Monday, 24 January 2022

‘DON’T LOOK UP’: NGÒI NỔ ĐẦU TIÊN CỦA HOLLYWOOD VỀ VIỆC PHỦ NHẬN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MINH HỌA 5 HUYỀN THOẠI THÚC ĐẨY SỰ BÁC BỎ KHOA HỌC (Gale Sinatra và Barbara K. Hofer)

 



‘Don’t Look Up’: Ngòi nổ đầu tiên của Hollywood về việc phủ nhận biến đổi khí hậu minh họa 5 huyền thoại thúc đẩy sự bác bỏ khoa học    

Gale Sinatra và Barbara K. Hofer

Lê Thị Hạnh dịch 

22.1.22

http://www.phantichkinhte123.com/2022/01/dont-look-up-ngoi-no-au-tien-cua.html#more

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhVA_ChJ3Fd5ETWrCE2um7VC9IZlIuQDmfnJllRlskncoAzG9RREGr62vU591XDWBTidgHJ79yDK0KdVF-frPbRcyPE4On3I-Lrt7ETAbfuYcx5-_ZjrpGCUEr8IUXmioSEiSusP3wBh0uKbQObx2jPKDV1rODRkPuqxrc4C07_8lRSH5D3sUpjG4TXvQ=w583-h384  

Trong phim ‘Don’t Look Up’ (‘Đừng tìm tòi’), các nhà khoa học do các diễn viên Leonardo DiCaprio và Jennifer Lawrence thủ vai chứng kiến với sự kinh hoàng khi mọi người cố tình phớt lờ những cảnh báo về một thảm họa sắp xảy ra. Ảnh: Entertainment Pictures/Alamy Stock Photo

 

Mọi bộ phim về thảm họa dường như mở ra với việc một nhà khoa học bị phớt lờ. Phim “Don’t Look Up” (‘Đừng tìm tòi’) cũng không phải là ngoại lệ - trên thực tế, việc mọi người phớt lờ hoặc thẳng thừng phủ nhận bằng chứng khoa học chính là điểm mấu chốt.

 

Leonardo DiCaprio và Jennifer Lawrence vào vai các nhà thiên văn học, những người thực hiện một khám phá thật sự khủng khiếp về Trái đất và sau đó cố gắng thuyết phục tổng thống hành động để cứu nhân loại. Đó là tác phẩm châm biếm khám phá cách thức các cá nhân, nhà khoa học, giới truyền thông và chính trị gia phản ứng khi đối mặt với những sự thật khoa học gây khó chịu, đe dọa và phiền phức.

 

Bộ phim là một ngụ ngôn về biến đổi khí hậu, cho thấy cách thức những người có quyền lực để làm điều gì đó về sự nóng lên toàn cầu cố tình tránh hành động và những người đang hưởng lợi từ hiện trạng có thể đánh lừa công chúng như thế nào. Nhưng bộ phim cũng phản ánh sự phủ nhận khoa học một cách rộng rãi hơn, bao gồm cả những gì thế giới đã và đang chứng kiến ​​với COVID-19.

 

VIDEO : DON'T LOOK UP | Leonardo DiCaprio, Jennifer Lawrence | Official Trailer | Netflix

https://www.youtube.com/watch?v=RbIxYm3mKzI

 

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa đoạn mở đầu của bộ phim và cuộc khủng hoảng thực sự đang rình rập nhân loại là mặc dù các cá nhân có thể bất lực trước sao chổi, nhưng mọi người đều có thể hành động dứt khoát để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.

 

Việc biết được những huyền thoại tạo ra sự phủ nhận khoa học có thể giúp ích cho bạn.

Với tư cách là các nhà tâm lý học nghiên cứu và là các tác giả của Science Denial: Why It Happens and What to Do About It (“Sự phủ nhận khoa học: Tại sao xảy ra sự phủ nhận và phải làm gì về sự phủ nhận này”), chúng tôi nhận ra quá rõ ràng tất cả những khía cạnh này của sự phủ nhận khoa học.

 

.

Huyền thoại số 1: Chúng ta không thể hành động trừ khi khoa học chắc chắn 100%

 

Câu hỏi đầu tiên mà Tổng thống Orlean (do diễn viên Meryl Streep thủ vai) hỏi các nhà khoa học sau khi họ giải thích rằng một sao chổi đang trong hành trình va chạm với Trái đất là, “Vậy điều này chắc chắn như thế nào?” Khi biết rằng độ tin cậy là 99,78%, giám đốc nhân sự của tổng thống (do diễn viên Jonah Hill thủ vai) trả lời với thở phào nhẹ nhõm: “Thật tuyệt, không phải là 100%!” Nhà khoa học chính phủ Teddy Oglethorpe (do diễn viên Rob Morgan thủ vai) trả lời: “Các nhà khoa học không bao giờ thích nói 100%.”

