Trung
Quốc đối mặt với tình trạng thiếu lương thực do hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh tàn
phá mùa màng
Khánh An dịch
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa gần đây đã yêu
cầu chủ tịch các tỉnh ở Trung Quốc đảm bảo diện tích gieo trồng cây nông nghiệp
không bị thu hẹp và năng suất cây trồng sẽ không giảm trong năm nay.
https://live.staticflickr.com/65535/50220248297_57b60a0687_n.jpg
Nông dân Wang
Jianjun đứng bên ngoài trang trại bò sữa của mình trong khi lo lắng về thị trường
ở Hulunbuir, Nội Mông, Trung Quốc ngày 1/5/2019. (Betsy Joles / Getty Images)
Tại một cuộc họp về an
ninh lương thực được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 27/7, ông cảnh báo rằng các chủ
tịch tỉnh sẽ bị trừng phạt hoặc sa thải nếu họ không giữ cam kết.
Và khi Tập Cận Bình đến
thăm tỉnh Cát Lâm ở vùng Đông Bắc vào ngày 22/7, ông đã nói với chính quyền địa
phương rằng hãy coi sản xuất ngũ cốc là nhiệm vụ ưu tiên.
Việc các quan chức hàng đầu
nhấn mạnh vào nguồn cung cấp lương thực đã đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có
đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong năm nay hay
không.
Vào đầu tháng 7, Trung
tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Quốc gia Trung Quốc đã đưa ra ước tính rằng lượng
bắp thiếu hụt trong năm tài chính 2020-2021 sẽ là 25 triệu tấn – cao hơn gấp
đôi so với ước tính 12 triệu tấn trước đó.
Vào ngày 5/8, Trung tâm
này ước tính rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu sáu triệu tấn lúa mì trong 12 tháng từ
tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, đây sẽ là số lượng cao nhất trong bảy năm qua.
Trung tâm cho biết lúa mì
có thể đến từ Pháp, Nga, Lithuania và Kazakhstan.
Vào cuối tháng 1, chính
quyền Trung Quốc đã yêu cầu người dân kể cả nông dân ở nhà để ngăn chặn sự lây
lan của Covid-19.
Vào khoảng tháng 3, các hạn
chế được nới lỏng và hầu hết nông dân được phép ra ngoài trở lại.
Nhưng không lâu sau, thời
tiết khắc nghiệt ở khắp Trung Quốc khiến mùa màng bị thiệt hại. Kể từ đầu tháng
6, mưa lớn đã tràn xuống phía nam, cùng trung và phía đông Trung Quốc. Trong
khi đó, các khu vực phía tây bắc và đông bắc đang bị hạn hán.
Côn trùng như cào cào và
sâu bọ cũng tấn vào mùa màng.
Nông dân nói với Đại Kỷ
Nguyên rằng họ sợ sẽ mất mùa trong năm nay.
Ngập lụt
Nông dân Trung Quốc trồng
lúa ở 13 tỉnh, bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết
Giang, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Phúc Kiến.
Tất cả các tỉnh này đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào tháng 6 và tháng 7.
https://live.staticflickr.com/65535/50220248272_e7815f82ca.jpg
Một khu phố ở Quảng
Đông bị ngập
Nông dân trồng lúa ba vụ
trong năm. Vụ sớm trồng cuối tháng 3, thu hoạch cuối tháng 6. Vụ giữa trồng vào
đầu tháng 5, thu hoạch vào cuối tháng 9. Vụ muộn trồng cuối tháng 6, thu hoạch
giữa tháng 10. Đợt mưa lũ vào tháng 6 và tháng 7 đã ảnh hưởng đến cả ba vụ gieo
cấy lúa.
Ông Li ở huyện Poyang, tỉnh
Giang Tây nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa ngày 18/7 : "Lúa sớm ở tỉnh
chúng tôi đã bị úng trước khi thu hoạch. Vụ lúa giữa mùa bị lũ phá. Bây giờ đã
quá muộn để trồng vụ cuối".
Ông Chen đến từ tỉnh Hồ
Nam nghẹn ngào cho biết qua điện thoại nông dân trong khu vực của ông không có
thu hoạch năm nay. Ông và những người dân làng lo rằng họ có thể không có đủ
lương thực để ăn, vì lũ lụt liên tục ập đến khu vực này.
Hạn hán
Lúa mì chủ yếu được trồng
ở miền Trung và miền Bắc Trung Quốc. Nông dân chỉ thu hoạch mỗi năm một lần vào
cuối tháng Năm đến đầu tháng Sáu.
Sản xuất lúa mì ở tỉnh Hà
Nam đóng góp vào khoảng một phần tư tổng sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hạn hán đã gây mất mùa ở Hà Nam, Nội Mông, Cam Túc, Tân Cương, Cát
Lâm và các tỉnh phía bắc khác.
Nhân viên sàn giao dịch
ngũ cốc và dầu tư nhân của Trung Quốc CCTIN đã đến thăm các khu vực sản xuất
lúa mì của các tỉnh Hà Nam, An Huy và Giang Tô và báo cáo rằng chất lượng lúa
mì năm 2020 kém hơn năm 2019 và sản lượng thấp hơn các năm trước từ 15 đến 30%.
Tình hình ở Nội Mông, Cam
Túc và Tân Cương còn tồi tệ hơn.
Phương tiện truyền thông
nhà nước Tân Hoa xã đưa tin vào ngày 16/6 rằng 50,7% đất của Nội Mông đã bị hạn
hán nặng trong năm nay. Khu vực này chủ yếu trồng lúa mì, cũng như đậu nành và
ngô. Hoa màu, cỏ dại không thể phát triển, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của địa
phương.
Tờ Tin tức Nhà nước Trung
Quốc đưa tin vào ngày 3/6 rằng đợt khô hạn dẫn đến hầu như không có thu hoạch ở
tỉnh Cam Túc trong năm nay. "Tôi 50 tuổi. Tôi chưa bao giờ thấy hạn hán
như năm nay", một nông dân ở thành phố Yuzhong, Cam Túc cho biết trong báo
cáo.
Một phụ nữ ở Tân Cương đã
chia sẻ một đoạn video trên mạng xã hội vào ngày 17/7, cho thấy những cánh đồng
lúa mì lớn đã khô héo.
"Bạn nghĩ màu vàng
này là [lúa mì] đã thu hoạch ? Lúa chết hết rồi. Nông dân của chúng tôi không
có thu hoạch gì cả trong năm nay", cô nói.
Báo chí Trung Quốc cũng
lưu ý rằng do hạn hán kéo dài hai tháng, hai phần ba diện tích ngô ở tỉnh Liêu
Ninh, đông bắc tỉnh này đã bị chết khô.
Sâu bọ
Trong khi đó, các tỉnh
Cát Lâm và Hắc Long Giang gần đó báo cáo dịch Châu chấu xuất phát tại địa
phương vào tháng Sáu. Vào cuối tháng 6, một cuộc xâm lược Châu chấu nước ngoài
đã xâm nhập vào tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ở phía tây nam, từ Lào, và tiếp tục
di chuyển đến các vùng khác.
Vào ngày 27/7, Bộ Nông
nghiệp và nông thôn Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập để quét sạch châu
chấu ở Vân Nam và ước tính rằng sẽ có nhiều châu chấu hơn xâm nhập vào Trung Quốc
từ Lào trước cuối tháng 8.
Nông dân ở các tỉnh phía
nam Quảng Tây và Hồ Nam cũng đã báo cáo về dịch châu chấu bản địa vào tháng 6.
Và loài sâu bọ mùa thu,
thích ăn ngô, được cho là đã phá hoại mùa màng ở Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Hà
Nam và các tỉnh khác vào tháng Bảy.
Các dấu hiệu khác
Xu hướng gần đây trên thị
trường Trung Quốc cũng cho thấy tình trạng thiếu lương thực.
Nhà sản xuất và cung cấp
các sản phẩm nông nghiệp chế biến hàng đầu của Trung Quốc, China
Agri-Industries Holdings do nhà nước điều hành, ngày 3/8 đã thông báo rằng
chính phủ trung ương đã xuất kho 3,6 triệu tấn gạo dự trữ nhà nước ra thị trường
gần đây, được thu hoạch từ năm 2014 đến năm 2019.
Trung Quốc có một hệ thống
dự trữ ngũ cốc quốc gia để duy trì an ninh lương thực, nhưng thực tế nước này sở
hữu bao nhiêu trong kho dự trữ vẫn còn là một dấu hỏi.
Trong khi đó, tất cả giá
ngũ cốc trong nước đều tăng trong tuần đầu tiên của tháng 8, so với cùng kỳ năm
ngoái, theo dữ liệu do Orient Securities và Huatai Securities công bố.
Đặc biệt, giá đậu nành
tăng 37,83%, từ 3.454 nhân dân tệ (484,85 USD) / tấn vào tháng 8/2019 lên 4.761
nhân dân tệ (682,1 USD) / tấn vào tháng 8/2020.
Trung Quốc gần đây cũng
đã mua nông sản của Mỹ một cách kỷ lục. Vào ngày 29/7, Trung Quốc đã đặt hàng bắp
Mỹ lớn nhất từ trước đến nay, 1,937 triệu tấn, sẽ được
giao trong năm tiếp thị 2020-21 bắt đầu vào ngày 1/9, theo Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Các đơn đặt hàng trong
tháng 7 cũng tăng vượt kỷ lục trước đó. Vào ngày 14/7, USDA báo cáo rằng Trung
Quốc đã mua 1,762 triệu tấn ngô và 129.000 tấn đậu nành.
Vào ngày 10/7, Trung Quốc
đã đặt hàng 1,365 triệu tấn bắp, 130.000 tấn lúa mì đông và 190.000 tấn lúa mì
xuân đỏ cứng của Mỹ.
Một nhà nghiên cứu nông
nghiệp ở Trung Quốc, họ Quin mà không tiết lộ tên vì không được phép nói chuyện
với các phương tiện truyền thông nước ngoài, giải thích rằng ngũ cốc sử dụng ở
Trung Quốc có 3 mục đích chính, đó là : thực phẩm cho con người, thức ăn cho
gia súc và nguyên liệu thô để nấu rượu và các sản phẩm công nghiệp khác.
Ông cho biết tình trạng
thiếu hụt hiện nay "sẽ không nghiêm trọng đến mức người không có thức ăn…
Điều cốt yếu là không có thức ăn cho gia súc và gia cầm. Sau đó, mọi người
không có đủ thịt để ăn", Qin nói.
Nicole Hao
--------------------
Nguyên tác :
China
Faces Food Shortage as Droughts, Flooding, and Pests Ruin Harvest,
The
Epochtimes, 09/08/2020
No comments:
Post a Comment