Monday 24 January 2022

THÍCH NHẤT HẠNH / 1926 - 2022 (DCVOnline)

 



Thích Nhất Hạnh (1926-2022)

DCVOnline

POSTED ON JANUARY 24, 2022   

https://www.dcvonline.net/2022/01/24/thich-nhat-hanh-qua-doi/

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, 95 tuổi, qua đời ngày 22 tháng Giêng, 2022. Ông trở về quê hương từ ngày 26 tháng 10, 2018 để sống những ngày còn lại tại chùa Từ Hiếu, nơi ông đã xuống tóc quy y.

 

https://news.in-24.com/content/uploads/2022/01/22/4b22a24413.jpg

Lần sau cùng về lại Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về chùa Từ Hiếu vào chiều ngày 28/10/2018. Ảnh: Phan Thanh (AFP)

 

https://www.lionsroar.com/wp-content/uploads/2007/09/Thich_Nhat_Hanh_in_Vietnam.jpg

Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ nhì năm 2007 kể từ 1966. Ảnh: www.lionsroar.com

 

https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/f1/Contents/tamduchau/20131007/dai-tuong-3.jpg

2007: Thích Nhất Hạnh tặng ảnh chữ cho Võ Nguyên Giáp. với dòng “Bản Môn Xuân Ấy Còn Nguyên Vẹn”. Ảnh https://phatgiao.org.vn/

 

https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/09/ts-nhat-hanh-va-tang-than-lang-mai-ve-chua-phap-van-2005.jpeg

Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần đầu năm 2005 kể từ 1966. Ảnh: langmai.org

 

Sau vụ khủng bố 11 tháng 9, 2001, ngày 25 tháng Chín tại nhà thờ Riverside ở New York,  Thích nhất Hạnh trong buổi thuyết pháp “Embracing Anger” đã nhắc lại chuyện ông sốc và tức giận vì Mỹ bỏ bom phá hủy thị xã Bến Tre có 300000 người trong trận đánh Tết Mậu Thân 1968.

 

 

“… Thị xã Bến Tre… ba ngàn… ba trăm ngàn người bị máy bay Mỹ bỏ bom chỉ vì vài anh du kích vào thị xã định bắn rơi máy bay Mỹ. Họ không thành công, và đã bỏ đi. Và thị xã đã bị tiêu hủy.”

“…One time I learned that the city of Ben Tre, … three thousand… three hundred thousand people was [were?] bombarded by American aviation just because some guerillas came to the city and tried to shoot down American aircrafts [aircraft?]. They did not succeed, and after that, they went away. And the city was destroyed.”

 

Thích Nhất Hạnh, 25 tháng Chín tại nhà thờ Riverside ở New York, [giờ:phút:giây 1:25:00 – 1:25:50]. 

 

 

Cũng như trong bài phỏng vấn với Anne A. Simpkinson, Beliefnet.com, What I Would Say to Osama bin Laden An Interview with Thich Nhat Hanh vào tháng 9, năm 2001, sách của Thích Nhất Hạnh phát hành năm 2012 lại ghi Mỹ bỏ bom thị xã Bến Tre ở Việt Nam và 300000 nóc gia bị phá hủy trong trận đánh Tết Mậu Thân 1968.

 

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2017/02/TNH_Bin-Laden.jpg

 

Nguồn: Calming the Fearful Mind: Easyread Edition By Thich Nhat Hanh, trang 115.

 

Hình : https://www.dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/Thich-Nhat-Hanh-with-co-workers-Paris-1974s-1024x626.jpg

Thích Nhất Hạnh cùng những người cộng sự, Paris 1974. Từ trái qua phải: Cao Ngọc Phương, Bùi Thị Hương. Thích Nhất Hạnh, Jim Forest, Laura Hassler, Mobi Warren và Neige Achiary. Ảnh: Jim Forest

 

https://www.dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/TNH_DC_1966.jpg

Thích Nhất Hạnh – họp báo tại Washington DC ngày 1 tháng 6 năm 1966 – ảnh: Fellowship of Reconciliation (FOR USA)

 

Thích Nhất Hạnh đã tổ chức một cuộc họp báo ngày 1 tháng 6 năm 1966 tại Washington, D.C. và đưa ra một yêu sách hòa bình 5 điểm, mạnh mẽ chỉ trích hiện trạng của nước VNCH. Ông liệt kê những điểm sau đây:

https://www.dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/Jun1_1966-1024x532.jpg

 

Yêu sách hòa bình 5 điểm của Thích Nhất hạnh công bố ngày 1 tháng 6, 1966 tại Washington D.C. Nguồn: Sophie Quinn-Judge

 

https://www.dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/Thich-Nhat-Hanh-in-1966-715x1024.jpg

Thích Nhất Hạnh năm 1966. Ảnh để quảng cáo do Alfred Hassler chụp cho chương trình Học bổng Hòa giải [Fellowship of Reconciliation (FOR USA)] sử dụng. Ảnh: Alfred Hassler

 

https://plumvillage.org/wp-content/uploads/2019/10/06-Thich-Nhat-Hanh-at-an-airport-PHOTO-PVCEB.jpg

Thích Nhất Hạnh rời Việt Nam đi Mỹ theo chương trình Fellowship of Reconciliation (tháng 5, 1966). Nguồn: Plum Village

 

Alfred Hassler (1910–1991) là một tác giả và người hoạt động phản chiến tích cực trong Thế chiến II và Chiến tranh Việt Nam. Ông đã làm việc với chi nhánh Hoa Kỳ của chương trình Học bổng Hòa giải [Fellowship of Reconciliation (FOR USA)], một tổ chức hòa bình và công bằng xã hội, từ năm 1942 đến năm 1974.

 

Cùng với đại học Cornell, Alfred Hassler chính là người đã đưa Thích Nhất Hạnh sang Mỹ qua chương trình FOR, năm 1966, với hy vọng tìm ra con đường bất bạo động chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

 

https://pbs.twimg.com/media/FJqRxLUWUAIzQt1?format=jpg&name=large

Alfred Hassler và Thich Nhất Hạnh (Sài Gòn, 1965). Nguồn: Dan Hassler-Forest/@DanHF

 

https://www.dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/TNH_tang-si.jpg

Thích Nhất Hạnh lúc mới vào chùa. Nguồn: Jim Forest

 

© 2022 DCVOnline   

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 


 

Xem thêm: DCVOnline, Thích Nhất Hạnh về Việt Nam sống những ngày cuối đời, 21/11/2018

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats