ASEAN
phản đối hội nghị Siem Reap: Không phải Trung Quốc muốn phá cái gì cũng được
Bình
luận của Thành Sơn
2022.01.16
Thủ tướng Campuchia
Hun Sen trao quà lưu niệm cho tướng Myanmar Min Aung Hlaing (trái) tại
Naypyidaw, Myanmar hôm 7/1/2022. TVK/AFP
Cuộc họp ngoại trưởng đầu tiên của năm đã bị
khối “tẩy chay”. Đây không chỉ là thất bại do bản chất “lưu manh chính trị” của
Hun Sen, mà còn là thể hiện sự trưởng thành của ASEAN, không để Trung Quốc phá
nội bộ. Tuy nhiên, Bắc kinh sẽ còn “xài tiếp” Samdech Hun Sen để phá nát các cuộc
đàm phán về COC, phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt hết Biển Đông.
Từ ngày 15/01/2022, các hãng/báo Reuters, VOA,
Khmer Times và hầu hết truyền thông trên thế giới cũng như trong khu vực (kể cả
các mạng ‘quốc doanh” ở Việt Nam) đều “chạy” tít lớn và bình luận về việc chính
phủ Campuchia buộc phải công bố cuộc họp hẹp giữa các ngoại trưởng ASEAN tại
Siem Reap bị đẩy lùi vô thời hạn. [1].
Đình hoãn hội nghị các nước ASEAN được đưa ra
chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng CPC Hun Sen thăm Myanmar về đến Phnom Penh. Bộ
Ngoại giao CPC ngày 12/1 cho biết hội nghị thượng đỉnh ngoại trưởng các nước
ASEAN dự kiến tổ chức ngày 19/01 đã bị lùi lại vô thời hạn, bởi đại diện một số
nước không thể dự họp trực tiếp.
Báo ứng đối với
“ngoại giao cao bồi”
Thông tin về hội nghị ngoại trưởng các nước
ASEAN bị hoãn xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng CPC Hun Sen tới thăm
Myanmar và gặp Thống tướng Min Aung Hlaing [2].
Việc một số ngoại trưởng ASEAN tuyên bố “tẩy
chay” hội nghị Siem Reap là sự nhân quả báo ứng nhỡn tiền đối với “chính sách
ngoại giao cao bồi” của Campuchia (It’s karma for Cambodia’s ‘Cowboy
Diplomacy’), theo như bình luận của Giáo sư Sophal Ear, nhà nghiên cứu Khoa học
Chính trị, Phó Hiệu trưởng Trường Quản trị Toàn cầu Thunderbird thuộc Đại học
Arizona (Mỹ). [3].
Ngoại trưởng một số nước ASEAN từ chối tham dự
cuộc họp là nhằm tránh xuất hiện tại một hội nghị, trong đó CPC dự kiến mời ông
Wunna Maung Lwin, Ngoại trưởng của cánh quân phiệt Myanmar. Malaysia,
Singapore, Philippines và Indonesia vẫn từ chối công nhận cánh quân đội làm
binh biến là đại diện hợp pháp của Myanmar cho đến khi họ thực hiện cam kết hòa
bình năm điểm.
Trước khi Hun Sen tiến hành hoạt động “ngoại
giao cao bồi”, bay thẳng đến Napidow gặp lãnh đạo quân phiệt Myanmar, Tổng thống
Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố lập trường của Jakarta sẽ không thay đổi cho
đến khi chính quyền quân sự Myanmar thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” với ASEAN.
Trước đó, CPC đã phát tín hiệu rằng Phnom Penh
sẽ không loại bỏ đại diện chính quyền quân sự Myanmar khỏi các cuộc họp của
ASEAN trong năm 2022 khi mà Hun Sen giữ vai trò chủ tịch luân phiên. Tuy nhiên,
chuyến công du vừa rồi quả là “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Ông Hun Sen quá tự
tin và tự mãn vào phương cách ông cho rằng có thể tự tung tự tác trên chính trường
khu vực giống như ở trên đất Chùa Tháp của ông ta vậy!
Thủ tướng Lý Hiển Long đã gọi điện cho Hun Sen
sau khi ông này vừa trở về nước. Bộ Ngoại giao Singapore cho biết trong cuộc điện
đàm hôm 14/01, Thủ tướng Lý đã thúc giục vị chủ tịch ASEAN, phải để tất cả các
bên trong cuộc xung đột của Myanmar tham gia vào quá trình tìm giải pháp. Ông
Lý nói với Hun Sen rằng, ASEAN cần tiếp tục mời một đại diện “phi-chính trị” từ
Myanmar đến các cuộc họp của mình và bất kỳ quyết định thay đổi nào đều phải có
sự bàn bạc trước.
Ông Lý nhắc nhở Hun Sen, bất kỳ sự can dự nào
với Myanmar đều cần sự tham gia của “tất cả các bên liên quan”, bao gồm cả đảng
cầm quyền bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi. Việc ông Min Aung Hlaing tăng thêm
thời hạn tù cho chủ nhân giải Nobel quả thật là sự khinh nhờn của nhóm đảo
chính đối với thiện chí và lộ trình của ASEAN. Vì vậy, nhà lãnh đạo Singapore
đã phê phán tập đoàn quân phiệt nước này, do họ vẫn tiếp tục tấn công các đối
thủ chính trị và áp đặt thêm án tù đối với bà Suu Kyi [4].
Hun Sen có thuật lại một số đề xuất với ông Lý
về cách điều phối lệnh ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo ở Myanmar. Nhưng ông Lý trả
lời rằng những điều này có thể “gây thêm phiền phức”, vì thiếu sự tiếp cận từ tất
cả các bên. Theo ông Lý, tất cả các đề xuất của CPC, với tư cách là chủ tịch
ASEAN, cần được thảo luận trước giữa các ngoại trưởng. Thủ tướng Lý Hiển Long
hy vọng, CPC sẽ lắng nghe quan điểm của ông và lập trường các nhà lãnh đạo
ASEAN khác.
VIDEO :
Myanmar: biểu
tình sau khi bà Aung San Suu Kyi bị tuyên án tù #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=nyupMCngFn8
Không phải muốn
phá cái gì cũng được
Cách thức lạm dụng ghế chủ tịch ASEAN của Hun
Sen gợi nhớ lại sức ép của Trung Quốc hồi tháng 9/2021. Bắc Kinh đã ráo riết vận
động ASEAN để đám lãnh đạo quân phiệt Myanmar được dự Hội nghị thượng đỉnh khu
vực. Nhưng sau khi dẫn bốn nguồn tin ngoại giao, Reuters cho biết: Indonesia,
Brunei, Malaysia và Singapore đã quyết định “cấm cửa” thống tướng Min Aung
Hlaing tham dự Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc diễn ra vào ngày 22/11. Vậy là
“cuộc đi đêm” của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối quyết liệt ngay từ mùa hè
năm ngoái. [5].
Cách tiếp cận của CPC về vấn đề Myanmar từng bị
lên án, khác hẳn với cách mà ASEAN đã thực hiện trong năm 2021 dưới sự chủ trì
của Brunei khi áp dụng bước đi chưa từng có, đó là cấm các nhà lãnh đạo cuộc đảo
chính ở Myanmar tham gia các cuộc họp. Việc cấm cản này diễn ra công khai, dù
có sự vận động của Bắc Kinh trước Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc. Đây không chỉ
là thất bại của chính sách “cái gậy và củ cà rốt” từ Trung Quốc, mà còn là biểu
hiện về sự trưởng thành của ASEAN, dám bám trụ và dám giữ vững các nguyên tắc
đã thỏa thuận, không để Trung Quốc gây chia rẽ nội bộ khối.
Trong một diễn biến liên quan đến hành tung của
Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/01/2022 đã công bố báo cáo mới, bác bỏ các
yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả đòi hỏi về vùng nước lịch sử
mà Bắc Kinh vẫn áp dụng đối với “đường đứt khúc chín đoạn” chiếm đến gần 90% diện
tích Biển Đông. Báo cáo có tên gọi “Limits of the Seas”, tạm dịch là “Các giới
hạn trên Biển”, dài 47 trang bao gồm cả bản tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng
Trung. [6].
Báo cáo xem xét bốn loại yêu sách hàng hải của
Trung Quốc, bao gồm yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, đường cơ
sở thẳng, các vùng biển và các quyền lịch sử. Về yêu sách chủ quyền đối với các
thực thể trên biển, Trung Quốc hiện có yêu sách chủ quyền đối với hơn một trăm
thực thể. Báo cáo kết luận: “Những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp
quốc tế, theo đó các thực thể chìm không phải là đối tượng của một yêu sách chủ
quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải”.
Trong khi đó ở đất liền, trên biên giới Việt –
Trung, Bắc Kinh hết ra lệnh chặn cửa khẩu các xe chở rau quả từ Nam ra đến ném
đá vào công nhân Việt Nam làm đường. Dư luận buộc phải đặt câu hỏi: Trung Quốc
muốn làm gì Việt Nam? [7]. Nhưng bản lĩnh tự cường và lập trường cứng rắn của
các thành viên “rường cột” trong ASEAN qua câu chuyện Myanmar như truyền thêm sức
mạnh cho Việt Nam cũng như toàn khối: “Đừng sợ! Không phải Trung Quốc muốn phá
cái gì cũng được!”
Hãy xem: Mùa đại dịch Vũ Hán, rồi COVID-19…
Trung Quốc vẫn không thể lũng đoạn được thế giới. Đối với ASEAN, từ lâu, Trung
Quốc dùng Hun Sen như “con ngựa thành Troy” để chia rẽ sự cố kết trong khối. Và
Bắc kinh sẽ còn “xài tiếp” vị Samdech này để phá nát các cuộc đàm phán về COC,
phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, tất cả những âm mưu
ấy, cũng như mọi kế hoạch bức hại và bắt nạt các nước nhỏ rồi sẽ thất bại, nếu
các thành viên khác trong ASEAN có được não trạng, bản lĩnh và phương thức hành
động thống nhất như bốn nước “nòng cốt”./.
_________-
Tham khảo:
3. https://www.rfa.org/english/news/cambodia/meeting-01122022170151.html
-----------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Tin, bài liên quan
Hun
Sen và tướng Min Aung Hlaing, hai đồng minh của Trung Quốc ở ASEAN
Bị
Mỹ cấm vận, báo chí Campuchia “bới móc” Việt Nam thiếu dân chủ
Campuchia
– Việt Nam: “Trai Cò chấp nhau, ngư ông đắc lợi”
Việt
Nam đã và đang chuẩn bị gì khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2022?
Mỹ,
Pháp gia tăng quan hệ an ninh quốc phòng với Indonesia, bài học cho Việt Nam
No comments:
Post a Comment