30/04/1975:
Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày 'Sài Gòn sụp đổ'
Tina
Hà Giang
Gửi bài từ California, Hoa Kỳ
1 tháng 1 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59829629
TT VNCH Nguyễn Văn
Thiệu (bìa phải) trong một cuộc họp với Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, người
thứ nhì trong hình từ phải sang, đang nhìn vào ông.
Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về
hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn
sàng bỏ rơi VNCH.
Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm
Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở
VNCH nói.
Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam
California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và
nói về vai trò của đại sứ Graham Martin.
Frank Snepp nói vì sao
Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' Việt Nam Cộng hòa
Frank Snepp nói về điệp
viên số một của VNCH, ông Võ Văn Ba
Frank Snepp: 'Tôi lái xe
đưa ông Thiệu ra máy bay như thế nào'
Frank Snepp: Những người nói Hoa Kỳ bỏ rơi hay phản bội Sài Gòn nói đúng vì đó là những
gì Kissinger và Nixon đã làm. Họ có được bằng chứng về điều này trong cuộc trò
chuyện của Kissinger với Nixon, bằng chứng đó được lưu giữ trên các cuốn băng của
Nhà Trắng.
Nhưng tình hình chiến sự VN phức tạp hơn như vậy,
không đơn giản là sự bỏ rơi. Sự phức tạp đó có tên Graham Martin. Sau khi ngừng
bắn, Đại sứ Graham Martin đến Sài Gòn. Người đàn ông tuyệt vời này là một
"chiến binh" miền Nam Hoa Kỳ, một người hết sức lịch lãm.
Ông có giọng nói miền Nam (nước Mỹ) nhẹ nhàng,
có cách nhìn người khác với ánh mắt tử tế, và thường hay cúi đầu. Martin rất
cao, vì vậy khi nói chuyện ông hay nhìn xuống, khiến người đối diện có cảm giác
họ đối diện một người đàn ông có quyền lực lớn, đang nhìn xuống những phận đời
thấp kém hơn. Martin có cái cách thiết lập vị trí chủ đạo trong các cuộc trò
chuyện, cho mọi người thấy quyền lực của mình.
Và Graham Martin cần những điều đó, cần tất cả
những quyền lực ông có thể có được, vì ông đến VN sau khi quân Mỹ đã ra đi, sau
khi lực lượng không quân Mỹ đã ngừng bay trên không phận VN. Martin được giao
nhiệm vụ bảo vệ VNCH, ít nhất là trong suy nghĩ của riêng ông, và ông đã tận
tâm làm điều đó. Vì vậy những người nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi VN, họ đã
không tính đến Martin.
Là một chiến binh của thời chiến tranh lạnh,
Martin ghét chủ nghĩa cộng sản. Con trai ông, một sĩ quan chiến đấu bị giết ở
Việt Nam năm 1965 và Martin không bao giờ quên điều đó, ông nhất quyết không để
những kẻ giết con trai mình chiến thắng trong cuộc chiến VN, "chủ nghĩa cộng
sản chết tiệt'' không thể thắng. Đó là suy nghĩ của ông.
Vấn đề nằm ở chỗ Martin tin rằng viện trợ của
Hoa Kỳ, trừ sức mạnh không quân, trừ pháo binh, trừ quân lính Mỹ, chỉ cần viện
trợ của Hoa Kỳ thôi là đủ để giúp củng cố chính phủ VNCH, bất chấp những gì
Kissinger nói là Mỹ sẽ không quan tâm đến những gì xảy ra sau đó. Martin rất
quan tâm. Ông nhất định không để miền VNCH đầu hàng Cộng sản, những kẻ đã giết
con trai ông.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/160CB/production/_106351309_vnch.png.webp
Phi công VNCH -
VNAF
Nhưng Martin đã mắc những sai lầm nghiêm trọng.
Ông phớt lờ sự tàn phá của nạn tham nhũng; ông phớt lờ những vấn đề liên quan đến
sự lãnh đạo yếu kém của VNCH. Ông cho rằng chỉ riêng ý chí của mình cộng với tiền
viện trợ Hoa Kỳ là có thể xoay chuyển tình thế, rằng việc miền Nam chưa sẵn
sàng để chiến đấu một mình hay chưa thể tự đứng vững không thành vấn đề.
Ông nghĩ rằng ý chí kiên định sẽ tạo ra được
những thành quả tốt đẹp, và ông đã đánh lạc hướng Tổng thống Thiệu. Tổng thống
Thiệu không hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đưa không quân Mỹ trở lại vì
Martin nói với Thiệu, rằng, "nếu anh cần, tôi sẽ làm cho điều đó [Không
quân Mỹ trở lại - BBC] xảy ra".
*
BBC: Tại sao Graham Martin lại phải làm như
vậy, đánh lạc hướng Tổng thống Thiệu?
