Khi
Nga cảm thấy NATO là mối đe dọa
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 11/01/2022 - 15:30
Đẩy căng thẳng lên cao độ xung quanh Ukraina, nước
Nga của tổng thống Vladimir Putin đưa ra yêu sách như một kiểu tối hậu thư đòi
NATO từ bỏ chính sách mở rộng về phía Đông Âu. Từ đầu tuần này, Matxcơva bước
vào chiến dịch ngoại giao cấp tập với phương Tây mà mục tiêu không ngoài việc vẽ
lại bản đồ tương quan lực lượng giữa Nga và Liên Âu cũng như sự hiện diện
của Mỹ tại châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại
Giao Nga Sergei Ryabkov đến dự cuộc đàm phán về an ninh với thứ trưởng Ngoại
Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, trụ sở phái bộ Hoa Kỳ ở Geneve, Thụy Sĩ, ngày
10/01/2022. AP - Denis Balibouse
Sau cuộc đàm phán cả một ngày với Mỹ tại
Genève, Thụy Sĩ, không có được kết quả cụ thể nào, ngày mai 12/01, tại
Bruxelles, Bỉ, các đại diện của Nga và NATO bước vào cuộc thương lượng,
trước khi cuộc gặp giữa Nga và các nước phương Tây trong khuôn khổ Tổ chức An
ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Trong màn ngoại giao liên tiếp này, phía Nga đặt
hy vọng có được câu trả lời của các nước phương Tây về yêu sách mà họ đưa ra
hôm 17/12 vừa rồi. Đó là những đề nghị về một hiệp ước cấm Hoa Kỳ lập căn cứ
quân sự tại tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ, hiện không phải thành viên của
NATO và không được « phát triển hợp tác quân sự song phương »
với những quốc gia nói trên. Đòi hỏi thứ 2 là NATO phải chấm dứt mọi sự mở rộng
sang phần đông châu Âu.
Với Matxcơva, điều quan trọng nhất là Liên
Minh Bắc Đại Tây Dương phải cam kết không kết nạp thành viên mới, và không
tiến hành « bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraina và trong
những nước Đông Âu khác, từ nam Kavkaz đến vùng Trung Á ».
Nga đưa ra những đòi hỏi này vì cảm thấy an
ninh bị đe dọa, hệ quả của việc mở rộng không ngừng của NATO từ 30 năm qua, sau
khi Liên Xô sụp đổ. Giờ đây Matxcơva cho việc
Ukraina gia nhập liên minh quân sự phương Tây là làn ranh đỏ không được vượt
qua.
Theo chuyên gia Arnaud Dubien, giám đốc Đài
quan sát Pháp-Nga tại Matxcơva, « mục tiêu của Nga là ép các nước phương
Tây, đặc biệt là Mỹ ngồi vào đàm phán. Từ khi Liên Xô sụp đổ, phương Tây cho rằng
Nga không có lợi ích chính đáng nào ở ngoài biên giới và việc mở rộng ảnh hưởng
sang phía đông Âu là lẽ tự nhiên và Nga sẽ chấp nhận. Đến giờ thì sự việc không
thể được ».
Thực tế, từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991,
các nước phương Tây đã nhanh chóng mở rộng vùng ảnh hưởng của mình sang phía
lãnh địa cũ của khối Xô Viết. Năm 1999, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc gia
nhập NATO. Đến năm 2004, đến lượt Bulgari, Estonia, Latvia, Litva, Rumani,
Slovakia và Slovenia, Albani, Croatia, và đến cả Bắc Macedonia cũng tìm đến
sự bảo vệ của NATO.
Trong vòng 20 năm, Nga đã chứng kiến 14 nước từng
trong trường ảnh hưởng của mình nhiều thập kỷ, lần lượt gia nhập NATO ở các mức
độ khác nhau.
Nước Nga cảm thấy yếu thế, bị gạt ra ngoài lề
ngay trên sân sau của mình. Nhưng vì trong tình trạng kinh tế đổ vỡ và khả năng
quân sự bị suy yếu thời hậu Liên Xô, Matxcơva đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Khi đã
hồi phục được phần nào tiềm lực, nước Nga của ông Vladimir Putin quyết định phản
công. Đó là nhân khủng hoảng Ukraina với đòn đánh mạnh là sáp nhập Crimée năm
2014.
Chuyên gia Arnaud Dubien phân
tích: « Cuộc khủng hoảng 2014 tại Ukraina là một bước ngoặt trong
quan hệ Nga và phương Tây. Giờ đây Nga thấy mình là một cực độc lập trên trường
quốc tế ».
Cho rằng bị phương Tây đe dọa an ninh, nhưng
Nga cũng cảm thấy họ đã làm chủ được nhiều ván cờ chiến lược ở Syria
hay châu Phi, trong khi phương Tây mà đại diện quân sự là khối NATO thì
liên tiếp tỏ ra bất lực, nội bộ lủng củng trên các hồ sơ lớn của thế giới.
Trong chiến dịch ngoại giao dồn dập tuần này, Matxcơva muốn có được cam kết
trên giấy trắng mực đen NATO phải đóng cửa, không có chuyện kết nạp thêm
Ukraina, Gruzia hay bất kỳ nước nào khác xung quanh Nga. NATO có thể vẫn cứng
rắn với lý lẽ cho rằng các quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn đường đi của
mình, nhưng ít nhất phải chấp nhận dừng lại với Ukraina. Tức là không bao giờ
có thành viên Ukraina trong NATO, Washington giảm thiểu hợp tác quân sự với
Kiev.
Theo giới quan sát, người Nga đã đưa đòi hỏi
quá cao với phương Tây, giờ là vấn đề uy tín, họ không muốn bị mất mặt trong
khi cũng không thể duy trì căng thẳng quân sự mãi được. Cả hai bên đều hô hào ủng
hộ giải pháp ngoại giao. Để xem trong vài ngày tới liệu Nga có chịu lùi bước
hay các nước phương Tây có sẵn sàng từ bỏ hậu thuẫn quân sự cho chính phủ Kiev,
như từ 2014 đến giờ hay không, và nhất là phương Tây có đoàn kết được hay không
trước các điều kiện của Nga.
·
Các nội dung liên quan
Ukraina,
mặt trận hiểm nghèo cho cuộc đối đầu giữa NATO và Nga
Đàm
phán Mỹ, Nga về Ukraina tại Genève không đạt kết quả
Ukraina ít kỳ
vọng vào đàm phán Nga-Mỹ
No comments:
Post a Comment