Kiều
hối và dòng ngoại tệ đẫm mồ hôi, nước mắt, vấy cả máu
26/01/2022
https://www.voatiengviet.com/a/kieu-hoi-buon-nguoi-mau-nuoc-mat-mo-hoi/6413277.html
https://gdb.voanews.com/4FE22BCA-8421-45F8-ABEA-A1FF81CD95CC_cx0_cy6_cw0_w650_r1_s.jpg
Một người thân bên
bàn thờ Phạm Thị Trà My, một nạn nhân trong số 39 người chết trong xe tải ở
Anh, tháng 10, 2019.
Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam
vừa đồng loạt loan báo “tin vui” từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam: Bất chấp
đại dịch COVID 19 lộn ngược kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, lượng kiều hối
(ngoại tệ mà người Việt từ khắp nơi trên thế giới gửi về Việt Nam) năm 2021 vẫn
lên tới 12,5 tỉ Mỹ kim, tăng khoảng 10% so với năm trước đó (2020).
Vào lúc này, khi Tết âm lịch đã cận kề, dòng
kiều hối đổ vào Việt Nam đang tăng mạnh và theo dự đoán của giới hữu trách, tổng
lượng kiều hối của cả năm 2022 sẽ tăng khoảng 2,6% so với năm ngoái (1).
***
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt
Nam chưa bao giờ cho biết chi tiết về nguồn gốc kiều hối nhưng chắc chắn, lý do
khiến dòng kiều hối đổ vào Việt Nam gia tăng đều đặn, kể cả khi đại dịch lan
tràn, tác động tiêu cực đến toàn thế giới, có liên quan mật thiết đến số lượng
người Việt ra ngoại quốc làm thuê (cả chính thức lẫn phi chính thức) càng ngày
càng nhiều.
Sau khi gửi khoảng 250.000 người Việt đi làm
thuê tại một số quốc gia cộng sản trong suốt thập niên 1980 để trừ các khoản nợ
đã vay khối XHCN nhằm... “giải phóng miền Nam”, đầu thập niên 1990, chính quyền
Việt Nam chính thức xác định, nhân lực là một trong những loại hàng hóa cần xuất
khẩu để kiếm ngoại tệ, xuất khẩu lao động (XKLĐ) bắt đầu có... “chỉ tiêu”, các
doanh nghiệp chuyên... XKLĐ ra đời.
Từ đó đến nay, chưa có bất kỳ thống kê nào cho
biết đã có bao nhiêu người Việt được đưa ra nước ngoài làm thuê nhưng chắc chắn,
con số này phải vài ba triệu. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Bộ LĐTBXH) – cơ
quan thay mặt chính phủ thực hiện và giám sát kế hoạch đưa người Việt ra ngoại
quốc làm thuê, từng xác định, trong giai đoạn từ 2017 đến 2020, mỗi năm sẽ...
“xuất khẩu” từ 100.000 đến 120.000 người (2).
Năm 2019, sau khi đưa được 136.000 người Việt
ra ngoại quốc làm thuê, Bộ LĐTBXH nâng chỉ tiêu XKLĐ lên mức 130.000 người/năm
nhưng do COVID 19, số người Việt được đưa ra ngoại quốc làm thuê chỉ đạt mức
70.000 người. Đó là lý do... “chỉ tiêu” XKLĐ của năm 2021 được hạ xuống 90.000
người (3) nhưng cuối cùng, trong cả năm 2021, Việt Nam chỉ đưa được khoảng
45.000 người ra ngoại quốc làm thuê (4).
Đáng lưu ý, cho dù các nguồn lợi từ XKLĐ đóng
góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam song chính quyền Việt
Nam chỉ hào hứng về lượng kiều hối không ngừng gia tăng, kể cả khi COVID-19 khiến
thiên hạ kiệt quệ vì đại dịch và tiếp tục làm ngơ trước số phận bi thảm của những
đồng bào mà họ... xuất khẩu, ngay cả khi cộng đồng quốc tế hối thúc phải hành động...
***
Cuối năm vừa qua, bốn Đặc sát viên và chuyên
gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cùng ký tên vào một văn bản, nhắc nhở
chính quyền Việt Nam về các nghĩa vụ pháp lý đối với cộng
đồng quốc tế trong hợp tác chống tệ nạn buôn người, từ điều tra đến cung
cấp các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và hỗ trợ các nạn nhân, sau khi
chứng kiến nhiều phụ nữ và bé gái Việt Nam do nghèo đói mà bị gạt
ra bên lề xã hội rồi trở thành nạn nhân buôn người và những kẻ buôn người không
bị trừng phạt.
... Cho dù có những bằng chứng rõ ràng về việc
một số doanh nghiệp chuyên XKLĐ của Việt Nam đã tuyển cả những bé gái chỉ 16 tuổi,
làm giả giấy tờ để đưa sang Saudi Arabia làm thuê. Dù đổ bệnh vì bị hành hạ, bị
bỏ đói, không được chữa trị, van xin được hồi hương nhưng không được hỗ trợ và
cô bé chết trước khi có thể lên phi cơ... nhưng chỉ có các tổ chức quốc tế, sau
đó là Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự lo ngại khi tình trạng phụ nữ và các bé gái Việt
Nam được xuất khẩu sang Saudi Arabia để làm thuê bị lạm dụng tình dục,
bị chủ hành hạ, tra tấn dã man, bị bỏ đói, không được chăm sóc y tế, phải
nhận mức lương thấp hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, thậm chí không
được trả lương trở thành phổ biến và yêu cầu Saudi Arabia phải
có biện pháp.
Tháng 12 năm ngoái, các Đặc sát viên và những
chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cáo buộc Việt Nam vẫn chưa làm gì cả
cho dù trong vòng chưa đầy hai tháng (từ 3/9/2021 đến 28/10/2021) có 205 phụ nữ
được xem là nạn nhân buôn người được hỗ trợ hồi hương (5). Thậm chí đến bây giờ,
câu hỏi những ai phải chịu trách nhiệm về cái chết chết của H Xuân Siu (người
Gia Rai ở buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được
trả lời (6)!
***
Năm 2013, American Thinker - tờ báo điện tử
chuyên giới thiệu những bài bình luận về các vấn đề được xem là quan trọng với
Hoa Kỳ - từng giới thiệu kết quả khảo cứu của Michael Benge, xác định chính quyền Việt Nam chủ trương
buôn người (7). Nhiều tổ chức quốc tế chống buôn người như Hagar
International (8), Walk Free,… cũng nhận định y hệt như vậy.
Năm 2013, lần đầu tiên Walk Free công bố “Chỉ
số tình trạng Nô lệ Toàn cầu” (Global Slavery Index). Theo đó, Việt Nam xếp thứ 64/162 về tình
trạng công dân bị buộc làm nô lệ (bị khống chế, cưỡng ép lao động) cả
bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam. Nếu xét riêng khu vực châu Á, Việt Nam xếp thứ
chín. Còn xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 (9)…
Năm 2019, cộng đồng quốc tế rúng động trước sự
kiện cảnh sát ở Essex – Anh phát giác 39 người Việt chết ngạt trong một
container loại chuyên dùng chở hàng đông lạnh. Tuy 39 nạn nhân chết do tìm cách
xâm nhập Anh Quốc bất hợp pháp nhưng dân chúng và chính phủ Anh chỉ thấy sốc
khi 39 nạn nhân thảm tử chỉ vì hi vọng có được một cuộc sống tốt đẹp (10).
Còn chính quyền Việt Nam? Ngay sau sự kiện vừa
kể, tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, chính
thức khuyến cáo: Đừng gán ghép trách nhiệm cho nhà nước (11)!
Với chính quyền Việt Nam, nhà nước hoàn toàn
vô can khi không tạo ra được cơ hội nào để công dân, đặc biệt là nông dân, công
nhân có đủ cơm ăn, áo mặc, có chỗ trú thân, có thể nuôi thân, nuôi cha mẹ, vợ
con nên lũ lượt dắt díu nhau đi làm thuê ở ngoại quốc cả bằng con đường XKLĐ
hay mạo hiểm theo con đường bất hợp pháp, chấp nhận đem cả nhân phẩm, sinh mạng
để hoán đổi cơ hội đạt tới ấm no không chỉ cho mình mà cho cả cha mẹ, vợ con
mình.