Frank Snepp: Martin
làm vậy vì ông tin rằng ý chí của mình sẽ khiến điều ông muốn thành hiện thực.
Ông như hơi bị điên (half-insane). Tôi rất quý trọng Martin, rất thân với ông,
tôi là người báo cáo tình hình quân sự chính của ông. Tôi hẹn hò với con gái
ông, và thường xuyên ăn tối ở nhà ông. Tôi thân với ông đến nỗi sếp tôi, trưởng
trạm CIA Tom Polgar nói, hãy theo dõi Martin, tìm hiểu xem ông định làm gì, tôi
không thể đoán được ý nghĩ của ông ấy.
Tôi giống như một chuyên viên giám sát không
chính thức theo dõi đại sứ và đại sứ thì lại muốn dung tôi để do thám trưởng trạm
CIA. Martin không tin CIA và ông nghĩ rằng ông có tôi trong túi. Vì vậy, tôi
lúc ấy như một con chuột bị hai con mèo rượt đuổi. Tôi biết Martin rất rõ, tôi
biết suy nghĩ của ông. Thế mà tôi đã rất kinh ngạc như chỉ có thể kinh ngạc trước
một người bị chi phối bởi sự phi lý, dù đó là một người thật lôi cuốn.
Martin không cho phép chúng tôi tường trình về
tình trạng tham nhũng đang sói mòn trung tâm Sài Gòn, vì ông lo là tường trình
của CIA về nạn tham nhũng ở miền Nam sẽ khiến tin tức bị rò rỉ, rồi công chúng
và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ nghĩ rằng VNCH không xứng đáng được viện trợ thêm. Vì vậy,
ông cấm ngặt chúng tôi không được đụng đến vấn đề tham nhũng. Điều đó có nghĩa
là, chúng tôi nhắm mắt lại và không đối diện với nhược điểm lớn của của quân đội
và chính phủ VNCH, và không thể đề nghị họ cải thiện điều đó.
Sài Gòn là một trong bốn
cuộc thoái lui lớn của người Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ ‘ngạc
nhiên’ khi gặp ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt
Điều gì xảy ra với điệp
viên CIA Võ Văn Ba sau 30/04/1975?
Ngoài việc cố gắng xin viện trợ, Martin muốn
miền Nam thắng đến nỗi ông luôn trấn an ông Thiệu, và nói với Thiệu rằng nếu cần,
Mỹ sẽ lại mang B-52 vào VN, dù ông thừa biết là không thể có chuyện đó. Cũng có
thể Martin nghĩ Nixon khùng quá nên sẽ đưa B-52 trở lại. Có thể ông tin như vậy,
tôi thì tôi không tin điều đó. Nhưng tôi nghĩ tất cả chỉ là kịch tính.
Nhân viên CIA Frank
Snepp nhận huy chương của VNCH - ảnh tư liệu
Graham Martin nghĩ rằng việc quản lý đất nước
nhiều phần giống như trên một sân khấu, chỉ cần đóng đúng vai, thể hiện được
quyền lực là tạo được sự khác biệt. Và ông là bậc thày về sự tự dối mình, bậc
thày về ảo tưởng. Vấn đề là, ông không nhìn rõ thực tại, vì tham nhũng đã hủy
hoại năng lực chiến đấu của VNCH.
*
BBC: Sài Gòn đã thất thủ rất chớp nhoáng,
theo ông thì ngoài việc bị Hoa Kỳ bỏ rơi, và nạn tham nhũng - như ông nói, còn
có những yếu tố nào khác?
Frank Snepp: Giới
lãnh đạo miền Nam đã quen đánh trận theo lối của Mỹ, với rất nhiều sức mạnh
oanh tạc của không quân, và với cách tấn công ở bất cứ nơi nào có mặt kẻ thù.
Ông Thiệu không còn làm như vậy được. Ông không biết rằng ông không còn khả
năng di chuyển, không còn sức mạnh không quân, không có năng lực vận tải hữu hiệu
trước đây khi quân đội Mỹ còn ở đó.
Và vì thế ông vẫn suy nghĩ theo cách mà một
người tướng Mỹ suy nghĩ, rằng ông có thể hạ gục quân địch ở bất cứ nơi đâu, khi
chúng tấn công trên vùng cao nguyên, ở các tỉnh phía Bắc. Nhưng ông đã không thể.
Ông không còn nguồn lực của Mỹ, không còn sức mạnh không quân của Mỹ, nhưng ông
đã không sớm cắt giảm các tuyến phòng thủ của mình, không từ bỏ các vị trí khó
phòng thủ, để củng cố lực lượng sớm hơn, trong năm đầu tiên của lệnh ngừng bắn.
Trách
nhiệm của Tổng thống Thiệu:
Vào năm thứ hai của lệnh ngừng bắn, Martin cuối
cùng đã khuyên ông Thiệu là hãy nghĩ đến việc rút khỏi một số khu vực không cần
phải phòng thủ, những nơi kẻ thù không quá mạnh. Ông Thiệu nhất định không chịu
làm điều đó. Và điều khủng khiếp đã xảy ra vào tháng 3 năm 1975, một tháng trước
khi chiến tranh kết thúc, ông Thiệu mới rút khỏi những khu vực mà ông không thể
bảo vệ.
Nhưng ông đột ngột bỏ vùng Tây Nguyên một cách
chớp nhoáng mà không lên kế hoạch trước. Vì vậy, khi cuộc lui quân bắt đầu với
Tướng Phú lúc đó là Tư lệnh trở thành hỗn loạn và Bắc Việt có thể đánh chặn các
lực lượng đang rút lui. Trách nhiệm đó nằm trên vai ông Thiệu vì ông đã có một
quyết định không tốt. Ông cũng không biết là muốn quân đội mình làm gì ở Quân
khu 1 ngay bên dưới vùng phi quân sự, đã không có một kế hoạch nào mạch lạc, kết
quả là, không có cuộc rút lui có trật tự nào trong Quân khu gần phía Bắc Việt
Nam nhất. Các lực lượng miền Nam Việt Nam bắt chạy tán loạn và họ chạy về các
vùng nơi gia đình họ đang nương náu, và đoàn quân tan rã.
Ông Thiệu phải chịu trách nhiệm cho những kế
hoạch không tốt đó, với kết quả là quân đội VNCH trong các quân đoàn 1 và 2 rút
về bờ biển phía Đông vào cuối tháng 3 năm 1975. Một tháng trước khi kết thúc cuộc
chiến.
VIDEO : Xuân Lộc 1975: Nỗ lực phút chót trước giờ
Sài Gòn thất thủ
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59829629
Như chúng ta thấy trong tấm hình này, đây là
những sĩ quan quân đội tại ngũ. Một số đã phải nhào xuống biển để bơi theo những
con tàu này. Tôi nhớ một cảnh đã nhìn thấy khi đáp một chiếc máy bay của CIA đến
bờ biển để xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi rất kinh ngạc khi chứng kiến cảnh
quân lính miền Nam Việt Nam rút lui xuống biển để trốn chạy quân Bắc Việt đang
theo họ sát nút.
Với cảnh rút lui hỗn loạn như thế này, khi những
người lính phải chồng chất nhau trên các con tàu đang hướng về phía Nam, thì
chúng ta có một vấn đề lớn. Vấn đề là làm sao có thể tập hợp những người lính
này lại với nhau để biến họ thành một lực lượng có thể bảo vệ Sài Gòn và vùng đồng
bằng, những nơi cuối cùng chưa bị tấn công?
*
BBC:Xin ông trả lời cụ thể vào câu hỏi VNCH có bị
Hoa Kỳ bỏ rơi hay không?
Frank Snepp: Sở
dĩ tôi đề cập đến tất cả những điều này, là vì nó trả lời một phần câu hỏi bạn
nêu ra, câu hỏi Hoa Kỳ có bỏ rơi Việt Nam không.
Việc rút quân hỗn loạn không phải là lỗi của
Hoa Kỳ mà là lỗi của việc không có một kế hoạch tốt. Đó là kết quả của việc
không nghiên cứu trước các biện pháp lui binh. Lui binh là một hoạt động quân sự
nguy hiểm và khó khăn nhất, và ông Thiệu có thể đã có thể bảo toàn quân đội của
mình ở hầu hết các vùng phía Bắc của đất nước, ông có thể đã giải cứu một số
người trong quân đội của mình nếu ông lên kế hoạch trước.
Vấn đề của Thiệu một phần là vì phe địch đã
cài cắm rất nhiều gián điệp vào chính phủ của ông, và họ biết rằng ông tưởng họ
sẽ tấn công ở một nơi khác, trong khi trên thực tế họ tấn công ở phía Nam Cao
Nguyên trung phần vào đầu tháng 3, trong giai đoạn đầu của cuộc tổng tấn công
cuối cùng. Có thể nói là điệp viên của Bắc Việt đã giúp họ thắng cuộc. Và đó
không phải là vì Hoa Kỳ, mà là do gián điệp tuyệt vời của kẻ thù. Chính quyền
VNCh lúc đó đã bắt đầu sụp đổ, họ không được trang bị đủ để khám phá ra có gián
điệp trong hàng ngũ của mình, và một trong những nguyên nhân là vì tham nhũng.
Tham nhũng đã làm suy yếu nguồn cung cấp nhu
liệu vì không ai biết những nhu liệu mới được gửi đến nằm đâu. Một số bị đưa
vào chợ đen, và tình trạng tham nhũng cũng cho phép kẻ thù gài được gián điệp
vào khắp nơi, kể cả bộ chỉ huy và chính phủ VNCH.
Theo một ước tính của CIA vào năm 1971, Bắc Việt
có khoảng 30.000 điệp viên, và đó là vào thời điểm tốt. Vào cuối cuộc chiến,
CIA ước tính có ba gián điệp hoạt động cho Bắc Việt ngay trong đoàn tùy tùng của
Thiệu. Một người có thể đã lọt vào vị trí rất cao trong lực lượng an ninh quân
đội, người khác trong tổ chức Tình báo Trung ương. Và bây giờ chúng ta biết một
điệp viên Bắc Việt đã giúp Sài Gòn đầu hàng, người này là phụ tá của Tướng Minh,
tổng thống cuối cùng của miền Nam Việt Nam, và hoạt động như một điệp viên cho
miền Bắc Việt Nam suốt thời gian đó.
Graham Martin là đại
sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn
Cũng có bằng chứng cho thấy Bắc Việt đã gài được
gián điệp vào trong Bộ Tổng tham mưu của VNCH. Đây không phải là một người có
chức vụ cao mà là một người đưa thư, người xử lý tất cả các tài liệu ra và vào
văn phòng, và người này làm việc cho Bắc Việt, hãy tưởng tượng xem tên gián điệp
đó có thể làm được gì.
Đó là một trong những lý do khiến Sài Gòn sụp
đổ nhanh chóng, lý do tại sao cuối cùng đã có sự hỗn loạn, và tại sao trong
tháng Ba, một nửa đất nước và một nửa quân đội miền Nam Việt Nam đã mất. Vì vậy,
nếu ai đó nói với bạn là Hoa Kỳ đã bán đứng Nam Việt Nam, là VNCH thất trận là
do lỗi của Hoa Kỳ, thì thực tế là nếu nói về những ngày cuối cùng, hay năm cuối
của cuộc chiến, thì không phải vậy.
Cuối cùng, tôi nghĩ, nguyên nhân chính của việc
thất trận đến từ thực tế là miền Nam Việt Nam chưa sẵn sàng tự mình chiến đấu
trong cuộc chiến này.
Tôi cũng nghĩ những tranh luận này bất lợi cho
chúng ta, vì một điều có thể bù đắp cho những gì xảy ra trong giai đoạn cuối cuộc
chiến là rút tỉa kinh nghiệm.
Nếu không học được bài học đích đáng, nếu chỉ
đổ lỗi cho Quốc hội Hoa Kỳ, đổ lỗi cho giới cấp tiến, đổ lỗi cho vị tướng này vị
tướng kia, hoặc cho tin này tin nọ, chúng ta sẽ không rút ra được bài học đúng.
Bài học đầu tiên là nếu bạn là Hoa Kỳ, hãy hiểu
rõ đồng minh cũng như kẻ thù của mình. Nhận ra rằng đồng minh còn yếu trong những
lĩnh vực này và giúp họ cải thiện. Không nên phớt lờ khuyết điểm của họ.
Chúng tôi làm ngơ trước nạn tham nhũng nên
không thể giúp sửa sai cho miền Nam VN. Vì vậy, hãy biết bạn như biết kẻ thù và
đừng bao giờ tự dối lòng về sức mạnh của đứa trẻ góp phần tạo ra. Chúng tôi yêu
người miền Nam VN nhưng giả vờ rằng họ là siêu nhân và không có gì cần sửa đổi
không giúp được gì cho họ.
----------
Cuộc
nói chuyện do nhà báo độc lập Tina HàGiang thực hiện cùng
cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cho BBC vào cuối tháng
10/2021.
Tư
liệu tiếng Anh trên BBC: Richard Nixon's Vietnam
'treason'
Chủ
đề Cuộc chiến VN:
30/04: Tổng thống Minh và
văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam
Phi cơ VNCH giúp đánh thắng
Iraq năm 1991
30/04: Nhắc lại cố tổng thống
VNCH Trần Văn Hương
*
TIN LIÊN QUAN
'Cha tôi và cuộc chiến bí
mật của CIA ở Lào'
21 tháng 12 năm 2017
.
Điệp viên Phạm Xuân Ẩn:
Ông là ai?
24 tháng 3 năm 2018
.
Graham Martin và Thái
Lan trong Cuộc chiến Việt Nam
5 tháng 5 năm 2019
.
Frank Snepp: Ngày cuối
cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam
14 tháng 11 năm 2021
.
Câu chuyện về Võ Văn Ba,
điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam
21 tháng 11 năm 2021
.
Frank Snepp giải thích
Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' Việt Nam Cộng hòa như thế nào
11 tháng 12 năm 2021
No comments:
Post a Comment