Saturday 15 January 2022

HOA KỲ BÁC BỎ YÊU SÁCH CỦA TRUNG HOA Ở BIỂN ĐÔNG TRONG BÁO CÁO CỦA BỘ NGOẠI GIAO (John Feng - Newsweek)

 



Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách của Trung Hoa ở Biển Đông trong báo cáo của Bộ Ngoại giao   

John Feng

Trần Giao Thủy chuyển ngữ

 POSTED ON JANUARY 14, 2022

https://dcvonline.net/2022/01/14/hoa-ky-bac-bo-yeu-sach-cua-trung-hoa-o-bien-dong-trong-phuc-trinh-cua-bo-ngoai-giao/

 

Hoa Kỳ đã lên tiếng bác bỏ toàn diện và mạnh nhất về các yêu sách chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông trong một nghiên cứu dài 44 trang do Bộ Ngoại giao công bố hôm thứ Tư.

 

VIDEO :

U.S. destroyer shadows China's Liaoning carrier group in East, South China seas | ANC

https://www.youtube.com/watch?v=aYtUkHPW_c8&t=12s

Tàu khu trục Mỹ kèm Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Hoa ở biển Đông, Nam Trung Hoa | ANC

 

Sau đây là phần tóm tắt các điểm chính của công bố của Bộ Ngoại giáo Hoa Kỳ

 

Nghiên cứu này xem xét các yêu sách hàng hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Hoa) trên Biển Đông. Các yêu sách hàng hải bành trướng của Trung Hoa ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (“Công ước”).

 

Trung Hoa khẳng định bốn loại yêu sách hàng hải* ở Biển Đông:

 

·         Yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển. Trung Hoa yêu sách “chủ quyền” đối với hơn một trăm thực thể ở Biển Đông, chìm dưới mặt biển và nằm ngoài giới hạn hợp pháp của lãnh hải của bất kỳ Quốc gia nào. Những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể chìm không phải là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải.

 

·         Đường cơ sở thẳng. Trung Hoa đã vẽ hoặc khẳng định quyền được vẽ “những đường cơ sở thẳng” bao quanh các đảo, vùng nước và các thực thể chìm trong các vùng không gian đại dương rộng lớn ở Biển Đông. Không có nhóm nào trong số bốn “nhóm đảo” mà Trung Hoa yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (“Quần đảo Đông Sa,” “Quần đảo Tây Sa,” “Quần đảo Trung Sa,” và “Quần đảo Nam Sa”) đáp ứng các tiêu chí địa lý cho việc sử dụng các đường cơ sở thẳng theo Công ước. Ngoài ra, không có một quy chế tập quán quốc tế đặc biệt nào ủng hộ quan điểm của Trung Hoa rằng nước này có thể xác định các đường cơ sở thẳng bao quanh các nhóm đảo.

 

·         Các vùng biển. Trung Hoa khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên việc coi mỗi nhóm đảo trên Biển Đông mà nước này yêu sách chủ quyền là “một thực thể đơn nhất”. Điều này không được luật pháp quốc tế cho phép. Phạm vi của các vùng biển phải được đo từ các đường cơ sở được thiết lập hợp pháp, thường là ngấn nước thủy triều thấp dọc theo bờ biển. Trong các vùng biển có yêu sách chủ quyền của mình, Trung Hoa cũng đưa ra nhiều yêu sách về quyền tài phán không phù hợp với luật pháp quốc tế.

 

·         Các quyền lịch sử. Trung Hoa khẳng định có “những quyền lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách này không có cơ sở pháp lý và được Trung Hoa khẳng định mà không có bất kỳ diễn giải cụ thể nào về bản chất của “những quyền lịch sử” đã yêu sách.

 

Ảnh hưởng tổng thể của các yêu sách hàng hải này là việc Trung Hoa yêu sách chủ quyền hoặc một số loại đặc quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông một cách bất hợp pháp. Những yêu sách này làm suy yếu nghiêm trọng thượng tôn pháp luật trên biển và nhiều điều khoản của luật quốc tế được công nhận rộng rãi như được phản ánh trong Công ước về Luật Biển. Vì lý do này, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những yêu sách này của Trung Hoa để ủng hộ trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và trên toàn thế giới.

 

(*) Những đảo trên Biển Đông mà Trung Hoa yêu sách chủ quyền cũng là yêu sách chủ quyền của các Quốc gia khác. Nghiên cứu này chỉ xem xét các yêu sách hàng hải của Trung Hoa và không xem xét giá trị của các yêu sách chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông của Trung Hoa hay của các Quốc gia khác. Hoa Kỳ không có quan điểm về việc nước nào có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, vốn không phải là một vấn đề được luật biển quy định.

