Wednesday, 19 January 2022

LẠM PHÁT : 7 LÝ DO CHI PHÍ SINH HOẠT ĐANG TĂNG CAO TRÊN THẾ GIỚI (Beth Timmins & Daniel Thomas - BBC News)

 



Lạm phát : 7 lý do chi phí sinh hoạt đang tăng cao trên thế giới

Beth Timmins & Daniel Thomas

BBC News

20/01/2022

https://www.bbc.com/vietnamese/business-60052827

 

Từ việc mua hàng hóa cho đến sưởi ấm ngôi nhà của chúng ta trong mùa đông, chi phí sinh hoạt đang tăng cao - không chỉ ở Vương quốc Anh mà trên khắp thế giới.

 

Lạm phát toàn cầu - tốc độ tăng giá - ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Dưới đây là một số lý do.

 

1. Giá xăng dầu và năng lượng tăng

 

Giá dầu lao dốc từ khi đại dịch bùng phát, nhưng nhu cầu đã tăng vọt trở lại.

 

Tại Mỹ, giá dầu hiện trung bình là 3,31 USD/gallon - tăng từ mức giá 2,385 USD/gallon của năm trước. Đó là câu chuyện tương tự xảy ra ở Vương quốc Anh và EU.

 

Bát phở 15 đô ở Quận Cam và kinh tế Mỹ một năm thời Joe Biden

Trung Quốc cắt lãi suất vì kinh tế tăng trưởng chậm

Năm 2022: Lao động VN sẽ làm đến 72 giờ/tuần với lương 'đóng băng'?

 

Giá khí đốt cũng tăng vọt, khiến người dân trên khắp thế giới phải kinh ngạc với các hóa đơn tiền sưởi ấm.

 

Nhu cầu từ châu Á đã khiến giá cả tăng lên, cùng với mùa đông lạnh giá ở châu Âu năm ngoái, đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt.

 

2. Thiếu hàng hóa

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4CCA/production/_122885691_ad7dd67f-2385-4e57-b126-848307e292cf.jpg.webp

Nike - và các công ty khác - đã phải tăng giá do chi phí chuỗi cung ứng

 

Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đã tăng vọt trong thời gian đại dịch.

 

Người tiêu dùng mắc kẹt ở nhà trong thời kỳ phong tỏa năm ngoái đã đổ xô đi mua các mặt hàng gia dụng và sửa chữa nhà cửa vì họ không thể đi ăn hàng hay đi nghỉ mát.

 

Các nhà sản xuất ở những nơi như châu Á - nhiều nơi đã phải đóng cửa do các biện pháp hạn chế về Covid - đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu kể từ đó.

 

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt vật liệu như nhựa, bê tông và thép, làm đẩy giá lên cao. Gỗ hiện có giá cao hơn 80% so với bình thường trong năm 2021 ở Vương quốc Anh và cao hơn gấp đôi so với giá thông thường ở Mỹ.

 

Các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Nike và Costco đã phải tăng giá bán hàng hóa do chi phí chuỗi cung ứng cao hơn.

 

Và đang có tình trạng thiếu vi mạch, là những thành phần cấu thành quan trọng trong ô tô, máy tính và các mặt hàng gia dụng khác.

 

3. Chi phí vận chuyển

 

 Các công ty vận tải biển toàn cầu - chuyên vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới - đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu tăng cao sau đại dịch.

 

Điều đó có nghĩa là các nhà bán lẻ đã phải chi trả nhiều hơn để đưa được những hàng hóa đó vào các cửa hàng. Hệ quả là, chi phí này đã được chuyển sang người tiêu dùng.

 

Đi cùng với đó là việc tăng phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và còn trở nên tồi tệ hơn do tình trạng thiếu tài xế lái xe tải ở châu Âu.

 

Các nút thắt vận tải dường như đã giảm bớt vào tháng 12/2021, với việc Hoa Kỳ bắt đầu đỉnh kỷ lục về tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của nước này.

 

Nhưng Omicron và sự xuất hiện của các biến thể Covid trong tương lai có thể đảo ngược những điều đã đạt được này.

 

4. Lương tăng

 

Nhiều người đã bỏ hoặc thay đổi công việc trong thời kỳ đại dịch.

 

Tháng 4/2021, Mỹ đã chứng kiến ​​hơn 4 triệu người bỏ việc, theo Bộ Lao động Hoa Kỳ. Đây là mức tăng đột biến lớn nhất từng được ghi nhận.

 

Năm 2022: Lao động VN sẽ làm đến 72 giờ/tuần với lương 'đóng băng'?

Kinh tế Việt Nam 2021 và Covid-19: Lạc quan, đau thương rồi hy vọng

 

Do đó, các công ty đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên như tài xế, nhân viên chế biến món ăn và nhân viên phục vụ nhà hàng.

 

Một khảo sát do công ty nghiên cứu Korn Ferry thực hiện với 50 nhà bán lẻ lớn của Mỹ cho thấy 94% đang gặp khó khăn trong việc lấp các vị trí trống.

 

Hệ quả là, các công ty đang phải tăng lương hoặc đưa ra các khoản tiền thưởng đã được ghi sẵn trong hợp đồng khi ký để thu hút và giữ chân nhân viên. McDonald's và Amazon đang đưa ra các khoản tiền thưởng cho việc tuyển dụng từ 200 đến 1.000 đô la.

 

Các chi phí thêm của nhà tuyển dụng một lần nữa được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thương hiệu quần áo toàn cầu Next đổ lỗi việc tăng giá theo kế hoạch cho năm 2022 một phần là do chi phí trả lương leo thang.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E540/production/_122888685_2ade9927-ff76-4074-bfe7-b4b98cf8dc1d.jpg.webp

Amazon đang đưa ra các khoản tiền thưởng tuyển dụng trong nỗ lực nhằm thu hút nhân công

 

5. Tác động của khí hậu

 

Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều nơi trên thế giới đã góp phần gây ra lạm phát.

 

Nguồn cung dầu toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Ida và Nicholas đi qua Vịnh Mexico và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng khai thác dầu của Mỹ.

 

Và các vấn đề đáp ứng nhu cầu về vi mạch đã trở nên tồi tệ hơn sau khi một cơn bão mùa đông khốc liệt làm đóng cửa các nhà máy lớn ở Texas vào năm ngoái.

 

Giá cà phê cũng tăng vọt sau khi Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, có vụ thu hoạch kém sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần một thế kỷ qua.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10C50/production/_122888686_fb90b593-87a1-46a7-8fb8-f10684ffee88.jpg.webp

Thời tiết lạnh giá ở Texas gây ra vấn đề nghiêm trọng về năng lượng

 

6. Rào cản thương mại

 

Chi phí cho nhập khẩu tăng cũng góp phần làm tăng giá cả. Các quy tắc thương mại mới hậu Brexit (Anh ra khỏi EU) được ước tính đã làm giảm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu từ EU vào Anh trong nửa đầu năm 2021.

 

Phí chuyển vùng đang được áp dụng trở lại đối với nhiều du khách Anh đi thăm châu Âu trong năm nay.

 

Năm ngoái, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei cho biết các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên công ty này vào năm 2019, đang tác động đến các nhà cung cấp Mỹ và khách hàng trên toàn cầu.

 

7. Chấm dứt hỗ trợ trong đại dịch

 

Các chính phủ trên toàn thế giới đang hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để giúp đối phó với tác động của virus corona.

 

Chi tiêu công và vay nợ gia tăng trên toàn thế giới trong suốt thời kỳ đại dịch. Điều này dẫn đến việc tăng thuế mà góp phần vào việc hạn chế chi phí sinh hoạt, trong khi mức lương của hầu hết mọi người không thay đổi.

 

Nhiều nền kinh tế phát triển đã có các chính sách được được đưa ra để bảo vệ người lao động, chẳng hạn như chương trình 'furlough' - trợ cấp tiền trong đại dịch ở Anh, và các chính sách phúc lợi để bảo vệ những người được trả lương thấp nhất.

 

Một số nhà kinh tế cho rằng những chính sách này cũng có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn khi các biện pháp hỗ trợ kết thúc.

 

---------------------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm

13 tháng 1 năm 2022

.

World Bank: ‘Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022’

13 tháng 1 năm 2022

.

Covid: Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới 'tăng gấp đôi trong đại dịch'

17 tháng 1 năm 2022

.

VN: Sau hai năm chìm trong Covid, ước vọng gì cho năm mới?

19 tháng 1 năm 2022

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats