VOA
Tiếng Việt
Thủ
tướng Slovakia nói chính phủ của ông sẽ làm tất cả những gì có thể để điều tra
khả năng dính líu tới một vụ bắt cóc đang gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa
Việt Nam và Đức, theo AP.
Thủ tướng Slovakia
Peter Pellegrini nói sẽ có cuộc điều tra sau khi truyền thông cho biết chính
phủ Slovakia cho phép các quan chức Việt Nam dùng chuyên cơ của nước ông để đưa
Trịnh Xuân Thanh ra khỏi châu Âu.
Thủ
tướng Slovakia Peter Pellegrini hôm 6/8 nói sẽ có một cuộc điều tra sau khi
truyền thông Đức và của chính nước ông cho rằng Slovakia đã cho phép các quan
chức Việt Nam trong một chuyến thăm tới nước này mượn một chuyên cơ của chính
phủ để bay từ Bratislava tới Moscow trên đó có Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan
chức ngành dầu khí đang bị Việt Nam truy nã.
Thủ
tướng Pellegrini trước đây từng phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào của chính quyền
ông đối với vụ bắt cóc mà chính phủ Đức nói là “vi phạm nghiêm trọng luật lệ
của Đức.”
Dựa
trên các báo cáo của những nhà điều tra Đức cũng như các khai chứng của cảnh
sát Slovakia – những người nói họ chứng kiến vụ bắt cóc, nhật báo Dennik N của
Slovakia mô tả một phái đoàn quan chức Việt Nam đã sử dụng một chuyến thăm
chính thức của họ như thế nào để đưa ông Thanh, sau khi bị bắt cóc ở Đức, từ
Bratislava sang Moscow để về Việt Nam.
Tuần
trước, nhật báo của Slovakia dẫn lời một số sỹ quan cảnh sát nước này xác nhận
rằng ông Thanh bị bí mật đưa về Việt Nam trên một phi cơ công vụ của chính phủ
Slovakia.
Theo
tiết lộ của cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia với Denník
N, ông Thanh được áp tải lên máy bay trong tình trạng “vô hồn” giống như say
rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên.
Hôm
6/8, Bộ Nội vụ Slovakia ra thông báo: “Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova đã quyết
định rằng các cảnh sát được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin trong vụ bắt cóc
một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam.”
Thủ
tướng Pellegrini nói ông sẽ điều tra Bộ trưởng Sakova và cảnh sát trưởng Milan
Licansky đến Đức để hợp tác với cảnh sát nước này điều tra vụ việc.
Đức
cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh, cựu chủ tịch một công ty xây dựng
của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, tại Berlin vào tháng 7/2017, trong khi Hà
Nội cho biết ông Thanh tự về đầu thú.
Ông
Thanh bị đưa ra xét xử trong các phiên tòa hồi đầu năm nay và nhận hai án tù
chung thân với tội danh tham nhũng.
Quan
hệ giữa Đức và Việt Nam đã trở nên căng thẳng kể từ sau vụ bắt cóc. Một tòa án
Đức tháng trước kết án Nguyễn Hải Long, một người Việt sống ở Czech, hơn 3 năm
tù vì đã giúp đỡ mật vụ Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc ở Berlin.
Cách
đây hai tháng, truyền thông Ba Lan cáo buộc chính phủ Slovakia làm giả giấy tờ
để giúp các quan chức Việt Nam “đưa lậu” ông Thanh ra khỏi châu Âu bằng đường
hàng không.
Đại
sứ Việt Nam tại Bratislava Dương Minh Trọng tuyên bố rằng ông Thanh chưa bao
giờ có mặt ở Bratislava.
Cựu
Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak hôm 3/8 phủ nhận mọi sự dính líu của chính phủ
Slovakia tới vụ bắt cóc ông Thanh và gọi mọi cáo buộc là “khoa học viễn tưởng.”
VIDEO :
Liên quan
No comments:
Post a Comment