Thursday, 20 January 2022

48 NĂM NGÀY MẤT HOÀNG SA, và NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT của GS TRẦN VĂN THỌ (Nguyễn Khắc Nhượng)

 



 

 

 

48 năm ngày mất Hoàng Sa, và những lời tâm huyết của GS Trần Văn Thọ

Nguyễn Khắc Nhượng 

20/01/2022

http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/01/48-nam-ngay-mat-hoang-sa-va-nhung-loi.html#more

 

Hôm nay 19/1/2022, đúng 48 năm ngày Hoàng Sa của ta bị mất vào tay quân xâm lược Trung Quốc. Tôi xin post lại bài viết của Gs Trần Văn Thọ (Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo) đăng trên báo Thanh Niên một năm trước đây với tựa đề:

47năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thếnào?

 

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

 

Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn.

 

Sáu năm trước tôi được giáo sư Ishii Akira tặng cuốn sách Chugoku Kokkyou Nessen no Ato o Aruku (Bước theo dấu vết các cuộc chiến tranh nóng ở các biên giới Trung Quốc), NXB Iwanami Shoten, 2014. Ishii Akira là giáo sư danh dự Đại học Tokyo, nhà nghiên cứu uy tín về lịch sử chính trị Á châu, đặc biệt chuyên về Trung Quốc, từng làm Chủ tịch Hội nghiên cứu Chính trị Kinh tế châu Á. Năm 2012 tôi có tổ chức cuộc đối thoại trí thức Việt-Trung tại Tokyo (có thuật lại trên báo Quân đội Nhân dân trong các số ra ngày 22 và 23.5.2014) và có mời Giáo sư Ishii đến phát biểu. 

 

Ông đã đi khắp các vùng biên giới của Trung Quốc để khảo sát, tìm hiểu những di tích, những dấu vết liên quan các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với các nước láng giềng từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), sau đó kết hợp với các sử liệu liên quan, ông viết cuốn sách này. Ông cũng đi thăm biên giới Việt-Trung và viết một chương về cuộc chiến năm 1979. Riêng về sự kiện Hoàng Sa ông đến thăm tỉnh Hải Nam vì nghe nói ở đó Trung Quốc có xây khu tưởng niệm các “liệt sĩ” trong trận Tây Sa (tên phía Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa của ta).

 

Sau đây là một phần nội dung trong chương “Tây Sa hải chiến” của cuốn sách nói trên.

 

Tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, vào năm 1975, Trung Quốc xây dựng một khu gọi là Tây Sa hải chiến liệt sĩ lăng viên (Ở Hoàng Sa họ cũng xây một khu tương tự. Hai khu nầy lập ra để tưởng niệm 18 binh sĩ tử trận mà họ gọi là "dũng sĩ"). Riêng về Lăng viên ở Hải Nam, qua khỏi cổng chính thì đến Tháp kỷ niệm, phía bên phải tháp có khắc hàng chữ: “Những liệt sĩ hy sinh vinh quang trong trận chiến phản kích tự vệ ở quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa”. 

 

Phía bên trong tháp là một đoạn văn được khắc lên để thuật lại sự kiện hải chiến Tây Sa: “Ngày 19.1.1974, tại quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa, tàu hải quân của chính quyền Saigon Nam Việt Nam xâm nhập các đảo và hải vực của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải của chúng ta đã anh hùng phản kích, đánh chìm một chiến tàu hộ vệ và đại phá 3 chiếc khu trục hạm của địch. Thừa thắng, hải quân ta đã thu hồi được các đảo Sách Hồ, Cam Tuyền, và Kim Ngân mà chính quyền Saigon đã chiếm bất hợp pháp. Ta đã đại thắng trong cuộc chiến phản kích tự vệ ở hải vực Tây Sa, giữ được lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Tham gia trận hải chiến lần nầy có các tàu chiến số... (lược), trong cuộc hải chiến ác liệt, 18 đồng chí đã vì bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc mà không sợ hy sinh, đã anh hùng chiến đấu. Họ đã hiến sinh mệnh cao quý cho nhân dân, cho tổ quốc. Sự tích anh hùng của họ sẽ sáng ngời theo năm tháng, và sông mãi với đất trời. Những liệt sĩ cách mạng sẽ bất diệt”.