 

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) khẳng định cái mà họ gọi là “quyền lịch sử” đối với mọi hòn đảo trong “đường chín đoạn”, tuyên bố quyền tài phán đối với các vùng nước xung quanh hàng trăm địa điểm trên biển, gồm cả những hòn đảo chìm dưới mặt biển.

 

Phúc trình, Những giới hạn trên những vùng biển số 150, đánh giá vùng biển của Trung Hoa hơn là yêu sách chủ quyền của Trung Hoa chống lại các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Hoa Kỳ không có quan điểm nào về chủ quyền đối với khoảng 250 đảo, đá ngầm, bãi cạn và bờ biển, nhưng Hoa Kỳ nhất quyết đòi quyền tự do đi lại trên những đường hàng hải bận rộn, đặc biệt là ở những khu vực mà quyền kiểm soát hàng hải của Bắc Kinh trái với luật pháp quốc tế.

 

https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/LIS150-SCS_Map-2-783x1024.jpg

Bản đồ 2. Bản đồ minh họa về các phạm vi địa lý ​​của Quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa, mà CHND Trung Hoa tuyên bố chủ quyền những vùng biển của họ. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Những giới hạn trên những vùng biển số 150, trang 12

 

Bản đồ này được phát hành trong một báo cáo của Bộ Ngoại giao tựa đề Những giới hạn trên những vùng biển số 150, vào ngày 12 tháng 1 năm 2022, trong đó cho thấy các tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa đối với hầu hết Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

 

Nghiên cứu đề cập đến bốn lĩnh vực gây tranh cãi, trong số đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa đối với hơn 100 địa điểm ở Biển Đông, vượt xa lãnh thổ ven biển của nước này, chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên. Theo công ước mà Trung Hoa phê chuẩn vào năm 1996, các đặc điểm địa lý như vậy không thể được tuyên bố chủ quyền hợp pháp hoặc tạo ra các vùng biển.

 

Bắc Kinh không chỉ yêu sách chủ quyền tại những vùng đá ngầm mà còn liên kết các khu vực khác biệt về địa lý với nhau để tạo ra “đường cơ sở thẳng”, vẽ các khối lớn vùng biển đặc quyền xung quanh các quần đảo trong vùng biển giàu năng lượng. Bản phúc trình cho biết các khu vực này dường như hiện hữu xung quanh bốn nhóm: quần đảo Pratas (Đông Sa), Hoàng Sa (Tây Sa), và Trường Sa (Nam Sa) và quần đảo Trung Sa.

 

Ngoài ra, Trung Hoa, bằng cách coi mỗi nhóm đảo là một đơn vị, khẳng định các yêu sách đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các tác giả bản phúc trình nhận thấy, thực tiễn không phù hợp với UNCLOS, vốn chỉ cho phép vẽ các đường cơ sở trong những trường hợp hạn chế — một đường bờ biển thụt vào hoặc các đảo ở vùng lân cận gần bờ biển.

 

Cuối cùng, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác định không có cơ sở pháp lý nào để Trung Hoa khẳng định “quyền lịch sử” ở Biển Đông. Bắc Kinh chưa bao giờ đưa ra lý do pháp lý hậu thuẫn cho tuyên bố của mình. Bản phúc trình viết,

 

“Không có điều khoản nào của Công ước có thuật ngữ ‘quyền lịch sử’, cũng như không có cách hiểu thống nhất nào về ý nghĩa cụ thể của thuật ngữ này là gì đối với luật pháp quốc tế.”  (Phúc trình Những giới hạn trên những vùng biển số 150, 12 tháng 1 năm 2022)

 

https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/LIS150-SCS_Map-6A-1024x982.jpg

Bản đồ 6A. Quần đảo Trường Sa (Nam Sa) , cho thấy phạm vi rõ ràng của yêu sách nội thủy trái pháp luật của CHND Trung Hoa. Tham khảo Bản đồ 2 để biết rõ vị trí. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Những giới hạn trên những vùng biển số 150, trang 19

 

https://d.newsweek.com/en/full/1968419/us-study-rejects-chinas-sweeping-maritime-claims.jpg?w=790&h=753&e=189e8948ad36a75f28e93b9323a84bb5

Bản đồ 6B. Quần đảo Trường Sa (Nam Sa), cho thấy giới hạn lãnh hải gần đúng 12 hải lý tính từ các đường cơ sở hợp pháp. Tham khảo Bản đồ 2 đẻ biết rõ vị trí. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Những giới hạn trên những vùng biển số 150, trang 21

 

Bản đồ quần đảo Nam Sa (Trường Sa), cho thấy phạm vi rõ ràng của yêu sách nội thủy trái pháp luật của Trung Hoa và giới hạn lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở hợp pháp. Bản đồ được công bố trong một báo cáo của Bộ Ngoại giao tựa đề Những giới hạn trên những vùng biển số 150, vào ngày 12 tháng 1 năm 2022, trong đó cho thấy các yêu sách sâu rộng của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

 

Bản phúc trình kết luận :

 

“Ảnh hưởng tổng thể của những yêu sách hàng hải này là việc CHND Trung Hoa tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp hoặc một số hình thức độc quyền tài phán trên hầu hết vùng Biển Đông. Những tuyên bố này, đặc biệt là xét về phạm vi địa lý và nội dung rộng lớn của chúng, làm suy yếu nghiêm trọng chế độ pháp quyền trên đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế đã phản ảnh trong Công ước.” (Phúc trình Những giới hạn trên những vùng biển số 150, 12 tháng 1 năm 2022)

 

Các tác giả chính Kevin Baumert, Amy Stern và Amanda Williams, người đã thực hiện nghiên cứu cho Văn phòng Đại dương và Địa cực thuộc Cục Đại dương và Các vấn đề Môi trường và Khoa học Quốc tế tại Bộ Ngoại giao viết :

 

“Vì lý do này, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những tuyên bố chủ quyền này để ủng hộ trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và trên toàn thế giới.”  (Kevin Baumert, Amy Stern và Amanda Williams)

 

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa trên Biển Đông là ‘Bất khả tranh biện’ 

Nghiên cứu của Bộ Ngoại giáo tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” sâu rộng của Trung Hoa trong án lệnh cho vụ  Philippines kiện Trung Hoa, còn được gọi là vụ Trọng tài Biển Đông. Một nghiên cứu trước đó từ năm 2014, Giới hạn trên biển số 143, cũng đã nhận thấy “đường đứt đoạn” không phù hợp với UNCLOS. Trong một tuyên bố kèm theo, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết :

 

“Với việc công bố nghiên cứu mới nhất này, Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi CHND Trung Hoa tuân thủ các yêu sách hàng hải của mình với luật pháp quốc tế như được phản ảnh trong Công ước Luật Biển, tuân thủ quyết định của Tòa trọng tài trong phán quyết ngày 12 tháng 7 , 2016, trong án lệnh Trọng tài Biển Đông, và ngừng các hoạt động cưỡng chế và trái pháp luật của nó ở Biển Đông.”  (Bộ Ngoại giáo Hoa Kỳ)

 

https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/LIS150-SCS_Map-3-1024x625.jpg

[A]

https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/01/LIS150-SCS_Map-3-1024x625.jpg

[B]

Bản đồ 3. Quần đảo Tây Sa  (Quần đảo Hoàng Sa), (A) co thấy các đường cơ sở thẳng mà  CHND Trung Hoa dùng để tuyên bố chủ quyền và các giới hạn lãnh hải, và (B) cho thấy các giới hạn gần đúng của lãnh hải 12 hải lý tính từ các đường cơ sở hợp pháp. Hãy xem Bản đồ 2 để để biết vị trí. Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Những giới hạn trên những vùng biển số 150, trang 15

 

Những phân tích chi tiết, chắc chắn đóng vai trò là tài liệu tham khảo chính trong nghiên cứu sâu hơn và tranh luận công khai về chủ đề này, đã thu hút phản ứng ngay lập tức của chính phủ Trung Hoa hôm thứ Năm, nhưng nó lặp lại các quan điểm đã được đề cập trong nghiên cứu của Mỹ và không trả lời được các câu hỏi còn lại xung quanh tính hợp pháp của chúng.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Hoa Wang Wenbin cho biết nghiên cứu này

 

“bóp méo luật pháp quốc tế, gây hoang mang cho công chúng, gieo rắc mối bất hòa và phá vỡ tình hình khu vực.

Trung Hoa có những quyền lịch sử ở Biển Đông. Chủ quyền và các quyền và lợi ích liên quan của Trung Hoa ở Biển Đông đã được xác lập trong một thời gian dài lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.”  (Wang Wenbin)

 

Wenbin lặp lại sự bác bỏ của Trung Hoa trong toàn bộ án lệnh năm 2016 ở The Hague, gọi phán quyết đó là “bất hợp pháp, vô hiệu.

 

 

© 2021 DCVOnline   

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 


 

Nguồn: U.S. Dismisses China’s Claims in South China Sea in State Department Report | John Feng | Newsweek | January 13, 2022.

Toàn bộ bàn phúc trình Limits in the Seas No. 150 | People’s Republic of China: Maritime Claims in the South China Sea của United States Department of State, Bureau of Oceans and International, Environmental and Scientific Affairs

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats