Sự
suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới
Nguyễn Xuân Hoài
lược dịch
03/01/2022
http://nghiencuuquocte.org/2022/01/03/hoc-thuyet-moi-cua-tq-va-hau-qua-voi-the-gioi/
Chế độ
Trung Quốc đang thay đổi sâu rộng mô hình kinh tế của mình. Phương châm là “Thịnh
vượng chung”. Nhưng đằng sau việc tạo ra sự bình đẳng lớn hơn, chính quyền cộng
sản còn có một mục tiêu thực sự khác. Kế hoạch này có tác động toàn cầu.
Người khổng
lồ đã lung lay từ nhiều tháng nay. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc
Evergrande đang gồng mình, rên siết vì gánh nặng nợ nần, điều này làm cho cả thế
giới phải nín thở vì lo lắng. Đầu tháng 12, các khoản thanh toán cho các chủ nợ
đã đến hạn, nhưng thanh toán thì không thấy đâu.
Điều đó,
dù ở bất cứ đâu trên thế giới, đều có nghĩa là phá sản. Chủ nợ và ngân hàng có
thể đưa nhau ra tòa, dẫn đến thủ tục phá sản. Nhưng
ở Trung Quốc lại khác, ở đây đảng quyết định khi nào một công ty có thể bị phá
sản. Và đảng vẫn chưa gật đầu đồng ý.
Đây là dấu
hiệu phản ánh tình trạng của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, nền
kinh tế bị chế độ nắm chặt trong tay. Điều này năm ngoái đã gây đảo lộn lĩnh vực
công nghệ, ngành công nghiệp này bị quốc hữu hóa, buộc các doanh nghiệp phải thực
hiện những thay đổi mạnh mẽ về chiến lược. Đồng thời, lĩnh vực bất động sản
đang bị đẩy vào chân tường, một điều hết sức rõ ràng.
Ban lãnh đạo cộng sản muốn thay đổi mạnh mẽ mô
hình kinh tế đất nước: vai trò nhà nước lớn hơn, ít sáng kiến tư nhân hơn. Động thái này có thể làm giảm sự bất
bình đẳng thái quá ở trong nước, nhưng đồng thời làm suy yếu tăng trưởng. Đây sẽ
là một vấn đề đặc biệt đối với các doanh nghiệp Đức. Tuy nhiên, cũng có thể có
một tác dụng phụ tích cực.
Theo nhiều
nhà quan sát, Chủ tịch Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ
được bổ nhiệm cầm quyền suốt đời vào năm 2022, gần đây đã chuyển hướng cơ bản
chính sách kinh tế theo mục tiêu “thịnh vượng chung”.
Giáo dục tư nhân đột ngột bị cấm
Sự thay đổi
chính sách này không phải là ngẫu nhiên. Trên thực tế, xã hội Trung Quốc hiện
nay vô cùng bất bình đẳng. Hệ số Gini, hệ số đo lường sự bất bình đẳng ở một quốc
gia, ở Trung Quốc thậm chí còn cao hơn ở Hoa Kỳ. Ông Tập, người vẫn coi mình là
một người cộng sản, giờ đây dường như đã phản ứng trước tình trạng này.
Mùa
hè vừa qua, tất cả các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực giáo dục đều bị cấm
hoạt động hết sức đột ngột. Chỉ
có các tổ chức phi lợi nhuận hoặc nhà nước mới được hoạt động trong lĩnh vực
này. Người dân không còn có thể mua được một nền giáo dục tốt hơn. Điều này đồng
thời đã khiến nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác, đặc biệt trong lĩnh vực
Internet, trở nên vô giá trị.
Nhiều
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cũng bị lao đao. Niêm yết trên thị trường
chứng khoán bị cản trở. Về cơ bản, việc niêm yết ở nước ngoài bị vô hiệu hóa,
các tập đoàn lớn phải giao nộp cho nhà nước các dữ liệu của mình, họ còn phải nộp
các khoản thuế đặc biệt.
Trong vài
năm qua, các doanh nghiệp này đã biến hàng chục doanh nhân thành tỷ phú, và
hàng trăm người thành triệu phú. Giờ đây, bọn họ bị sờ gáy, điều này nhằm thể
hiện để người dân biết nhà nước quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng. Nhà đương cục
dường như sẵn sàng chấp nhận mất mát hàng nghìn tỷ đô la trên thị trường chứng
khoán vì quá trình này.
Thực
chất, cái mà nhà đương cục quan tâm không phải là sự bình đẳng mà chủ yếu là vấn
đề kiểm soát. Ethan
Harris, một chuyên gia kinh tế tại Bank of America, cho biết: “Trong những năm
gần đây, các doanh nghiệp tư nhân là động lực thúc đẩy tăng trưởng chứ không phải
chính phủ”. Họ tự quyết định sẽ đầu tư vốn của mình vào lĩnh vực nào. Điều này
thực sự là một cái gai đối với Tập Cận Bình.