 

Cũng theo sách đã dẫn, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vào ngày 20.1.1974 đã thuật lại sự kiện. Ở đây chỉ tóm lược mấy điểm chính: “Từ ngày 15.1.1974 chính quyền Saigon đã dùng quân hạm và phi cơ liên tục xâm phạm lãnh hải và vùng trời quần đảo Tây Sa. Ngư dân và tàu biển của ta bất đắc dĩ phải phản kich tự vệ. Sáng 19.1, tàu của Nam Việt Nam chiếm đảo Thám Hàng, giết và làm bị thương nhiều ngư dân. Quân đội Saigon còn bắn vào tàu tuần trên biển của ta, tàu của ta phải phản kích tự vệ,...”.

 

Kẻ xâm lược chẳng những đã bẻ cong sự thật mà còn muốn đời đời lưu truyền câu chuyện về “thành quả” xâm lược bằng các khu tưởng niệm. Nỗ lực của chúng ta trong việc làm sáng tỏ lịch sử và minh định chủ quyền đã đủ chưa?

 

TRẦN VĂN THỌ

(Tokyo, 19.1.2021)

 

Hình : http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/01/48-nam-ngay-mat-hoang-sa-va-nhung-loi.html#more

 

Trong một bài viết khác có tựa đề "Tam Quốc Chí ở Triều Tiên và bài học minh định chủ quyền" đăng trên báo Tuổi Trẻ cũng nhân kỷ niệm 47 năm ngày mất Hoàng Sa, Gs Trần Văn Thọ đã đề xuất chính quyền Việt Nam nên học theo cách làm của Hàn Quốc trong việc minh định chủ quyền tổ quốc.

 

Gs Trần Văn Thọ viết:

 

"Vào năm 2004, Chính phủ Trung Quốc tiến hành một dự án nghiên cứu lịch sử cấp quốc gia. Trong dự án này, Trung Quốc xem nước Cao Ly từ thế kỷ thứ 8 trở về trước là lãnh thổ, chính quyền địa phương của họ. Hàn Quốc đã phản đối kịch liệt và việc này một thời trở thành vấn đề lớn trong ngoại giao hai nước.

 

Hàn Quốc không chỉ phản đối về mặt ngoại giao mà còn tích cực xây dựng và quảng bá phim, kịch để minh định chủ quyền của mình và cổ vũ lòng tự hào dân tộc.

 

Phim Hàn Quốc đang được đón nhận nhiệt liệt ở các nước Á châu, kể cả Trung Quốc, nên họ xem đây là vũ khí văn hóa có hiệu quả nhất.

 

Từ năm 2006, lần lượt các bộ phim về Chu Mông và Quảng Khai Thổ Đại vương, những anh hùng lập và xây dựng nước Cao Ly trước và sau Công nguyên, được xây dựng và vừa trình chiếu trong nước vừa xuất khẩu. Có cả những bộ phim về thời Tam quốc của họ nữa.

 

Việt Nam ta đang có nhu cầu bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Bài học của Hàn Quốc rất đáng tham khảo. Ta cần xây dựng những bộ phim lịch sử về nỗ lực của ông cha ta trong việc khám phá và xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Chẳng hạn, đề tài của các bộ phim xoay quanh các vấn đề như:

 

- Người Sa Huỳnh và người Chăm ở miền Trung Việt Nam với quần đảo Trường Sa (khảo cổ học đã chứng minh họ đã có mặt ở quần đảo Trường Sa và nơi này là đầu cầu để giao lưu văn hóa, trao đổi vật phẩm đối với Palawan của Philippines);

 

- Tuyến đường Sa Huỳnh - Trường Sa - Palawan hình thành như thế nào?;

 

- Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Hoàng Sa Trường Sa;

 

- Quá trình hình thành và phát triển đội Hoàng Sa (một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông);

 

- Chúa Nguyễn Phúc Chu và việc thành lập đội Bắc Hải;

 

- Gia Long và Minh Mạng tích hợp đội Hoàng Sa, Bắc Hải với đội Thủy quân chính quy trong quá trình bảo vệ Hoàng Sa...

 

Hoàng Sa là một phần của Đà Nẵng. Đà Nẵng cần tích cực tham khảo bài học của Hàn Quốc và đi đầu trong nỗ lực minh định, tuyên truyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, vừa để các thế hệ người Việt Nam luôn ghi nhớ vừa để thế giới hiểu biết chính xác về lịch sử và chủ quyền của ta".

 

TRẦN VĂN THỌ

(Tokyo, 19.1.2021)

 

Tiếc thay cho tới nay chúng ta vẫn chưa thấy một sản phẩm văn hóa nghệ thuật nào của Việt Nam xuất hiện như đề xuất của Gs Trần Văn Thọ !

 

NGUYỄN KHẮC NHƯỢNG 19.01.2022 (Tựa bài do Thụy My đặt)

.

-------------------------------------------------

.

Nhân 48 năm Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa (19-1-1974 – 19-1-2022)

Nguyễn Phú Yên

20/01/2022

http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/01/nguyen-phu-yen-nhan-48-nam-tau-cong.html#more

 

Hình  : https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEhSjBrtcE0A68A_mIgTOiIM2PTks6eNV0s5GNo8rrYhk_wEljQ_8bDix_uDxv-KBo9DC8ML1zf_-aTkEY1logfRXOwWZmzqMkLzJSPRGTXFThUYdvHRoRyTagWcr105H-seHOIMh-On3mrXy5PuKj2hr5ovyZprAe3w-olShNpTSCpas03BGKZf8AeT_g=w400-h225

 

Hôm nay, nhớ lại ngày tháng cũ, chúng ta không quên được các tử sĩ Việt Nam hy sinh chống lại sự xâm chiếm Hoàng Sa của Tàu Cộng.

 

Các năm về trước, cứ đến ngày này người dân Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác lại xuống đường phản đối Tàu Cộng với khí thế sục sôi, uất hận. Trong khi toàn dân một lòng đoàn kết chống xâm lăng như thế, vẫn lạc lõng những bạn trẻ mặc áo xanh ra ngăn chặn đoàn người biểu tình. Sau đây là tâm trạng của một cô gái sau khi làm nhiệm vụ đó, và một bài thơ của Đặng Tiến.

 

EM ĐI CHẶN BIỂU TÌNH

 

Đêm nay về em kể gì với mẹ

Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình

Theo lệnh đảng, đoàn thanh niên của bác

Mẹ thở dài rồi ngoảnh mặt làm thinh.

 

Trong mâm cơm em khoe gì với bố

Sáng hôm nay con đi chặn biểu tình

Bố bỏ đũa, miếng cơm còn trong miệng

Rồi quay lưng, ra hiên đứng một mình.

 

Tối hôm nay em kể gì cho bé

Sáng hôm nay chị đi chặn biểu tình

“Vì sao thế”, em thơ ngơ ngác hỏi

Không trả lời, chị cúi mặt làm thinh.

 

Lần hẹn tới kể gì cho anh nhỉ

Cuối tuần qua em đi chặn biểu tình

Tay anh nắm bỗng buông ra hờ hững

Cả đoạn đường hai đứa chỉ làm thinh.

 

Năm học tới em kể gì cho bạn

Mùa hè qua tao đi chặn biểu tình

Đám bạn bỗng ngước nhìn em xa lạ

Rồi dang ra bỏ em lại một mình.

 

KHUYẾT DANH

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjrJF97koAskV89x09DUgg-Xvh3hCkWY2caZNKrN-nVSTKl_zGhu5j_8-tXv2Lrapm7FFYNRr9t27mFN7BytsK3xMDyTdXu09l2Xp9OfLQzaIWSec6l5HpJ7bcQkdHPOHVYUnBPQZy5lqv8BiKrjLfHqP6ud99Cd1YuN_CDgIwNKBG_aWqTg8OOjqtOoQ=w400-h300

 

THƠ VỀ NGÀY 19-1-1974

 

Lùi xa, đã lùi đủ xa để cho tôi nhìn lại

Nhìn lại để bớt mù lòa

Để bớt ảo tưởng

Về những gì đã qua

Về những gì sẽ tới

Về những gì đang ngổn ngang bày đặt…

 

