Chuyện
gì đang xảy ra với “giới siêu giàu”?
Phân
tích của TS. Phạm Quý Thọ
2022.01.14
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-s-happening-to-super-rich-in-vn-01142022092645.html
Hình minh hoạ: Một
xe hơi đắt tiền (biểu tượng của giới nhà giàu Việt Nam) trên đường phố Hà Nội,
phía trên là banner cổ đồng cho Đảng Cộng sản Việt Nam . AP
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang làm xã hội
‘bế tắc’, con người ‘bí bách’ thường dễ ‘nổi giận’, nhất là khi có những đối tượng
và lý do thoả mãn. Dư luận và chính quyền chưa hết phẫn nộ với những cá nhân, tổ
chức liên quan trong đại án ‘Việt – Á’, coi chúng là tội ác và “lũng đoạn nhà
nước”…, thì lại bàng hoàng không hiểu điều gì đang xảy ra với giới siêu giàu.
Hai biến cố khiến dư luận dậy sóng xung quanh hành động ‘bất thường’ của hai
ông chủ của hai Tập đoàn: Tân Hoàng Minh về việc đấu giá đất ‘khủng’, 2,4 tỷ đồng/m2
tại Thủ Thiêm gây ‘phá giá thị trường’, và FLC về ‘bán chui’ hàng triệu cổ phiếu
để trục lợi…
Các diễn biến vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý.
Trước phản ứng dữ dội của công luận chính quyền đã phải ‘vào cuộc’. Đại biểu Quốc
hội khoá 15 nói: 'Cần chế tài nghiêm khắc' để ngăn chặn. Ông Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu ‘rà soát các bất thường trong những phiên đấu giá đất gần đây và giao
Ngân hàng Nhà nước giám sát các nhà băng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất’,
ông Bộ trưởng Bộ tài chính cảnh báo về hành vi gây ‘rối loạn thị trường’ tài
chính và bất động sản, Uỷ ban Chứng khoán ‘hủy phi vụ giao dịch cổ phiếu FLC vì
'bán chui', tuy "chưa có tiền lệ", nhưng ‘cần làm để đảm bảo minh bạch,
kỷ cương thị trường’. Hiệp hội Kế toán Tài chính Việt Nam (VAFI) ‘đề xuất phong
tỏa tài khoản chứng khoán của tác nhân’...
Truyền thông còn ‘phát hiện’ những hành vi như
trên đã từng xảy ra trước đây đối với hai ông chủ của hai tập đoàn trên. Hơn thế,
về việc Bộ Công an xác minh 11 dự án “đất kim cương” của Tân Hoàng Minh tại Hà
Nội và ‘đã có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội và các sở, ngành liên quan đề nghị phối
hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các dự án trên’ là tin nóng…
Ông Chủ tịch Tân Hoàng Minh vừa có ‘tâm thư’ gửi
các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước và đơn gửi Hội đồng đấu giá của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày động cơ, xin bỏ cọc lô đất đã trúng thầu và
xin chịu phạt như mất tiền đặt cọc lên tới gần 600 tỷ đồng…
Hành vi ‘khó đoán’ trên, phản ứng của dư luận
và những động thái của Chính phủ khiến cho câu hỏi chuyện gì đang xảy ra vậy,
trước hết với ‘đại diện’ của giới nhà giàu trở thành vấn đề nóng. Để có thêm vững
chắc luận cứ cho câu trả lời hai ý diễn giải dưới đây xuất phát từ góc nhìn mối
quan hệ ‘thân hữu’ giữa giới nhà giàu với chính quyền trong quá trình hình
thành và phát triển. Và hơn thế, ‘số phận’ của thành phần xã hội này phụ thuộc
vào thái độ ứng xử của Đảng và Nhà nước.
Trước hết, nhận định ít tranh cãi
là một số cá nhân trở thành giàu và siêu giàu là nhờ ‘thời thế và đất đai’. Chủ
trương Đổi mới năm 1986, trong đó chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang
thị trường, quyền tự do kinh doanh và cơ hội làm giàu được mở rộng. Giới siêu
giàu đã ra đời, từ số vốn được tích luỹ theo nhiều cách, thậm chí ‘nguyên thuỷ’
và ‘hoang dã’ với số tiền kiếm được trong thời loạn lạc khi Liên Xô cũ và Đông
Âu đang tan rã, nhưng phần lớn ‘từ đất’.
Quá trình chuyển đổi tạo ra ‘thời thế’ với mâu
thuẫn chủ yếu giữa nền tảng ý thức hệ CNXH của chế độ và kinh tế thị trường. Đất
đai và tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, thuộc quyền quản lý bởi những quan
chức cộng sản trong một tổ chức đứng trên nhà nước, trong đó lãnh đạo chóp bu
không được người dân trực tiếp lựa chọn. Thị trường phát triển nhờ sở hữu tư
nhân và những nguyên tắc vận hành khác đối nghịch với toàn trị và kế hoạch hoá
tập trung. Giới lãnh đạo cố níu kéo ý thức hệ để duy trì chế độ đã không thể tạo
ra những thể chế và chính sách thúc đẩy thị trường như một động lực. Họ biện
minh đây chỉ là sách lược quá độ mang tính thực dụng nhưng đã cản trở sự phát
triển.
