“Sự cố”
lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ” xảy ra ở đâu ?
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/5047097478655347
Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh
YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân
VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên
giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng
Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà
Hoàng Hợp.
Vấn đề là mỗi tòa báo “mỗi bên nhìn một phía”.
RFA giải thích nguồn gốc của clip Video: “Vụ
việc không rõ xảy ra ở đoạn nào ở biên giới, tuy nhiên người đăng tải clip là
tài xế xe ben chở đất dạo gần đây cho việc thi công các công trình xây dựng bờ
kè biên giới ở Lào Cai”.
Bài trên VOA , phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà
Hoàng Hợp. Ông này khẳng định rằng “sự cố” xảy ra ở Hà Giang.
Dẫn : “Một đoạn video mới đây ghi lại cảnh các
binh sĩ Trung Quốc ném đá và chửi bới lăng mạ những công nhân xây dựng không vũ
trang của Việt Nam ở tỉnh Hà Giang, khu vực giáp giới với Trung Quốc”.
VOA dẫn tấm hình cửa khẩu Thanh Thủy (VN) -
Thiên Bảo (TQ).
Cửa khẩu Thiên Bảo trước kia đặt trên sông Lô
(TQ gọi là Khai Hóa Hà). Ngày nay là cửa khẩu đường bộ, kế cận sông Lô. Mốc giới
cắm khu vực này mang số 261, mốc đôi (tức gồm có hai mốc 261(1) và 261(2)), là
giao điểm giữa sông Lô và suối Ná La.
Khu vực này nổi tiếng qua cuộc chiến tranh
“Đông Dương lần thứ ba”, cực kỳ đẫm máu, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1989.
Tranh chấp khu vực này đến từ lập trường đối nghịch về biên giới giữa hai quốc
gia VN và TQ.
Trận chiến này TQ chiếm được một số lãnh thổ của
VN (nổi tiếng) rải rác trên biên giới như Giải Âm Sơn, Lão Sơn… Riêng khu vực cửa
khẩu Thiên Bảo, TQ thành công dời đường biên giới về phía nam, phía hữu ngạn
sông Lô, chiếm một đồi đất (tên gọi là Giải Âm sơn) có diện tích khoảng một vài
cây số vuông. Phía tả ngạn sông Lô TQ cũng chiếm một vùng đất khá rộng lớn.
Bản đồ phân giới, dẫn từ Công báo các số 634,
635, 638 và 639 ngày 6 tháng 11 năm 2010. Vùng gạch xanh là đất VN mất cho TQ,
nếu so sánh theo bản đồ do Sở Địa Dư Đông dương của Pháp (bản đồ theo công ước
Pháp-Thanh 1887). Vùng đất được xác định bởi 3 mốc giới mang số 259, 260 và
261.
VOA dẫn lời ông Hà Hoàng Hợp “Việt Nam và
Trung Quốc cho tới nay không thể coi là có “hoà bình”, vì dù không có tiếng
súng đạn, nhưng hai quốc gia láng giềng lâu nay vẫn ở trong tình trạng “chiến
tranh” trên rất nhiều mặt trận”.
Ông Hợp còn khẳng định “hành động của binh sĩ
Trung Quốc là do “nhận lệnh từ Bắc Kinh”.
Ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp cho thấy quan hệ
hai bên VN-TQ căng thẳng, trong lúc tình hình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và
TQ có vẻ ép buộc các quốc gia trong khối ASEAN phải “chọn bên”. VN có chọn bên
hay chưa ? Chuyện gì đã khiến Bắc Kinh phật lòng đến đỗi cho lính “ném đá” về
phía VN, trong vụ “kè bờ”, bên bờ phía VN, ở một con suối biên giới ?
Mọi người có thể tin hay không tin chuyện Bắc
Kinh can dự vào chuyện VN “kè bờ” những con sông, con suối biên giới. Hiệp định
phân định biên giới hai bên VN-TQ đã ký từ năm 1999. Việc cắm mốc cũng đã hoàn
tất từ lâu. Các hiệp ước về việc bảo vệ biên giới cũng đã được ký kết. Bờ sông
(suối) bên nào thì thuộc chủ quyền quốc gia bên đó. Mỗi bên có phận sự “kè bờ”
để chống lũ, miễn là công việc kè bờ không làm thay đổi dòng chảy (tức thay đổi
hướng đi của đường biên giới). Đường biên giới luôn là trung tuyến của dòng
sông (hay suối).
Ông Hà Hoàng Hợp so sánh vụ “ném đá” ở biên giới
VN-TQ với vụ “ném đá” ở biên giới TQ-Ấn độ theo tôi là hơi bị “so le”. Biên giới
VN-TQ đã được phân định rạch ròi còn biên giới TQ-Ấn độ thì chưa.
Điều tôi quan tâm là: Có thật vụ “ném đá” này
xảy ra ở tỉnh Hà Giang, như ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp ?
Bên nào nói đúng ? Lào Cai của RFA hay Hà
Giang của VOA ?
Trả lời được câu hỏi ta có thể xác định tính
“khả tín” về ý kiến của ông Hà Hoàng Hợp.
Đường biên giới VN-TQ có một số đoạn biên giới
đi theo trung tuyến dòng chảy của con sông (hay suối). Nhưng cũng có một số đoạn
biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy.
Hướng chung đường biên giới là Tây sang Đông.
Mốc số 1 cắm tại ngả ba biên giới Việt-TQ-Lào. Mốc cuối cùng ngoài cửa sông Bắc
Luân, số 1378. Một số đoạn biên giới theo hướng chung Đông-Đông Bắc hoặc hướng
chung Đông-Đông Nam.
Coi lại clip video của VOA và RFI. Xét “vị trí
tương đối” giữa lính TQ (phía bắc) và công nhân VN (phía nam). Để ý dòng chảy của
con suối đăng trong 2 clip video.
Từ bờ VN nhìn sang bờ TQ ta thấy dòng nước chảy
“từ phải sang trái”. Điều này rất quan trọng để xác định vụ việc xảy ra ở đâu.
Nếu việc “ném đá” xảy ra ở khúc sông mà dòng
chảy con sông theo hướng chung từ “đông sang tây”. Như vậy dòng sông “chảy ngược”.
Chảy ngược bởi vì, nói “sến súa” một chút,
“cho tới dòng sông mệt mõi nhứt cuối cùng cũng chảy ra biển cả”. Hướng biển của
VN là hướng Đông. Mệt mõi cách nào thì dòng sông cũng phải chảy từ Tây sang
Đông.
Ý kiến của cá nhân tôi hôm đầu năm cho rằng “sự
cố” ném đá có thể xảy ra trên sông Bắc Luân.
Theo Công ước phân định biên giới Pháp Thanh
1887, hầu như toàn bộ đường biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh và Đông Hưng là “đường
biên giới nước”, là trung tuyến sông Ka long (Bắc Luân) và vài con suối khác.
Đường biên giới này có hiệu lực cho đến khi hai bên VN và TQ ký Hiệp định phân
định biên giới ngày 30 tháng 12 năm 1999 để thay thế. Hiệp ước biên giới 1999
tái khẳng định hiệu lực biên giới cũ 1887.
Chiều dài tổng cộng đoạn “biên giới nước” ở tỉnh
Quảng Ninh khoảng 89 cây số.
Lịch sử VN ghi lại, thời điểm từ 1954 đến
1975, hai bên VN và TQ có rất nhiều tranh chấp trong đoạn “biên giới nước” thuộc
tỉnh Quảng Ninh. Vì lý do “kè bờ”. VN tố cáo TQ nhiều lần đơn phương kè bờ bằng
bê tông với mục đích chuyển đổi dòng chảy, khiến bên lỡ bên bồi, đem lại lợi
ích cho phía TQ.
Ngay cả sau khi phân định và cắm mốc lại biên
giới, tranh chấp do “kè bờ” thường xuyên xảy ra.
Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, đơn vị Quảng Ninh,
nói tại Quốc hội, dẫn lại từ RFA: “biên giới Việt - Trung tại Móng Cái, Quảng
Ninh, hệ thống kè biên giới của chúng ta mới hoàn thành 10%, phía nước bạn đã
xây dựng kiên cố và có cống thoát lũ tiết diện lớn xả thẳng ra sông vào mùa mưa
làm xói lở bờ sông và thay đổi vị trí tâm điểm xác định ranh giới hai nước.”
Dầu vậy “sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân
VN đang làm công tác “kè bờ”, theo clip video mà RFA và VOA đã dẫn, địa điểm
khó có thể thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Tất cả sông và suối biên giới khu vực tỉnh
Quảng Ninh đều chảy theo chiều “thuận”, từ Tây sang Đông.
Đoạn biên giới này ta có thể loại ra ngoài.
Biên giới tỉnh Lào Cai có đoạn nào là dòng
sông “chảy ngược” ?
Theo tôi, “sự cố” ném đá có thể xảy ra ở khúc
sông thuộc đoạn biên giới Lào Cai, từ giao điểm Sông Hồng với sông Nậm Thi.
Ta thấy sông Nậm Thi là “sông biên giới” giữa
Lào Cai và Vân Nam. Sông này từ thời Pháp thuộc đã được hai bên Pháp-Thanh sử dụng
làm “biên giới” hai nước. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ký ngày
30 tháng 12 năm 1999 giữa VN và TQ cũng lấy lại sông Nậm Thi để làm ranh giới.
Sông Nậm Thi có đoạn “chảy ngược”, từ đông sang tây, hợp lưu với sông Hồng (tại
Lào Cai) rồi đổ ra biển.
Theo các biên bản phân giới và cắm mốc (Hiệp ước
30-12-1999), từ cột mốc số 100, là giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi, đến mốc
số 106 đường biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Nậm Thi.
Mốc số 106 là giao điểm hai sông Nậm Thi và
sông Bá Kết. Vùng khoanh đỏ trong bản đồ là sông Nậm Thi. Ta thấy sông Nậm Thi,
trong đoạn này, chảy từ đông sang tây.
Bản đồ giao điểm sông Hồng và sông Nậm Thi
trong khoanh đỏ. Biên giới trong đoạn này là sông Hồng và sông Nậm Thi. Sông Hồng
chảy về hướng Đông-Nam. Sông Nậm Thi “chảy ngược”, hướng chung từ Đông sang
Tây.
“Sự cố” cũng có nhiều xác suất xảy ra ở đoạn
biên giới thuộc Lào Cai, kế đó một chút trên bản đồ, từ mốc 106 đến mốc 111. Đoạn
này biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy sông Bá Kết. Sông Bá Kết chảy theo
chiều Bắc xuống Nam-Tây nam.
Cũng thuộc tỉnh Lào Cai, “sự cố” có nhiều xác
suất xảy ra tại đoạn biên giới từ mốc 111 đến mốc 112, đường biên giới “ngược
trung tuyến dòng chảy một con suối không tên”. Suối này cũng chảy theo hướng Bắc
xuống Nam.
Ngoài ra, cũng thuộc tỉnh Lào Cai (huyện Mường
Khương), từ mốc 163 đến mốc 171 biên giới theo trung tuyến dòng chảy của Sông
Xanh, hướng chung Đông-Đông Nam.
Ta thấy thuộc tỉnh Lào Cai, các đoạn biên giới
đi ngược sông Nậm Thi, ngược sông Bá Kết hay ngược con suối “không tên”... đều
là các đoạn có thể xảy ra “sự cố” ném đá. Ngoại trừ đoạn “biên giới nước”, từ mốc
163 đến mốc 171, “sự cố” khó có thể xảy ra vì biên giới xuôi theo trung tuyến
dòng chảy.
Còn tỉnh Hà Giang có sông nào tạo thành biên
giới ?
Từ mốc 171 đến mốc 172 biên giới đi ngược theo
trung tuyến dòng chảy của Sông Chảy, hướng chung Đông, Đông Nam.