Ngày 19 tháng 1 năm 1974

Lúc ấy

Tôi mười ba tuổi

Và dù có là 23, 33, 43, 53, 63, 73, 83, 93, 103… thì cũng chẳng khác gì

Tất cả xứ sở chìm trong u u mê mê

Chỉ có khẩu hiệu treo khắp nơi

Tất cả để giải phóng miền Nam

Mỹ phải cút ngụy phải nhào

Tất cả chỉ là như thế

Loa phóng thanh tiếng mờ tiếng tỏ

Nói tất cả những gì có thể

Trừ tin Trung Cộng chiếm Hoàng Sa…

 

Không người dân nào được biết hung tin

In hệt sau này Gạc Ma năm 1988

Tất cả nằm trong vùng u tịch

Tất cả nằm trong vùng bí mật

Một vài người được biết

Hoàng Sa lá bài trong canh bạc quyền lực

Đang mặc cả và chia chác

Ngày ấy chưa xa

Với tôi gần như là cổ tích

Đọc lại thấy ngỡ ngàng

Chuyện máu người Việt đổ

Hoàng Sa Hoàng Sa những ngày khói lửa

Xa vời vợi ngàn trùng như chuyện đẩu đâu

Tôi hỏi đồng nghiệp đã bạc đầu

Ai được hỏi cũng từng như tôi ú ớ

Tôi hỏi đồng nghiệp ngực còn căng cũng thế

Ú ớ u ơ

Tôi hỏi mấy ông bà bạn làm thơ

Ồ Hoàng Sa cát vàng sóng biếc đẹp tựa Hawaii tha hồ tắm nắng

Hoàng Sa Hoàng Sa anh sẽ đưa nàng thơ đến

Tôi chỉ còn biết thở dài

Ngao ngán

 

Giữa bạn bè khi cao hứng

"Trường Sa hành" tôi đọc vang lên

Tiếng thơ bi hùng

Trường Sa Trường Sa đảo chếnh choáng…

Gió miên man thổi

Lòng ta cũng rách

Cây bật rễ trôi trên sóng

Xám ngắt

Bạn tôi nghe

Có người run rẩy khóc

Có người nghiến răng mặt lạnh

Không ít người ngơ ngác

Có người quát

Sao đọc thơ của tay lưu vong từng làm tên bán nước!

 

Hoàng Sa ơi! Trường Sa ơi!

Nước mắt tôi rơi

Khóc cho ai?

Cho Hoàng Sa

Hay cho lòng người tan nát?

Ngày này năm ấy đã đủ xa

Cho tôi cho bạn nhìn lại

Ngày ấy và bây giờ

Bây giờ và mai sau

Chỉ còn lại nỗi đau

Hỏi có ích gì?

 

ĐẶNG TIẾN (Thái Nguyên)

.

=================================================

.

ĐỜI ĐỜI GHI ƠN 75 TỬ SĨ HOÀNG SA (19/1/1974)!   

Mai Bá Kiếm

18 tháng 1 lúc 01:55 

https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1835996459925549

 

Ngày 19/1/2016, tôi theo Nhịp Cầu Hoàng Sa đến quận Bình Tân, mừng lễ tân gia của bà quả phụ Nguyễn Thành Trí - do Nhịp cầu quyên góp và tài trợ xây cất. Nhờ vậy, tôi được dịp kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ cố Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí - Hạm phó Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10.

 

Bà quả phụ Ngụy Văn Thà (cố Hải quân trung tá Hạm trưởng HQ-10) và bà quả phụ Nguyễn Thành Trí (ngồi hàng đầu từ tính phải sang) đều thủ tiết thờ chồng, nuôi con dại.

 

Ngày thất thủ Hoàng Sa, bà quả phụ Nguyễn Thành Trí - nhủ danh Ngô Thị Kim Thanh mới 28 tuổi, đang mang thai 3 tháng đứa con thứ hai (Nguyễn Thị Thanh Thảo, sinh năm 1969, và Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa, SN 1974).

 

Ngày 8/1/2017, sau khi mừng tân gia gần trọn năm, bà Ngô Thị Kim Thanh đã qua đời, hưởng thọ 72 tuổi!

 

Anh hùng tử, khí hùng nào tử!

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=1835967353261793&set=pcb.1835996459925549

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1835968043261724&set=pcb.1835996459925549

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1835968179928377&set=pcb.1835996459925549

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1835969249928270&set=pcb.1835996459925549

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1836000003258528&set=pcb.1835996459925549

 

.

41 BÌNH LUẬN

.

=============================================

.

ĐỂ CHO DÒNG TIN KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG GIỮA DÒNG ĐỜI   

Bùi Chí Vinh

16/01/2022  20:32 

https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/posts/2690500594429139

 

Đã 48 năm Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa qua trận hải chiến quá chênh lệch với VNCH ngày 19-1-1974. Mối thù này không đội trời chung. Đối với thi sĩ và nhân dân chỉ có một thái độ duy nhất: Không để chuyện mất đất mất đảo biến thành một dòng tin bị quên lãng giữa dòng đời. Hai bài thơ sau đây một bài đầy ngậm ngùi, một bài đầy hy vọng về tiền đồ đất nước…

BÙI CHÍ VINH

 

ĐỂ CHO DÒNG TIN KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG GIỮA DÒNG ĐỜI

 

“Đã 48 năm Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng chiến hạm Nhật Tảo tử trận ở Hoàng Sa”

Dòng tin lọt thỏm giữa tiền, tình, tù, tội

Cuộc hải chiến mới ngày nào còn nóng hổi

Giờ nguội dần đi trước sự hờ hững người đời

 

Thiên hạ sẵn sàng chạy theo vàng cho đến độ hụt hơi

Sẵn sàng bán tước mua quan tiêu lòn bằng mọi giá

Sẵn sàng đem chất thải Formosa 500 triệu đô la lên bàn cân mặc cả

Nhưng để cứu một vết thương trước 1975 thì xin lỗi, đừng hòng !

 

Chuyện cần làm mỗi ngày là “tiền, tiền, tiền” chứ không phải biển Đông

Không phải đòi lại Hoàng Sa, không phải biểu tình yêu nước

Ngồi quán hoặc đi đường là phải dòm sau, ngó trước

Ăn cướp bằng mã tấu dao găm ngang ăn cướp bằng …còi

 

Giờ thêm một Trường Sa bị liếm bởi đường lưỡi bò thì cũng như biển bị bức tử, em ơi

Em có còn nước mắt cho Việt Nam tội nghiệp

Hãy khóc một lần đi em, khóc như con cá chết

Để cho dòng tin không bị quên lãng giữa dòng đời…

 

ĐÁNH CHO SỬ TRI NAM QUỐC ANH HÙNG CHI HỮU CHỦ

 

Mượn lời hịch Hoàng đế Quang Trung làm tựa bài thơ

Đánh vỗ mặt vào giặc Tàu xâm lược

Kẻ thù đâm sau lưng tất nhiên đánh trước

Chiêu bài dùng Hán gian tiêu diệt người ái quốc Việt Nam đã quá lỗi thời

 

Chiêu bài bịt miệng những người dám chống bất công đã bị lòi đuôi

Khi thơ đã biết cùng nhân dân chống giặc

Thơ được mài bằng máu Rồng Tiên nên rất sắc

Thơ được tôi trong lò luyện áo cơm nên hóa thép Lạc Hồng

 

Đánh cho bọn cõng rắn cắn gà nhà vỡ mộng vinh thân

Đánh cho đám rước voi giày mả tổ phải phập phồng trống ngực

“Đánh cho nó chích luân bất phản… phúc”

“Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn… hồn”

Đánh cho tan tác lũ tay sai Tàu cộng

Đánh cho gò Đống Đa mãi mãi ngập mồ chôn !

BCV

 

Hình :  https://www.facebook.com/photo/?fbid=2690501207762411&set=a.132262426919648

 

.

237 BÌNH LUẬN

 

=========================================

.

KHI BIỂN ĐẢO CHƯA THU VỀ, NGƯỜI VN CHÂN CHÍNH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !   

Đỗ Trung Quân

16 tháng 1 lúc 18:59 

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=759682091657859&id=100028482253682

 

Đêm cuối cùng chỉ còn vài tiếng nữa là ông và gia đình ra sân bay rời khỏi VN . Maquette bản thảo tập thơ “ Cỏ hoa cần gặp “ của tôi còn trên bàn Montage ông bảo tôi chọn một ngày sinh ghi vào phần tiểu sử ngắn

 

“ có ngày sinh cho vui với người ta chứ ! “ ông cười.

Tôi ghi ngày sinh 19-1-1955.

 

Ông là họa sĩ , nhà thơ , dịch giả Hoàng Ngọc Biên

Đấy là một đêm của năm 1991.

 

18-1-1938 ngày sinh của ông .

Vậy tôi chọn sau ông một ngày cho dễ nhớ vậy .

Anh trước . Em sau…

Nhưng cả ông lẫn tôi đều không thể nhớ ngay được đấy là 2 ngày định mệnh của lịch sử

 

18-1-1950 ngày Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chế độ Bắc Việt Nam thiết lập bang giao với Trung Quốc

 

19-1-1974 ngày Trung Quốc đánh cướp Hoàng Sa của VN thuộc chủ quyền chế độ Việt Nam Cộng Hòa- Nam VN.

 

Định mệnh vận vào số mệnh. Tôi phủi lớp phấn son chào những Sân khấu , Showbiz, những chỗ ngồi hào nhoáng mùi danh và mùi tiền…

 

Tôi thấy mình cùng rất nhiều người cùng tuổi hay trẻ tuổi khác dưới mặt đường những tháng ngày Sài Gòn sôi sục chống bọn cướp biển đảo

chỉ mặt đặt tên đích danh nó : Trung Quốc !

 

Giá phải trả tất nhiên phải có với chính quyền , thể chế

Đấy là chọn lựa của mình. Không than thở !

Nhưng suy cho cùng vẫn còn nhẹ nhàng so với những người phải chịu tù đày mà ta đang biết.

 

Một nén nhang tưởng nhớ dịch giả Hoàng Ngọc Biên trong ngày sinh của ông 18-1.

Một ly rượu nhỏ cho ngày sinh tự chọn của mình.

 

Và nghiêng mình tưởng nhớ những Anh hùng tử sĩ bỏ mình vì tổ quốc : 19-1-1974

 

Khi biển đảo chưa thu về

NGƯỜI VN CHÂN CHÍNH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !

 

 

Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=759682244991177&set=a.118355765790498

 

.

86 BÌNH LUẬN  

.

============================================

.

Đừng quên !

Tiểu Vũ

19/01/2022

http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/01/tieu-vu-ung-quen.html#more

 

 

Ngày 19.1.1974 - 19.1.2022, Gần nửa thế kỷ Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng.

 

« Hôm ấy là 27 tết, cả nhà đang chuẩn bị đón năm mới thì được tin anh Thà tử trận trong khi chiến đấu giữ đảo. Trời đất dưới chân tôi sụp đổ...

 

Chiều ngày 20.1.1974, khi những chiếc tàu cuối cùng từ Hoàng Sa trở về thì tôi mới được báo tin là anh Thà đã tử trận ngay trên buồng chỉ huy.

 

Càng đau đớn hơn, khi đứa con gái lớn mang tờ giấy báo tin ra cầu thang đánh vần từng chữ “hạm…trưởng…Ngụy…Văn…Thà…đã…tử…trận... ».

 

Từ đó bà "quả phụ Hoàng Sa" Huỳnh Thị Sinh ở vậy thờ chồng nuôi con đến bây giờ.

 

Ảnh: Bà Sinh cùng anh hùng Ngụy Văn Thà lúc mới quen nhau - Gia đình cung cấp.

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiuLISF9pLZVCCGesR10WP1j0AVZ6j_LrehuW3uU8MYeYKKy21SNyv5mRcpZxj92BGkVm5nGxPBpabJdcvPS1NnapfTERx86GpqPL79zpqnMQBJwQDkmA9UXgem93RHSmpEc0hv0JqwkFw0ZM4GtBrCIf0rAYVnTzIxuIEYJ4k8F-pc19TH36OLjiFCkA=w400-h269

 

 

TIỂU VŨ 19.01.2022





No comments:

Post a Comment

View My Stats