Dòng kiều hối đổ về Việt Nam tiếp tục gia tăng
đều đặn, chính quyền Việt Nam tiếp tục hoan hỉ, không thấy cần bận tâm về chuyện
những khoản ngoại tệ đó thấm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí vấy máu đồng
bào!
------------
Chú thích
(1) https://tienphong.vn/cang-gan-tet-nguyen-dan-kieu-hoi-ve-viet-nam-tang-manh-post1412209.tpo
(2) http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=219367
(3) https://cand.com.vn/Thi-truong/Khong-it-thach-thuc-cho-doi-xuat-khau-lao-dong-i598019/
(4) http://www.vamas.com.vn/mobile/mdetail.aspx?id=44851
(5) https://news.un.org/en/story/2021/11/1104872
(9) https://www.bbc.com/vietnamese/world/2013/10/131017_slavery_index_2013
=============================================
XEM THÊM
Nô
lệ thời nay: Phụ nữ Việt Nam lao động giúp việc nhà ở Ả-rập Xê-út
Angie Ngọc Trần
07 JAN, 2022
https://www.newmandala.org/no-le-thoi-nay-phu-nu-viet-nam-lao-dong-giup-viec-nha-o-a-rap-xe-ut/
.
Càng
gần Tết Nguyên đán, kiều hối về Việt Nam tăng mạnh
Tiền
Phong Online
25/01/2022 | 10:55
https://tienphong.vn/cang-gan-tet-nguyen-dan-kieu-hoi-ve-viet-nam-tang-manh-post1412209.tpo
TPO - Tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lượng
kiều hối chảy về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh do kiều bào có khoản tích lũy cả
năm gửi về quê nhà cho người thân.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, kiều
hối năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020.
Trong số đó, khoảng 70% lượng kiều hối được gửi qua các tổ chức tín dụng, 28% gửi
qua các công ty kiều hối, 2% gửi qua bưu điện.
Riêng tại TPHCM, theo Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh TPHCM, ước tính cả năm 2021, thành phố thu hút được
khoảng 6,5 - 6,6 tỷ USD kiều hối và từ nay đến Tết Nguyên đán 2022, lượng kiều
hối vẫn tiếp tục được chuyển về.
Trước đó, Ngân
hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD)
dự báo, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ở mức 18,1 tỷ USD, đứng thứ 8 thế
giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Để thu hút nguồn kiều hối dịp Tết Nguyên đán
năm nay, các ngân hàng Sacombank, ACB, Eximbank... đã đưa ra nhiều chương trình
hấp dẫn. Eximbank triển khai chương trình “Kiều hối phát tài - Lì xì như ý” từ
ngày 1/12/2021 đến 31/1/2022 với quà tặng là bao lì xì may mắn dành cho khách
hàng cá nhân nhận kiều hối qua MoneyGram tại các điểm giao dịch của Eximbank
trên toàn quốc.
Trong khi đó, khách hàng sử dụng dịch vụ nhận
kiều hối của Công ty Kiều hối Sacombank từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày
10/3/2022 sẽ có cơ hội tham gia quay số trúng thưởng may mắn với tổng giá trị
giải thưởng lên đến 300 triệu đồng.
Ngân hàng ACB và Công ty MoneyGram
International, Inc. vừa hợp tác toàn diện trong lĩnh vực dịch vụ chuyển tiền
nhanh. Theo đó, khách hàng sử dụng dịch vụ MoneyGram tại hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới dễ dàng gửi/chuyển tiền cho gia đình, người thân, bạn
bè nhận tại Việt Nam thông qua mạng lưới gần 1.000 điểm đại lý chuyển tiền
nhanh của ACB.
Dự báo, năm 2022, kiều hối tiếp tục tăng khoảng
2,6%. Tuy nhiên, giới phân tích tài chính cho rằng, khó khăn lớn nhất đối với
tăng trưởng kinh tế nói chung và kiều hối nói riêng ở quy mô toàn cầu là việc số
ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại và các biện pháp hạn chế đi lại được tái lập.
Bên cạnh đó, việc chấm dứt các chương trình kích thích tài khóa và hỗ trợ việc
làm khi kinh tế phục hồi cũng có thể giảm lượng kiều hối.
Ngọc Mai
No comments:
Post a Comment