Tuesday, 18 January 2022

BẮC KINH TIẾP TỤC DỐI TRÁ 'KHÔNG BẮT NẠT LÁNG GIỀNG' NHƯNG KHÔNG BỎ 'LƯỠI BÒ' (Người Việt)

 




Bắc Kinh tiếp tục dối trá ‘không bắt nạt láng giềng’ nhưng không bỏ ‘lưỡi bò’

Người Việt

January 17, 2022

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bac-kinh-doi-tra-khong-bat-nat-lang-dieng-nhung-khong-bo-luoi-bo/

 

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trung Quốc lập lại lời tuyên bố không dùng sức mạnh để “bắt nạt” láng giềng, trái ngược những gì diễn ra trong thực tế.

 

Hãng thông tấn Reuters hôm Thứ Hai, 17 Tháng Giêng, thuật lại những lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị với một nhóm vận động chính trị ở Manila, Philippines, về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông qua một diễn đàn trực tuyến do Đại Sứ Quán Trung Quốc tổ chức.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/01/VN-Shandong-mau-ham-BienDong-CCTV-050221-1068x601.jpg

Mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông hồi Tháng Mười Hai, 2021. (Hình: CCTV)

 

Nguồn tin trên cho hay, ông Vương Nghị lập lại lời tuyên bố của Chủ Tịch Tập Cận Bình từng nói trước đây nhiều lần là Trung Quốc không lấy sức mạnh quân sự để bắt nạt các nước láng giềng. Ông Nghị hô hào đàm phán tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông một cách ôn hòa.

 

Lời hô hào của ông ta diễn ra gần hai tháng sau khi tàu Hải Cảnh Trung Quốc chặn đường tàu vận tải của Philippines đến tiếp tế nhu yếu phẩm cho lính Thủy Quân Lục Chiến của họ đồn trú trên một chiếc tàu tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines gọi là Ayungin Shoal.

 

Năm ngoái, suốt nhiều tháng liên tiếp kể từ Tháng Ba, Philippines đã liên tục gửi công hàm phản đối các tàu dân quân Trung Quốc, có lúc hơn 200 chiếc, cột chặt vào nhau, đậu tại Đá Ba Đầu.

 

Đá Ba Đầu là bãi đá san hô ngầm ở mặt Đông Bắc của cụm đảo và bãi đá ngầm Sinh Tồn, hiện đang trong sự tranh chấp chủ quyền giữa Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Cụm này chỉ có hai đảo nổi duy nhất là đảo Sinh Tồn và đảo Sinh Tồn Đông hiện Việt Nam đang trấn giữ, còn lại đều là bãi đá ngầm chỉ có thể nhìn thấy phần nào khi thủy triều xuống.

Trong số đó có bãi Gạc Ma mà Trung Quốc đánh cướp của Việt Nam năm 1988 rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo, hiện là căn cứ quân sự khổng lồ của Trung Quốc.

 

Tuy ngoại trưởng Trung Quốc nói không bắt nạt các nước láng giềng nhưng vẫn cả quyết chủ quyền biển đảo trên Biển Đông dựa vào các vạch tưởng tượng nối lại giống hình “lưỡi bò,” chiếm hơn 80% đến 90%. Nhiều đoạn lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

 

Việt Nam đã phải hủy bỏ một số hợp đồng dò tìm và khai thác dầu khí trên vùng biển đặc quyền kinh tế của mình vì bị Trung Quốc cản trở. Thậm chí, tướng Phạm Trường Long, phó Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc từng tới Hà Nội đe dọa đánh chiếm các vị trí của Việt Nam tại Trường Sa nếu tiếp tục khai thác dầu khí nằm trong phạm vi “lưỡi bò.”

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/01/VN-da-BaDau-tau-danquanTQ-dau-Maxar-040721-1068x698.jpg

Tàu dân quân Trung Quốc cột vào nhau đậu san sát như lá tre tại Đá Ba Đầu thuộc cụm đảo Sinh Tồn hồi Tháng Tư, 2021. (Hình: Maxar/AP)

 

Mới đây ngày 13 Tháng Giêng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Wang Wenbin (Uông Văn Bân) vẫn ngang ngạnh nói: “Trung Quốc có các quyền lịch sử tại Biển Đông. Chủ quyền và các quyền liên quan với các lợi ích tại Biển Động đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử và phù hợp với luật quốc tế.”

 

Ông Bân ngang ngược nói như thế sau khi Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra bản phân tích với tựa đề “Các giới hại trên các vùng biển” nêu ra các khu vực mà các nước tuyên bố chủ quyền quá lố, không đúng theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển (UNCLOS), gồm cả tuyên bố “lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Tháng Bảy, năm 2016, tòa án quốc tế đã phán quyết theo đơn kiện Trung Quốc của Philippines là cái vạch “lưỡi bò” vô giá trị và không có cái gì là “quyền lịch sử.”

 

Uông Văn Bân gọi những lời giải thích của Mỹ là “xuyên tạc luật lệ quốc tế, làm dư luận hiểu lầm, và gây bất hòa và làm trắc trở tình hình khu vực” trong khi chính Bắc Kinh là thủ phạm. (TN) [kn]





No comments:

Post a Comment

View My Stats