 

Sự không sẵn lòng khi phải khẳng định chắc chắn 100% này là một thế mạnh của khoa học. Ngay cả khi các bằng chứng nêu lên rõ ràng về một hướng, các nhà khoa học vẫn tiếp tục khám phá để tìm hiểu thêm. Đồng thời, họ nhận ra bằng chứng áp đảo và hành động theo bằng chứng đó. Nhiều bằng chứng cho thấy khí hậu Trái đất đang thay đổi theo hướng nguy hiểm do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hóa thạch, và nó đã quá tải trong nhiều năm.

 

Khi các chính trị gia có thái độ “hãy chờ và xem” đối với biến đổi khí hậu (hoặc “ngồi yên và đánh giá”, như bộ phim nói), cho thấy các chính trị gia cần thêm bằng chứng trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào, đó thường là một hình thức phủ nhận khoa học.

 

.

Huyền thoại số 2: Những thực tế đáng lo ngại như các nhà khoa học mô tả là điều quá khó để công chúng chấp nhận

 

Cụm từ tiêu đề, “Đừng tìm tòi”, miêu tả giả định tâm lý này và cách thức một số chính trị gia sử dụng cụm từ này một cách tiện lợi như một cái cớ để không hành động trong khi thúc đẩy lợi ích riêng của họ.

 

Lo lắng là một phản ứng tâm lý ngày càng tăng và dễ hiểu đối với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cho thấy có những chiến lược mà mọi người có thể sử dụng để đối phó hiệu quả với chứng lo âu về khí hậu, chẳng hạn như trở nên hiểu rõ hơn và nói về vấn đề này với những người khác. Điều này cung cấp cho các cá nhân một cách để kiểm soát sự lo lắng đồng thời thực hiện các hành động để giảm thiểu rủi ro.

 

VIDEO : Adam McKay Reveals How He Wrote 'Don’t Look Up' | Around the Table | Entertainment Weekly

https://www.youtube.com/watch?v=2bsm45CTCa0

 

Một nghiên cứu quốc tế năm 2021 cho thấy 80% cá nhân thực sự sẵn sàng thay đổi cách sống và làm việc để giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

 

.

Huyền thoại số 3: Công nghệ sẽ cứu chúng ta, vì vậy chúng ta không cần phải hành động

 

Thông thường, các cá nhân muốn tin vào một kết quả mà họ ưa chuộng hơn, chứ họ không muốn đối đầu với một thực tế được cho là đúng, các nhà tâm lý học gọi cách phản ứng này là lý luận có động cơ.

 

Ví dụ, niềm tin rằng một giải pháp công nghệ đơn lẻ, chẳng hạn như thu giữ carbon, sẽ khắc phục được cuộc khủng hoảng khí hậu mà không cần phải thay đổi chính sách, lối sống và việc thực hành, niềm tin này có thể dựa trên hy vọng nhiều hơn là thực tế. Công nghệ có thể giúp giảm tác động của chúng ta đối với khí hậu; tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những tiến bộ khó có thể đạt được nhanh chóng như ta mong đợi.

 

Hy vọng về những giải pháp như vậy sẽ làm chuyển hướng sự chú ý khỏi những thay đổi đáng kể cần thiết trong cách chúng ta làm việc, sống và vui chơi, và đó là một hình thức phủ nhận khoa học.

 

.

Huyền thoại số 4: Nền kinh tế quan trọng hơn bất cứ thứ gì, kể cả những cuộc khủng hoảng sắp xảy ra theo dự đoán của khoa học

 

Hành động để làm chậm biến đổi khí hậu sẽ rất tốn kém, nhưng không hành động thì sẽ phải trả giá đắt - thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản.

 

Hãy xem xét chi phí của các vụ cháy rừng ở phương Tây gần đây. Quận hạt Boulder, tiểu bang Colorado, đã mất gần 1.000 ngôi nhà sau trận hỏa hoạn vào ngày 30 tháng 12 năm 2021, sau một mùa hè và mùa thu khô hạn, nắng nóng và hầu như không có mưa hoặc tuyết. Một nghiên cứu về các đám cháy ở California vào năm 2018 - một năm khô nóng khác - khi thị trấn Paradise bị cháy, ước tính thiệt hại, bao gồm cả chi phí y tế và gián đoạn kinh tế, vào khoảng 148,5 tỷ đô la.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEj0eqSgjtUJlBajobb23ofU9DTkfKX8dKRnCZ5XJd-3HdU6auovA9U08X56TtIKpsh-NgOBprKXuDE2sstmEgmuIOXJL32S9FSwdMPWRQhZgI9f17Oc5eKygS8xBHTgp-Nu8yH0iugMllJbjjEv1ZPAQOjc1jgq2ARjPcZi9A_VerULmMGXSb61_r9e0g=w585-h389

Gần 1.000 ngôi nhà bị đốt cháy ở quận hạt Boulder, tiểu bang Colorado, khi gió mạnh thổi đám cháy cỏ qua khung cảnh khô cằn bất thường vào ngày 30 tháng 12 năm 2021. Ảnh: Helen H. Richardson / MediaNews Group / The Denver Post via Getty Images

 

Khi mọi người nói rằng chúng tôi không thể thực hiện hành động vì hành động tốn kém, họ phủ nhận cái giá phải trả của việc không hành động.

 

.