Mâu thuẫn cơ bản trên hiện diện trong mọi thể
chế và chính sách hiện hành, không những biến đất đai trở nên ‘màu mỡ’ để
làm giàu bởi những kẻ ‘có gan’, mà còn tạo ra kẻ cơ hội, quan chức tiếp tay để
trục lợi và tham nhũng. Trong môi trường này mối quan hệ thân hữu hình thành và
củng cố để tạo ra một kiểu nhà nước tư bản thân hữu bởi các mối quan hệ chính
trị và kinh doanh phức tạp, tinh vi. Các nhóm lợi ích, bảo trợ chính trị và bảo
kê kinh doanh, công ty bình phong, ‘sân sau’ của quan chức, ‘thật giả lẫn lộn’
dù được ‘nhắc đến’ nhiều, nhưng việc ‘điểm mặt, chỉ tên’, thậm chí trong số
hàng chục ngàn quan tham trong các vụ án hay kỷ luật đảng, là đơn lẻ và rất khó
khăn. Đây chắc chắn là điểm nghẽn lớn nhất trong thể chế, thách thức không chỉ
công tác chống tham nhũng mà cả việc sửa luật Đất đai năm 2013 cũng như các luật
liên quan. Những vụ án xét xử gần đây cho thấy các luật này có thể bị ‘vô hiệu
hoá’ bằng nhiều cách khi thực thi, có thể thông qua ‘quân xanh quân đỏ’ hay hối
lộ tinh vi để ‘mua’ các thành viên hội đồng thẩm định giá hay xét thầu…
Hai là, chuyển đổi sang kinh tế
thị trường tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ, mà tăng trưởng kinh tế đảm bảo
duy trì tính chính danh của độc đảng cầm quyền, bởi thế giữa thị trường và Đảng
có mối liên kết chặt chẽ ‘cộng sinh’. Dù muốn hay không Đảng cần phải dựa vào
kinh tế tư nhân, trong đó có ‘giới nhà giàu’ để duy trì tính chính danh, và ‘giới
siêu giàu’ đã có ‘chỗ đứng’ trong chính sách của Đảng. Tuy nhiên, cách giải
thích, rằng thành công kinh tế là do Đảng ‘vận dụng sáng tạo’ chủ nghĩa Mác
Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải do thị trường chỉ là tuyên truyền
làm sai lệch bản chất sự việc. Cho đến Hội nghị TƯ 6 khoá 12 năm 2018, sau hơn
30 năm Đổi mới, Đảng mới thừa nhận rằng ‘kinh tế tư nhân là động lực quan trọng’
phát triển kinh tế. ‘Dù muộn còn hơn không’, nhưng giải pháp chính sách sao cho
động lực thị trường trở nên mạnh hơn vẫn chưa được chú ý. Sự bao biện cho ý thức
hệ CNXH giáo điều đang cản trở cải cách thể chế. Khi biện minh cho hệ tư tưởng
này hai phạm trù thị trường và CNTB đã bị giải thích là ‘khác nhau’ một cách có
chủ ý. Thực tế chỉ ra rằng, quá trình hàng trăm năm phát triển TBCN là nhờ thị
trường dựa trên sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Hơn thế, các nhà tư tưởng
cũng nhìn thấy những mặt trái của nó như rủi ro đạo đức và tha hoá quyền lực và
những thể chế dân chủ đã được thiết kế để ngăn chặn. Bởi vậy, nhiệm vụ cải cách
rõ ràng là tạo ra môi trường để thị trường vận hành theo các nguyên tắc cần có,
cũng như thể chế chính trị dân chủ kiểm soát quyền lực và rủi ro đạo đức, chứ
không phải cản trở nó vì ý thức hệ giáo điều.
Cụ thể với câu hỏi liệu chuyện gì đang xảy ra
với ‘giới siêu giàu’. Dù tư bản được tích luỹ theo cách nào thì chức năng của
nó là không ngừng mở rộng và ‘tham lam’ tìm cách kiếm lời. Thậm chí trong bối cảnh
đại dịch COVID-19 kinh tế ngừng trệ thì giới siêu giàu vẫn không chịu ‘ngồi
yên’. Tiền vẫn đổ vào thị trường chứng khoán khiến nó ‘sôi động’ nhất châu Á. Bất
động sản giá vẫn tăng ‘khó hiểu’. Trái phiếu doanh nghiệp ‘lách luật’ phát
hành, chuyển vốn ra nước ngoài… Những động thái như nêu trên có thể bộc lộ
‘quán tính bản năng’, từng được thực hiện dựa trên mối quan hệ thân hữu giữa họ
với chính quyền và, cũng có thể là ‘phép thử’ nào đó với thị trường… nhưng nhất
quyết ‘giới nhà giàu’ không ‘ngu’, vì họ là các nhà tư bản. Vấn đề là chính quyền
có tạo ra được khuôn khổ chính sách và thể chế để thúc đẩy động lực thị trường,
phòng ngừa mặt trái của nó, tạo ra cơ chế giải trình trách nhiệm, chống tham
nhũng và, quan trọng hơn thế, kiểm soát quyền lực và chuyển đổi dân chủ?
---------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Tin, bài liên quan
·
Tự
hào quá Việt Nam ơi, mỗi mét vuông đất giá 2,4 tỷ
·
Thanh
tra Thủ Thiêm: Lãnh đạo thêm củi, quản lý thêm tiền, ông chủ trắng tay, sắm dép
·
Săn
bản đồ, giữ đảo bị cho thôi việc; bán đất, mất bản đồ được giao chỉ đạo công
trình lịch sử!
·
Lò
ở thành Hồ: lại đốt củi mục
·
Nguyễn
Thiện Nhân: Lộc Hưng - Cơ hội sám hối
No comments:
Post a Comment