Harris nói
rằng ông Tập muốn kiểm soát nhiều hơn đối với các lĩnh vực mà các nguồn lực cần
được rót vào. Tuy nhiên, nếu nhà nước nắm quyền quản lý vốn thì điều đó cuối
cùng đồng nghĩa với việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, và từ đó tác động đến
tăng trưởng. Do đó, chuyên gia này cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm đáng kể
trong tương lai.
Nhưng những
điều này đang chịu áp lực vì một lý do khác. Lĩnh vực bất động sản đang trải
qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, và đây là nguyên nhân dẫn đến giảm tăng trưởng
khoảng một phần ba so với mức tăng trưởng trong những năm gần đây. Hầu hết diễn
ra trong lĩnh vực vay tín dụng và bong bóng đầu tư đã xuất hiện từ lâu ở nhiều
nơi.
Không bán đất thì không có tiền
Hiện
ở Trung Quốc có những thị trấn ma với hàng nghìn khu chung cư bị bỏ trống. Điều này gây áp lực lớn đến mức không
thể không điều chỉnh. Đây cũng là lý do vì sao chính phủ không cứu Evergrande.
Tuy nhiên, nhà nước lại phải cố gắng hết sức để giảm bớt hậu quả.
John Vail,
chiến lược gia trưởng của công ty đầu tư Nhật Bản Nikko, cho biết: “Một câu hỏi
quan trọng là liệu một số lượng lớn căn hộ đang bị trống sẽ được cho thuê hay
bán”. “Tác động đầu tiên sẽ là làm giảm giá thuê nhà, điều này tương ứng với chủ
đề thịnh vượng chung, và tiếp sau đó có thể dẫn đến giảm giá bất động sản quá mạnh.”
Điều chắc
chắn là sự sụp đổ thị trường bất động sản sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, rộng
lớn, theo Alicia Garcia-Herrero, làm việc tại hãng tư vấn Natixis. “Trong nhiều
năm tới, tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực”, bà nói. Điều này lại dẫn đến
các hậu quả tiếp theo. Khi hoạt động xây dựng giảm thì chính quyền địa phương mất
đi một nguồn thu vào loại quan trọng nhất, đó là bán đất. “Tình hình tài chính
của chính quyền địa phương chưa khi nào tồi tệ như hiện nay. Trong khi đó đầu
tư của chính quyền địa phương trong nhiều năm qua là một động lực quan trong của
tăng trưởng.”
Alicia
Garcia-Herrero cũng cho rằng tăng trưởng sẽ giảm rõ rệt, trong năm 2022 chỉ đạt
khoảng 5,5%, trước đại dịch là trên 6%. Tuy nhiên dự báo này chỉ đúng khi chính
phủ có sự kích thích mạnh mẽ đối với nền kinh tế bằng cách mở lại van tín dụng.
Ethan
Harris và các cộng sự thậm chí dự báo tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4%, và theo một
kịch bản tồi tệ thậm chí chỉ đạt 2,2%.
Có thể kết thúc giai đoạn tăng giá nguyên liệu
Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc. Harris cho rằng: “Tăng trưởng chậm có thể ảnh
hưởng đáng kể đến phần còn lại của thế giới, mặc dù sự ảnh hưởng này có sự khác
nhau giữa các nước và các khu vực. “Các nhà xuất khẩu tư liệu sản xuất, ví dụ
như Đức, có khả năng phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề
hơn.”
Ngoài ra,
các quốc gia có cùng chuỗi cung ứng với Trung Quốc có thể phải chịu tác động từ
việc cắt giảm sản lượng do tình trạng thiếu điện đang diễn ra.”
Mặt khác,
tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể kết thúc tình trạng giá
nguyên liệu liên tục tăng trong những năm qua. Theo Harris, nếu tăng trưởng bất
động sản ở mức thấp nhất thì nhu cầu về kim loại sẽ vẫn rất yếu. Cho đến nay,
Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới. “Giá kim loại đã sụp đổ
và không có khả năng phục hồi trong tương lai gần.”
Nhu cầu
năng lượng toàn cầu cũng có thể giảm. Điều này có thể khiến cho cung và cầu đối
với dầu mỏ và khí đốt trở lại bình thường, và giá các nhiên liệu này sẽ giảm.
Đây là tin xấu đối với các nước sản xuất nhiên liệu nhưng lại là tin tốt đối với
châu Âu, và đặc biệt là với nước Đức.
-------------------------------------------
Nguồn: “Chinas
Wandel – die neue Doktrin und ihre Folgen für die Welt”, WELT,
29/12/2021.
No comments:
Post a Comment