêm.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227402571917103&set=pcb.10227402572797125
- Tiến sĩ Anthony
Fauci (phải) - chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ - Ảnh: REUTERS
No comments:
Post a Comment