Huyền thoại số 5: Hành động của chúng ta phải luôn phù hợp với nhóm bản sắc xã hội của chúng ta

 

Trong một xã hội phân cực về mặt chính trị, các cá nhân có thể cảm thấy bị áp lực phải đưa ra quyết định dựa trên những gì mà nhóm xã hội của họ tin tưởng. Trong trường hợp tin tưởng về mặt khoa học, điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng - như thế giới đã chứng kiến ​​với đại dịch COVID-19. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hơn 825.000 người mắc COVID-19 đã tử vong trong khi các nhóm với bản sắc xã hội có quyền lực thì tích cực ngăn cản mọi người tiêm chủng hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác có thể bảo vệ họ.

 

Virus không biết gì về đảng phái chính trị, và cũng không biết gì về khí hậu thay đổi. Nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng, bão ngày càng nghiêm trọng và mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng theo cách có hại đối với tất cả mọi người, bất kể người đó thuộc nhóm xã hội nào.

 

Cách thức ý thức hệ định hướng các phản ứng với biến đổi khí hậu

Trung tâm nghiên cứu Pew đã hỏi người dân trên toàn thế giới: “Bạn sẽ có thiện chí thay đổi, nếu có, lối sống và làm việc của bạn đến mức độ nào để giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu?” Mức độ chênh lệch giữa những người được nhận dạng là có ý thức hệ thuộc về cánh tả so với cánh hữu là rõ ràng ở Hoa Kỳ, nhưng ít rõ hơn ở các nước khác. Biểu đồ này cho thấy tỷ lệ phần trăm người có thiện chí thực hiện “nhiều” hoặc “một vài” thay đổi.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiTT6NlRRb6Eh6x1U8H5L2FFDzZDtTPLSPvOB6nyq2-mkvLe5EjuAaZlrhpMkWGtKWBz_5qzSKhnRXwPMvxxbfvqyVmN8kW28j_ddjWd1eL6W3EM5wRmIbFaK-OwKe8l1EgCqYgcJwIFoNvnM4tbMgyMlndu8b5S0WGikoTT-3J1B0NgDg1uaR3mZsFuw=w557-h218

Khảo sát gồm có 16.254 người trưởng thành tại 17 quốc gia qua điện thoại, từ ngày 12/03 đến 26/05/2021. Biên độ sai số thay đổi tùy quốc gia.

 

Biều đồ: The Conversation/CC-BY-ND • Nguồn: Pew Research Center • Get the data • Download image

 

 

Cách chống lại sự phủ nhận khoa học - và biến đổi khí hậu

 

Một sao chổi hướng tới Trái đất có thể không để lại cho các cá nhân nhiều việc để làm, nhưng điều này không đúng với trường hợp biến đổi khí hậu. Mọi người có thể thay đổi các hoạt động của chính họ để giảm lượng khí thải carbon và quan trọng là gây áp lực đối với các nhà lãnh đạo trong chính phủ, doanh nghiệp và ngành công nghiệp để họ thực hiện các hành động, chẳng hạn như giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn và thay đổi các hoạt động nông nghiệp để giảm lượng khí thải.

 

Trong cuốn sách của chúng tôi, chúng tôi thảo luận về các bước mà các cá nhân, nhà giáo dục, nhà truyền thông khoa học và nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện để đối đầu với sự phủ nhận khoa học ngăn cản việc tiến về phía trước đối với vấn đề đang rình rập này. Ví dụ:

 

·         Các cá nhân có thể kiểm tra động cơ và niềm tin của mình về biến đổi khí hậu và luôn cởi mở với các bằng chứng khoa học.

 

·         Các nhà giáo dục có thể dạy học sinh cách tìm và đánh giá nguồn thông tin khoa học.

 

·         Các nhà truyền thông khoa học có thể giải thích không chỉ những gì các nhà khoa học biết mà còn làm thế nào họ biết nó.

 

·         Các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng khoa học.

 

Là những học giả làm việc để giúp mọi người đưa ra quyết định đúng đắn về các vấn đề phức tạp, chúng tôi khuyến khích mọi người sử dụng tin tức và thông tin khoa học từ các nguồn bên ngoài nhóm bản sắc xã hội riêng của họ. Hãy thoát ra khỏi nhóm xã hội riêng của bạn và lắng nghe cũng như trò chuyện với những người khác. Hãy tìm tòi.

 

.

Vài nét về các tác giả

 

Gale Sinatra là Giáo sư về Giáo dục học và Tâm lý học, Đại học Southern California. Bà đã nhận được tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation - NSF), Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (Social Sciences and Humanities Research Council - SSHRC) của Canada, và Quỹ Trẻ em Mattel (Mattel Children's Foundation).

 

Barbara K. Hofer là Giáo sư Tâm lý học tại Emerita, Middlebury. Bà đã nhận được tài trợ nghiên cứu từ Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation - NSF) và

 

Người dịch: Lê Thị Hạnh

 

Nguồn: “Don’t Look Up”: Hollywood’s primer on climate denial illustrates 5 myths that fuel rejection of scienceThe Conversation, 05.01.2022








No comments:

Post a Comment

View My Stats