Thursday 13 January 2022

ĐIỂM BÁO QUỐC TẾ về CÁC BIẾN ĐỘNG TẠI KAZAKHSTAN (Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch)

 



Điểm báo quốc tế bàn về các biến động tại Kazakhstan

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

14/01/2022

https://baotiengdan.com/2022/01/14/diem-bao-quoc-te-ban-ve-cac-bien-dong-tai-kazakhstan/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/01/1-55.jpg

Quân đội Nga, đóng quân gần biên giới với Ukraine, đang trên đường tới Kazakhstan, như ảnh vệ tinh cho thấy. Nguồn: IMAGO/SVA

 

Karzakhstan là đất nước Trung Á còn non trẻ, giành độc lập từ Liên Xô năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ. Với diện tích 2,7 triệu cây số vuông, hơn 19 triệu dân, Karzakhstan giàu tài nguyên khoáng sản như dầu hoả, khí đốt và đá hiếm, kinh tế nước này phát triển với nhiều đầu tư của Mỹ, Thụy Sĩ, Hà Lan và nhiều nước khác của Liên Âu.

 

Nhưng giá khí đốt tăng vọt khiến cho dân chúng bất bình và gây bạo loạn. Các biến động mới nhất của Karzakhstan làm cho công luận quốc tế quan tâm đặc biệt.

 

Để đối phó, chính quyền độc tài đã giết chết khoảng 164 người và bắt giữ hơn 4.400 người biểu tình. Trong khi Liên Xô đưa quân đội tới để hỗ trợ về mặt an ninh, bạo loạn vẫn tiếp diễn.

 

Liệu chính quyền có tiếp tục cai trị đất nước được không, đó là vấn đề mà báo chí quốc tế đưa ra nhiều lời bình luận khác nhau. Sau đây là phần tuyển dịch từ các báo.

 

                                                        ***

 

Báo BIRGÜN của Thổ Nhĩ Kỳ từ Istanbul viết: “Vấn đề không chỉ là về khí đốt, về cơ bản, mọi thứ đã trở nên đắt đỏ hơn, và khoảng cách biệt giàu nghèo đang mở rộng. Trên thực tế, tình hình trong nước lẽ ra phải leo thang sớm hơn. Ngoài lý do kinh tế, cũng có những lý do chính trị. Sự đàn áp nặng nề, con người không có tự do. Hy vọng rằng từ tình trạng bất ổn này, cuối cùng, người dân Kazakhstan sẽ chiến thắng”.

 

Báo ASAHI SHIMBUN của Tokyo bình luận: “Kazakhstan thực sự được coi là tương đối ổn định. Những cuộc bạo loạn này càng đáng ngạc nhiên hơn. Tuy nhiên, cho đến nay có vẻ như mọi người chỉ bày tỏ sự thất vọng của họ đối với chế độ và không có yêu cầu cụ thể“.

Báo VEDOMOSTI của Moscow cho rằng: “Các cuộc biểu tình ở Kazakhstan được thể hiện bởi tính cách mạng lưới của họ. Nhưng cho dù là có sự tổ chức rõ ràng của các cá nhân tích cực, cuộc biểu tình không có nhà lãnh đạo chính danh. Do đó, chính quyền không biết có thể đàm phán cụ thể với ai”.

 

Báo LA STAMPA của Ý phân tích: “Trong vòng vài giờ, cuộc biểu tình phản đối giá xăng khí đốt đã biến thành một cuộc nổi dậy chính trị. Mọi thứ đều chỉ ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nhìn từ Moscow, sự can thiệp quân sự để hỗ trợ chế độ Kazakhstan đang lung lay sẽ chính thức đưa Tổng thống Putin trở lại vai trò khao khát là phục hồi đế chế Liên Xô”.

Báo DIENA của Latvia viết: “Kazakhstan, nơi dường như rất yên tĩnh, đột nhiên trở thành tâm điểm chú ý của công luận thế giới. Nguyên nhân gây ra cho tình trạng bất ổn là giá khí đốt cao hơn.

 

Trong nước, tình trạng bất bình đẳng rất lớn, và bất mãn đối với chính phủ lan rộng. Hạn hán trong năm ngoái, sự đối kháng sắc tộc và việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc do đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình hình. Những kẻ gây bạo loạn không có kế hoạch nắm quyền hoặc đưa ra các yêu cầu chính trị, và không ai biết ai đang điều phối các cuộc biểu tình.

 

Tổng thống Tokayev đổ lỗi bạo lực cho những kẻ khủng bố quốc tế đã gửi quân đội tới và yêu cầu đồng minh giúp đỡ. Những binh sĩ Nga đầu tiên đã đến Kazakhstan, bề ngoài là để bảo vệ các mục tiêu chiến lược quan trọng. Một vấn đề khác là làm thế nào họ có ý định để giải quyết các vấn đề dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc biểu tình”.

 

Báo AFTENPOSTEN của Na Uy nhìn nhận những diễn biến mới nhất như sau: “Trong khi cảnh sát nói về các cuộc tấn công của các lực lượng cực đoan, các video trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy cuộc tuần hành của binh sĩ và bắn vào người biểu tình. Đồng thời, có những cuộc bạo loạn lớn và cướp bóc các cửa hàng. Hàng chục người được cho là đã thiệt mạng và dường như có hàng trăm người bị thương.

 

Tokayev đã hứa sẽ rút lại việc tăng giá. Nó không giúp ích gì cho Tokayek. Ngay cả việc từ nhiệm của chính phủ cũng không dẫn đến việc chấm dứt các cuộc biểu tình. Có lẽ bầu cử tự do sẽ là một giải pháp tốt hơn”.

 

Báo GUARDIAN của Anh coi yêu cầu hỗ trợ của các đồng minh gởi đến Kazakhstan là một hành vi mạo hiểm của Tổng thống Kazakhstan: “Việc yêu cầu Moscow giúp đỡ không chỉ là một sự thừa nhận ngấm ngầm về điểm yếu của Tokayev, mà còn có khả năng làm đảo lộn cho nhiều người ở một quốc gia tự hào về chính sách đối ngoại của mình. Liên minh các quốc gia hậu Xô Viết chưa bao giờ can thiệp vào một cuộc khủng hoảng, nhưng Nga, giống như Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh khác của Kazakhstan, muốn sự ổn định ở biên giới của mình, chứ không phải để các cuộc biểu tình đường phố lật đổ một chính phủ khác trong khu vực”.

 

Theo JIEFANG RIBAO của Trung Quốc, kịch bản bất ổn này hiện không đe dọa Kazakhstan: “Một mặt, chính giới vẫn nắm vững quyền lực trong tay, và sự đa số người dân bất mãn không đi xa đến mức là muốn thay đổi chế độ. Quan trọng hơn, bằng cách gửi lực lượng gìn giữ hòa bình, Nga đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho phương Tây không can thiệp. Tương tự như Nga, Trung Quốc cũng rất muốn nước láng giềng Kazakhstan trở lại bình thường, bởi vì Trung Á là một trung tâm chiến lược quan trọng của Con đường tơ lụa mới”.

 

Báo GZETA WYBORCA của Ba Lan giải thích: “Kazakhstan là một quốc gia hậu Xô Viết đặc biệt, có lẽ là quốc gia duy nhất bắt tay vào con đường hiện đại hóa độc tài tương đối thành công, trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ và tin cậy với Nga trong một thời gian tương đối dài.

 

Không phải ngẫu nhiên mà bảng chữ cái bằng tiếng Latin được sử dụng ở Kazakhstan, và không phải ngẫu nhiên mà Kazakhstan, quốc gia Trung Á duy nhất đạt hơn 50% xuất khẩu sang Liên Âu và gần có 80% đầu tư nước ngoài đến từ Hoa Kỳ và các nước châu Âu.

 

Ngày nay, đất nước này đang phải đối mặt với một quyết định lịch sử vĩ đại, và năm 2022 có thể sẽ không kém phần quan trọng đối với không gian hậu Xô Viết so với năm 2003 với “Cách mạng Hoa hồng” Georgia hoặc năm 2014 với Cách mạng Ukraine”.

 

Báo NEU ZÜRCHER ZEITUNG từ Thụy Sĩ tin rằng, Moscow cũng đang theo đuổi các mục tiêu địa chính trị bằng cách triển khai cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình: “Putin biết được việc nắm bắt cơ hội khi cơ hội thể hiện. Rõ ràng, Putin coi tình trạng bất ổn ở Kazakhstan là cơ hội để cho quốc gia lớn nhất ở Trung Á này ràng buộc vững chắc với Nga trong tương lai gần. Putin khéo léo dùng cơ hội khai thác điểm yếu của các nhà độc tài Kazakhstan.

 

Dự kiến là quân đội Nga sẽ không ra khỏi Kazakhstan nhanh như vậy. Moscow sử dụng không thương tiếc “lực lượng gìn giữ hòa bình” của mình ở nhiều nước cộng hòa Liên Xô cũ, vì lợi ích địa chính trị của mình. Một khi tình hình ở Kazakhstan đã được kiểm soát, nước này có thể sẽ gia nhập danh sách này”.

 

Báo SABAH của Thổ Nhĩ Kỳ từ Istanbul cũng nghi ngờ rằng, sự can thiệp của quân đội Nga là vị tha: “Nhân dịp này, Nga muốn thực hiện một số yêu cầu. Điều này được thể hiện rõ trong các tuyên bố của người đứng đầu các phương tiện truyền thông có liên kết với Điện Kremlin là Sputnik và Russia Today. Ví dụ, việc Kazakhstan công nhận Crimea là một phần của Nga, du nhập tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức thứ hai, sự tái du nhập chữ cyrillic và cho phép của các trường học Nga hoạt động”.

 

Báo LIDOVE NOVINY từ Tiệp Khắc nhận định, các tham vọng của Liên Xô một cách tương tự và trích ra một ví dụ khác: “Một số người sẽ nhớ cách mà các đơn vị Nga kết thúc cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan trong Nagorno-Karabakh năm ngoái. Lần này, Nga cũng bảo đảm trật tự. Điều này không thể bị lên án như là một tội ác.

 

Nhưng vấn đề là Nga không biết bắt đầu từ đâu và dừng lại ở đâu. Sự can thiệp vào Nagorno-Karabakh và Kazakhstan không làm phiền phương Tây. Nhưng điều này cũng sẽ áp dụng cho Georgia, Ukraine hay thậm chí là các nước Baltic? Mỹ và NATO phải đàm phán điều này với Nga”.

 

Tuy nhiên, báo HUANQIU SHIBAO của Trung Quốc tin rằng, tình hình hiện đang được kiểm soát trở lại: “Việc triển khai quân đội của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể đã đóng góp đáng kể cho việc này. Liên minh quân sự do Moscow lãnh đạo đã chứng tỏ bảo vệ an ninh cho các quốc gia thành viên ở Trung Á. Các hệ thống phòng thủ như vậy phải được mở rộng hơn nữa nếu các quốc gia như Kazakhstan muốn tự bảo vệ mình khỏi một cuộc cách mạng do phương Tây lãnh đạo. Tuy nhiên, đánh giá tuỳ theo định kiến của phương Tây là Nga đang thách thức NATO với liên minh này”.

 

Báo EL PERIODICO DE ARAGON của Tây Ban Nha viết: “Liên minh phòng thủ của sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (OVKS) không gì khác hơn là một công cụ của điện Kremlin. Nhìn vào Ukraine và việc sáp nhập Crimea trong năm 2014 là đủ để đoán xem Nga sẵn sàng đi bao xa và mở rộng ảnh hưởng của mình. Cuộc nổi dậy ở Kazakhstan chắc chắn không chỉ là kết quả của việc tăng giá khí đốt.

 

Thay vào đó, tình hình cho thấy sự bất mãn dân chúng, mức sống của họ không cao như sự giàu có của đất nước về tài nguyên khoáng sản có thể mang lại. Nhưng cũng có lời hứa không được thực hiện về dân chủ hơn, bởi vì Kazakhstan được cai trị bởi một đảng duy nhất và không có phe đối lập chính trị. Đây là những phần tác động cho một cuộc khủng hoảng xã hội, mà nó sẽ lan sang các quốc gia khác cũng không ổn định trong khu vực”.

 

Báo JYLLANDS-POSTEN của Đan Mạch nhấn mạnh: “30 năm sau Liên Xô sụp đổ, người ta vẫn phải nhận thức tỉnh táo là từ quan điểm dân chủ, các nước cộng hòa cũ phía nam kém phát triển một cách vô vọng.

 

Nhưng hiện nay, Putin có thể rơi vào một trò chơi nguy hiểm cao độ của mình. Sau khi cố gắng gây bất ổn cho châu Âu bằng các cuộc tấn công mạng, uỷ thác việc giết người, nguỵ tạo thông tin và các mối đe dọa quân sự, Putin đột nhiên bị thách thức bởi cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan. Bình thường hóa thế giới hậu Xô Viết sẽ kéo dài bao lâu? Phương Tây chỉ còn một điều duy nhất: họ phải kiên quyết đối đầu với các chế độ độc tài này”.

 

Đây chính xác là một vấn đề trong mắt báo CORRIERE DELLA SERA của Ý: “Vladimir Putin không thể tưởng tượng được là, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất của mình, phương Tây đang bị phân hoá và rối loạn như ngày nay.

 

Mỹ bị chia cắt bởi các cuộc xung đột nội bộ, Đức có một chính phủ mới vẫn chưa tìm thấy hướng đi cho khu vực. Pháp đang trong chiến dịch tranh cử tại Điện Elysée, nơi hứa hẹn sẽ gây rủi ro cho Tổng thống Macron.

 

Tóm lại, phương Tây đang trải qua một trong những giai đoạn bất ổn và yếu kém, chắc chắn nó ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược – và cũng ảnh hưởng đến phản ứng đối với hành động của người khác”.

 

Báo NEW YORK TIMES của Mỹ cũng lưu ý, một sự mất đoàn kết nhất định giữa các quốc gia phương Tây trong mối quan hệ với Nga, có liên quan đến Kazakhstan, Belarus và trên hết là Ukraine:  “Bộ phim chỉ mới bắt đầu. Các nước láng giềng khác có thể trở thành con tin cho chiến lược sinh tồn của Nga, đòi hỏi phải mở rộng quyền lực sang các nước khác để duy trì ổn định ở trong nước.

 

Điện Kremlin đang đối phó với một hệ thống chính trị lâu đời ở phương Tây quyết tâm duy trì hiện trạng. Bởi vì toàn cầu hóa ngăn cản một chính sách ngăn chặn nghiêm trọng: làm thế nào phương Tây có thể ngăn chặn được Nga khi bị vướng vào trong một mạng lưới quan hệ kinh tế và an ninh với nhà nước Nga”.

 

Báo MÜSAVAT từ Azerbaijan đã làm sáng tỏ các nguyên nhân sâu xa của sự bất ổn ở Kazakhstan và tự hỏi: “Những người biểu tình có vũ trang này là ai, họ thuộc nhóm khủng bố nào và yêu cầu của họ là gì? Điều thú vị ở đây là cuộc họp của các quốc gia kế tục của Liên Xô tại St. Petersburg vào cuối năm.

 

Ở đó, người đứng đầu điện Kremlin Putin lần đầu tiên gặp cựu Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và sau đó với người kế nhiệm Tokayev. Putin đã đưa ra nhiều yêu sách đối với Kazakhstan. Nazarbayev đã từ chối yêu cầu này, nhưng sau đó Tokayev đã đồng ý.

 

Còn Nazarbayev thì sao? Nazarbayev bị quản thúc tại gia hay đã rời khỏi đất nước chưa? Có lẽ Nazarbayev đã đặt mình vào vị trí hàng đầu của “cuộc kháng chiến vũ trang chống lại sự chiếm đóng của Nga”.

 

Cho đến khi nào tất cả câu hỏi này không được trả lời, người ta sẽ không hiểu được những gì đang xảy ra ở Kazakhstan.”

 

*Tổng hợp từ nguồn của Deutschlandfunk, die internationale Presschau





No comments:

Post a Comment

View My Stats