Nguyễn
Bá Lộc
05/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/05/quyen-cong-nhan-tai-viet-nam/
Công nhân là thành phần rất
quan trọng cho phát triển kinh tế. Hầu hết các quốc gia và quốc tế đều có luật
lệ rõ ràng nhằm bảo về quyền lợi cho thành phần chủ yếu nầy.
Tập thể công nhân không
phải chỉ quan trọng tới kinh tế mà còn cả về mặt xã hội, nhân quyền và chính trị.
Người công nhân hay người lao động phải được bảo vệ về đời sống vật chất và về
đời sống tinh thần. Quốc tế có những qui định tiêu chuẩn quyền công nhân
(Worker’s Rights) mà hầu hết các nước đều có luật Lao động dựa theo các qui định
nầy, ngoại trừ một số ít nước rất độc tài, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đây,
VN ký một số Hiệp định thương mại với các nước tư bản, chính quyền VN bị bắt buộc
phải thực thi những ràng buộc về quyền công nhân, nếu muốn có được quyền lợi
kinh tế. Trong đó có quyền được thành lập công đoàn độc lập, được qui định thêm
trong luật Lao động cải sửa 2019, nhưng không đúng như luật quốc tế.
Vấn đề công đoàn và quyền
lợi công nhân VN rất phức tạp. Những bất thường và bất công không chỉ trong quá
khứ mà còn phải tranh đấu trong tương lai.
Tranh đấu Bảo vệ quyền
công nhân là tranh đấu cho Nhân quyền, Dân chủ và Công bằng xã hội.
I. TÓM TẮT LUẬT LỆ
QUYỀN CÔNG NHÂN TẠI VN
Về Cơ chế Luật lệ và Tổ chức
Lao động VN
Tổ chức Lao động VN
(Labor Organization): Dưới chính thể độc tài CS, quần chúng phải nằm dưới sự kềm
kẹp của đảng CS, trong đó thành phần quan trọng là công nhân. Cho nên tổ chức
công nhân duy nhứt có từ khi có đảng, với tên gọi Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam (TLĐLĐVN, Vietnam General Confederation of Labor) là một tổ chức ngoại vi của
đảng CS và trực thuộc Mặt trận tổ quốc.
Về hình thức thì TLĐLĐVN
là một tổ chức công nhân có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi công nhân. Nhưng thực tế
nó là một tổ chức chính trị, là một công cụ của đảng CSVN. Tất cả Ban Đại diện
nghiệp đoàn cơ sở của mọi ngành đều do chi bộ đảng của công ty lãnh đạo và là
thành viên quản lý công ty do chủ nhân phối hợp với đại diện TLĐLĐVN chọn ra,
chớ không phải là công nhân sản xuất. TLĐLĐVN nắm hết và chỉ huy toàn bộ các
nghiệp đoàn trên toàn quốc.
Mọi hoạt động và yêu cầu
giải quyết cho quyền lợi của công nhân phải được sự chấp thuận của TLĐLĐVN.
TLĐ nầy chỉ để phục vụ đảng
và một phần phục vụ quyền lợi Chủ nhân thay vì quyền lợi công nhân. Mặt khác,
công nhân VN bị bóc lột từ một số chủ nhân như trả lương thấp, làm việc nhiều
giờ, hay trong điều kiện làm việc thiếu vệ sinh và không an toàn cho sức khỏe.
Hoặc có nhiều trẻ em nghèo bỏ học đi làm từ 12-13 tuổi vẫn kéo dài hàng chục
năm không được TLĐLĐVN màng tới.
Về luật Lao động VN
(Labor Code): Luật Lao động có từ trước 1975. Trong mấy chục năm qua có một số
thay đổi từ khi VN theo nền kinh tế “Thị trường định hướng XHCN”, khi thành phần
kinh tế tư doanh tăng lên, và khi VN hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Nhưng những
cải cách đó vẫn chưa đủ, nó vẫn mang đặc tính của luật pháp XHCN.
Trong hàng chục thập niên
qua, có ba lần cải sửa luật Lao động quan trọng vào các năm 1994, 2012 và 2019.
Năm 1994 là lần quan trọng
và toàn diện, qui định về lương bổng, tuổi về hưu trí, về vệ sinh, an toàn nơi
làm việc. Nhưng vẫn thiếu một số qui định quan trọng như quyền thành lập công
đoàn độc lập, quyền thương lượng tập thể. Công nhân càng ngày càng đông theo đà
gia tăng phát triển kinh tế. Những mâu thuẫn càng ngày càng nhiều. Tập thể công
nhân chịu quá nhiều thiệt thòi. Giá trị kinh tế không bù đắp cách xứng đáng cho
công sức của công nhân. Lương công nhân quá thấp. Đó là yếu tố quan trọng cho
nhiều nhà đầu tư ngoại quốc, nhứt là các nhà đầu tư từ Hồng Kông, Singapore,
Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan khai thác tối đa sức đóng góp của công nhân VN.
Đa số công nhân gần như
cam chịu cực nhọc vì quá nghèo khó, họ có được việc làm là may rồi. Sự tranh đấu
đòi quyền sống có thể bị trù dập, bị đàn áp. Và công lý thuộc về đảng.
Một vài Tổ chức độc lập yểm
trợ công nhân ra đời vào năm 2006, 2007. Có nhiều cuộc biểu tình tự phát, và
nhiều vụ đàn áp dã man. Một số nhà tranh đấu cho công nhân bị tù 5-7 năm. Công
cuộc tranh đấu cho công nhân vẫn tiếp tục cho tới nay. Một vài tổ chức trong nước
nhưng có tầm cở quốc tế.
Trong vài năm nay, VN ký
các Hiệp định mậu dịch tự do. Các Hiệp định nầy đều bắt buộc VN phải thực thi
luật bảo vệ nhân quyền và quyền công nhân. Đây là điều bắt buộc. Và nhờ đó VN
phải cải sửa Luật Lao động theo như luật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Vì
vậy VN đã phải sửa luật Lao động lần nữa vào tháng 11/2019 và có hiệu lực vào
tháng giêng 2021.
Luật Lao động cải sửa 2019 có một số sửa đổi mới như:
Bảo hiểm cho công nhân được
nới rộng ra cho nhân viên dịch vụ.
Bổ sung về các loại hợp đồng
lao động. Đặc biệt hợp đồng cho trẻ em dưới 15 tuổi, người lớn tuổi và công
nhân ngoại quốc. Hợp đồng mới cho người chủ nhân hoặc công nhân có quyền hũy bỏ
Hợp đồng.
Luật mới cho tăng tuổi về
hưu lên từ 60 lên 62 cho nam giới và từ 55 lên 60 cho nữ giới.
Bảo vệ chống kỳ thị và quấy
nhiễu tình dục.
Chống cưỡng bức lao động
và lao động trẻ em vị thành niên.
Luật mới với vài điều mới
quan trọng như:
Quyền được tự do gia nhập
và thành lập nghiệp đoàn độc lập.
Qui định về công nhân có
quyền thương lương tập thể với chủ nhân.
Về Thương thảo tập thể
theo luật ILO, đã được Quốc hội VN phê chuẩn năm 2019. Qui định về Cưỡng bức
lao động sẽ phê chuẩn năm 2020. Qui định về thành lập “Công đoàn độc lập” mà Luật
mới 2019 nói là “Nghiệp đoàn độc lập cấp cơ sở” không thấy nói cấp cao hơn cấp
cơ sở. Còn Công đoàn độc lập theo luật quốc tế ILO thì VN sẽ chuẩn phê vào năm
2023.
Nhưng cho tới nay, Luật
Lao động VN vẫn chưa giống hoàn toàn như tiêu chuẩn quốc tế. Đó là điều cần
thay đổi nữa trong tương lai về mặt luật lệ cũng như về mặt thi hành luật.
Luật Lao động VN so chiếu luật
Lao động quốc tế
So chiếu với luật lệ Lao
động của các nước có Dân chủ Tự do và với qui định của Luật Lao động quốc tế
(ILO) thì luật Lao động VN còn một số khiếm khuyết rất quan trọng.
Các qui định của VN về
quyền lợi về các mặt thông thường giống như luật ILO và một số nước mà VN có ký
kết hay thỏa hiệp. Đối với cả Hiệp ước mậu dịch CPTPP và EVFTA cũng như với Hoa
Kỳ thì VN phải áp dụng luật của ILO. Luật của ILO có qui định cách giải quyết
và chế tài các vi phạm luật công nhân. VN đã hội nhập kinh tế toàn cầu, và vì
quyền lợi kinh tế, VN cần phải theo như luật ILO. Nghĩa là trong tương lai, luật
Lao động VN sẽ còn sửa đổi nữa. Sự tranh đấu mới sẽ có phần quốc tế hóa luật lệ
và sự thực thi luật pháp.
II. VẤN NẠN VÀ HỆ QUẢ
VI PHẠM QUYỀN CÔNG NHÂN TẠI VN
Tình trạng luật lệ và cơ
chế thi hành luật Lao động của VN có quá nhiều sai phạm. Hệ quả nầy ảnh hưởng
tai hại cho người công nhân mà cho cả sự phát triển kinh tế xã hội VN.
Nguyên nhân chánh của mọi
sự vi phạm quyền công nhân ở VN là từ chế độ CS. Điều không khó hiểu là chế độ
CS luôn nắm các lực lượng quần chúng lớn. Công nhân là lực lượng vừa đông đảo vừa
mạnh. CS sợ công nhân, cho nên họ phải kềm kẹp đàn áp công nhân.
Đối với chính quyền cũng
như đối với công nhân, quyền người lao động vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề
chính trị. Như thế, dù trong hoàn cảnh và điều kiện nào CSVN không thể buông lỏng
công nhân, lại càng không thể tha thứ cho công nhân và tổ chức tranh đấu cho
công nhân nếu quyền lợi đảng và quyền lợi của một số đảng viên lãnh đạo bị thiệt
hại.
Tại các nước có Dân chủ,
Nhân quyền thực sự, thì lực lượng công nhân vẫn là nhóm áp lực chính trị. Nhưng
chính quyền phải áp dụng đúng đắn luật Lao động.
Luật lệ không đúng tiêu
chuẩn luật lệ quốc tế bình thương và nhứt là sự thiếu công bằng và nhân đạo
trong khi thi hành luật công nhân đem đến nhiều thiệt hại chẳng những cho chính
công nhân mà còn cho xã hội và sự phát triển kinh tế. Vấn đề nầy có thể xét
trên các mặt xã hội, kinh tế, dân quyền và nhân quyền. Các vi phạm quyền công
nhân từ nhiều chục năm qua hậu quả là có những nhà tranh đấu bị tù đày, đời sống
công nhân vẫn tăm tối. Nhiều chủ nhân, kể cả một số nhà đầu tư ngoại quốc như
Đài Loan, Đại Hàn, Malaysia, Trung Quốc được chính quyền yểm trợ, đã bóc lột
công nhân VN.
Hệ quả của vấn nạn công
nhân có thể tóm tắt trên một số mặt:
Về mặt xã hội và đạo đức:
Theo thông tin chính thức,
kinh tế VN tăng trung bình 6-6.5%/năm trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nhưng
lương công nhân không tăng hay tăng rất ít hơn sự gia tăng kinh tế. Vì vậy, đời
sống của khoảng 20 triệu công nhân quá thấp, so với các nước Á châu. Chưa kể thất
nghiệp quá nhiều, nhứt là trong tình hình đại dịch.
Về mặt kinh tế:
Vì công nhân không có được
tự do tranh đấu để được học hỏi thêm, cải tiến năng suất, nên nhiều công ty, nhứt
là công ty ngoại quốc, không thể tăng lương. Mặt khác năng suất kém thì mức
phát triển kỹ nghệ thấp, hàng hóa không có chất lượng tốt. Những nhà đầu tư ngoại
quốc và chính quyền CS triệt để khai thác chỉ vì cái lợi cho hai thành phần nầy.
Gần đây, nhiều công ty chuyển từ Trung Quốc qua VN, đó là cơ hội tốt, nhưng đó
cũng là lúc phải bảo vệ quyền công nhân hơn nữa. Chánh quyền thi hành sai trái
luật pháp, đi đàn áp công nhân là đóng góp vào sự suy giảm khả năng phát triển
kinh tế.
Về mặt dân quyền và nhân quyền:
Đối với các Tổ chức quốc
tế, với các Hội đoàn phi chánh phủ, thì vi phạm quyền công nhân là vi phạm nhân
quyền tồi tệ nhứt. Đàn áp sự tranh đấu cho quyền lợi công nhân là sự đàn áp
tiêu diệt Dân chủ Tự do và An ninh xã hội.
Về mặt chính trị và Bộ máy công quyền:
Trên một bình diện khác,
Công đoàn là một nhóm áp lực chính trị. Nhưng trước hết công nhân không phải
lúc nào cũng là công cụ chính trị. Nếu chính quyền hay Tổ chức từ chính quyền
nghiêng về quyền lợi chủ nhân hay dùng mọi thứ luật chụp mũ, đàn áp công nhân,
thì chính quyền tự làm cho lực lương đông đảo quần chúng nầy mất niềm tin ở
chính quyền và xa cách chính quyền.
Về uy tín quốc tế:
Vì bị ảnh hưởng bởi xã hội
dối trá, mất đạo đức, các nghiệp đoàn do chính quyền dựng lên cũng theo tinh thần
“định hướng XHCN” như thế. Tình trạng nhân quyền và quyền công nhân bị chà đạp
nhiều chục năm nay làm cho các Tổ chức quốc tế đánh giá VN ở mức độ rất thấp.
Dù muốn có sự hợp tác rộng rãi, nhưng các quốc gia dân chủ tự do luôn rất lo ngại
sự bất công và sự tệ hai về quyền công nhân ở VN. Điều nầy có hệ quả không tốt
về sự hội nhập toàn cầu và uy tín quốc tế của VN, mà chúng ta thấy qua những lần
thương thảo các Hiệp ước mậu dịch tự do.
III. CUỘC ĐẤU TRANH MỚI
CHO QUYỀN CÔNG NHÂN TẠI VN
Công cuộc đấu tranh cho
quyền công nhân ở VN là sự tranh đấu trường kỳ và nhiều đau khổ. Nhưng đây là sự
tranh đấu có chánh nghĩa, là những yêu cầu được có quyền lợi tối thiểu của công
nhân mà hầu hết các nước đều công nhận. Cuộc tranh đấu nầy giữa một bên là tập
thể những người lao động làm thuê, một bên là chủ nhân giàu có với sự hỗ trợ bởi
chính quyền độc tài tàn bạo.
Những vấn đề trong giai
đoạn mới: Đó là những điều
cần suy nghĩ, cần hoạch định mới, cần phối hợp mới, cần một kiên trì mới.
Tình hình mới: Kinh tế VN
phải dựa chính yếu vào xuất cảng và đầu tư ngoại quốc. Mà các nước trong Hiệp định
mậu dịch ký với VN gần đây, như Hiệp định Xuyên Thái bình Dương (CPTPP) và Hiệp
định Âu châu – VN (EVFTA), đều có qui định VN phải tuân thủ qui định về nhân
quyền (Human Rights) và Quyền công nhân (Worker Rights). Đây là điều kiện bắt
buộc và quan trọng. Đây là cơ hội cho công cuộc tranh đấu cho Quyền công nhân
hy vọng có thể đạt mức độ thành công nào đó, qua các Hiệp định nầy, kể cả Thỏa
ước Lao động song phương Hoa Kỳ và VN đã ký (dù Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước TPP).
Còn qui định trong Hiệp định EVFTA thì rõ ràng, và các nước Liên hiệp Âu châu
có truyền thống tôn trọng rất cao Nhân quyền và Quyền công nhân.
Rút kinh nghiệm từ công
cuộc tranh đấu cho Quyền công nhân trong quá khứ. Trong quá khứ lâu dài, công
nhân cũng như một số Hội đoàn tranh đấu đã bị đàn áp hay vào tù vì những tranh
đấu bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân. Đó là một kinh nghiệm đau thương
nhưng có thể rút ra nhiều bài học.
Nhưng nay tình hình có
thay đổi, là có áp lực quốc tế qua các Hiệp định thương mại, cũng như các Tổ chức
Nhân quyền, họ đã hiểu VNCS khá nhiều, và đã theo dõi chính quyền VN trong thực
thi luật quốc tế. Đó cũng là một thuận lợi.
Thử thách mới cho chính quyền
VN và cho Tổ chức công đoàn mới
Về phía chính quyền:
VN có ba thử thách lớn
là, thứ nhứt là Quyền lực và nhiệm vụ của TCĐLĐVN hiện nay có bị sứt mẻ không?
Nếu TLĐLĐVN bị Công đoàn độc lập lớn mạnh thì Công đoàn của đảng sẽ yếu đi. Đó
không phải là ý muốn của đảng CSVN. Thứ hai là chính quyền sẽ cải sửa luật lệ
thế nào nữa vì cho tới nay chưa đúng tiêu chuẩn quốc tế hay còn mập mờ để giở
trò gian lận. Thứ ba là VN phải bám vào hội nhập, vì đó là con đường sống của
kinh tế VN. Và điều chắc chắn là chính quyền VN sẽ còn vi phạm luật trong nước
và luật quốc tế. Khi đó, sẽ có áp lực quốc tế buộc VN làm đúng luật, minh bạch,
và công bằng, thì chính quyền VN sẽ phải chống đở ra sao.
Thử thách về phía công nhân:
Các Công đoàn độc lập thật
sự sẽ có nhiều khó khăn mặc dù về hình thức được công nhận. Chính người công
nhân trong các xí nghiệp, nhứt là xí nghiệp có hợp đồng với nước ngoài, phải đối
diện khó khăn nào khi TCĐLĐVN cứ giữ họ, trong khi công nhân đó muốn gia nhập
Công đoàn mới. Các công đoàn độc lập thật sự trước hết phải hiểu rõ những qui định
về Quyền người lao động. Về Thủ tục tiến hành thành lập hợp pháp. Các Xí nghiệp
độc lập mới sẽ phải đối phó như thế nào với TCĐDLVN. Ban đại diện công đoàn/
hay Xí nghiệp độc lập. Cần phải có mối liên hệ với các cơ quan quốc tế và Tòa đại
sứ của các nước có liên quan, qua một “Văn phòng Tư vấn” càng tốt.
Công nhân phải có chỗ dựa,
duy trì hoạt động một cách hợp pháp để khỏi bị CA chụp mũ hay đàn áp, nhứt là
các công nhân có tư cách đại diện. Trong tình trạng VN lệ thuộc TQ quá nhiều
như hiện nay, VN sẽ tiếp tục đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ như thế nào. Nếu
vẫn bị kẹt nhiều với TQ thì một số không nhỏ công nhân VN vẫn gặp nhiều khó
khăn trong các công ty của TQ tại VN, vì trong Hiệp ước với TQ không có qui định
về Nhân quyền và Quyền công nhân.
Một bắt đầu mới: Mặt trận
mới với trận địa cũ với đối phương cũ (CSVN), cho mục tiêu cũ (quyền lợi tập thể
công nhân cùng khổ). Trong một điều kiện mới: Áp lực từ các nước thành viên Hiệp
định mậu dịch và Tổ chức quốc tế.
Tiến hành cho cuộc tranh đấu mới.
Giai đoạn mới cho cuộc
tranh đấu cho công nhân có một số điều cần làm xin gợi ý:
Trước hết cần hiểu rõ các
qui định của Hiệp định mậu dịch tự do, nhứt là các qui định về Quyền công nhân.
(Hiệp định CPTPP, và EVFTA).
Cần hiểu thêm ý đồ mới,
cách thi hành mới của chính quyền VN, nhứt là thủ đoạn mới. Có thể chính quyền
cứ cho thành lập Công đoàn tự do, mà phần lớn là không chân chính.
Cần một số Văn phòng tư vấn
cho việc hiểu luật và áp dụng luật. Thể thức thành lập Xí nghiệp độc lập. Theo
luật mới, VN chỉ cho thành lập Nghiệp đoàn cơ sở (tức là tại xí nghiệp) không
nói tới sự thành lập Liên hiệp công đoàn, hay Tổng công đoàn. Và cần hiểu quốc
tế cách giải quyết các tranh chấp về Luật lao động.
Mới đây, theo tin đài
VOA, thì bên VN ngày 1 tháng 7- 2020 có ra mắt công đoàn có tên là “Nghiệp đoàn
độc lập VN”. Đại diện Ban chấp hành có nói trong bản tuyên bố ra mắt là Công
đoàn nầy được thành lập theo Luật Lao động mới 2019. Mục tiêu là bảo vệ quyền lợi
công nhân. Và sẽ đồng hành với Tổng công đoàn Lao động VN. Chưa thấy các chi tiết
thêm về hệ thống tổ chức … Vì hãy còn quá sớm.
Luật Lao động mới 2019
cho tới tháng giêng 2021 mới có hiệu lực. Chính quyền phải ban hành thêm các
Nghị định hay Thông tư chi tiết. Và VN sẽ chuẩn phê điều 87 Luật Lao động quốc
tế vào năm 2023 theo như lời cam kết với EVFTA.
Cần phối hợp với quốc tế.
Các Tổ chức tranh đấu cho công đoàn độc lập hay các Hội đoàn dân sự trong nước
cần có liên lạc với bên ngoài. Nhứt là các chính quyền có ký hiệp định thương mại
với VN, và với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) hiện có văn phòng đại diện ở VN.
Ở hải ngoại, các Tổ chức
người Việt và Truyền thông cần tiếp tay với các công đoàn độc lập hay đại diện
công nhân, làm gạch nối giữa các tổ chức Công đoàn và các chính quyền của quốc
gia thành viên trong Hiệp định thương mại. Tư vấn cho công đoàn trong nước khi
có tranh chấp.
Con đường tranh đấu còn
đài và nhiều cam go. Điều quan trọng là giữ vững niềm tin.
No comments:
Post a Comment