Từ mốc 208, biên giới theo trung tuyến dòng chảy
“con suối không tên”, hướng chung Đông Bắc, qua mốc 209 là giao điểm “con suối
không tên” với suối Hồ Pả, rồi xuôi theo dòng chảy suối Hồ Pả đến mốc 210, hướng
chung Đông-Đông Bắc.
Từ mốc 216 đến mốc 217 biên giói theo trung
tuyến dòng chảy của mương nước Cốc Cái, hướng chung là hướng Đông.
Từ mốc 221 biên giới có một đoạn theo trung
tuyến dòng chảy của một “con suối không tên”, hướng chung Bắc-Đông Bắc, đến
giao điểm suối này với Suối Đỏ là cột mốc 222. Từ mốc 222 biên giới xuôi theo
trung tuyến dòng chảy Suối Đỏ, hướng chung Nam-Đông Nam đến mốc 223 và mốc 224.
Từ mốc 224, giao điểm Suối Đỏ với suối Nậm Cư,
biên giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư, hướng chung Bắc-Đông Bắc
cho đến mốc 225.
Từ mốc 260 đến mốc 261 biên giới có một đoạn
xuôi theo dòng chảy suối Ná La, hướng chung Đông-Bắc. Từ mốc 261 biên giới xuôi
theo trung tuyến dòng chảy suối Ná La đến giao điểm giữa suối này với sông Lô,
mốc 262.
Từ mốc 428 đường biên giới cs một đoạn theo
trung tuyến dòng chảy sô Nho Quế để đến mốc 429.
Trong các đoạn biên giới nước ghi trên thuộc tỉnh
Hà Giang, đoạn nào có khả năng xảy ra “sự cố” lính TQ ném đá ?
Một điều chắc chắn là sự việc không xảy ra tại
cửa khẩu Thanh Thủy-Thiên bảo, mặc dầu đây là khu vực “chiến trường” của cuộc
chiến “Đông dương lần thứ ba”. Đơn giản vì ở đây đường biên giới xuôi theo
trung tuyến dòng chảy suối Ná La, hướng Đông-Bắc.
Sự việc có thể xảy ra ở đoạn từ mốc 224, biên
giới đi ngược trung tuyến dòng chảy suối Nậm Cư. Hướng chung biên giới là Bắc-Đông
Bắc. Dòng chảy suối Nậm Cư phải là Nam-Tây Nam. Vị trí tương đối lính TQ là
phía Tây-Tây Bắc và công nhân VN ở phía Đông-Đông Nam. Phía VN sẽ thấy dòng chảy
từ “phải qua trái”.
Kết luận lại. Theo tôi nhiều khả năng “sự cố”
lính TQ ném đá vào công nhân VN đã xảy ra trên biên giới tỉnh Lào Cai. “Thống
kê” chiều dài biên giới “đi ngược trung tuyến dòng chảy” cho thấy vùng Lào Cai
“nhiều” cây số hơn vùng Hà Giang.
Nhưng dầu thế nào thì sự im lặng của nhà cầm
quyền VN trên các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hải phận biển đảo… là không phù hợp.
Chỉ một “sự cố” ném đá trên biên giới người ta có thể suy diễn ra thành một
tranh chấp “đổ máu”, tương tự vụ “ném đá chết người” giữa Ấn độ và TQ nhiều
tháng trước.
Trên VOA ông Hà Hoàng Hợp còn tiết lộ những
tin “giật gân”, cho rằng vụ lính TQ ném đá là “nhận được lệnh từ Bắc Kinh”.
Càng “giật gân” khi ông Hợp cho rằng VN và TQ “vẫn còn trong tình trạng chiến
tranh”, trên “nhiều mặt trận”.
Theo tôi để tránh tình trạng suy diễn, nhà cầm
quyền VN cần loan tải những tin tức trung thực. Mù mờ là một “chiến lược đấu
tranh” nhưng việc dấu nhẹm tin tức thì không phải là hành vi khôn ngoan.
Để việc “chọn phe” được chính xác, người phân
tích thời sự cần những dữ kiện trung thực.
.
No comments:
Post a Comment