Sơn Dương
13/08/2018
Lùm
xùm cái vụ báo Tuổi trẻ on line bị cho tạm đình bản, bị phạt 220 triệu đồng bạc
Việt Nam và báo điện tử Vietnamnet bị phạt 50 triệu đồng, phải xin lỗi đảng và
cải chính với dư luận, chỉ nói lên sự tùy tiện quy chụp lên chínhgiới truyền
thông quốc doanh của cộng sản Việt Nam.
Hai
tờ báo chỉ tường thuật lời nói của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang khi tiếp
xúc cử tri trong vai trò đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh như là ‘đã
đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về
nội dung này’ mà di họa. Chủ tịch nước phát biểu thì không ‘nghiêm trọng’ và
‘không ‘gây mất đoàn kết’ nhưng báo nào đăng lời nói của ‘đại quan’ thì lãnh
đủ. Chạy xe ngoài đường gây tai nạn thì lấy luật giao thông làm cơ sở pháp lý
để phạt người gây tai nạn, nhưng tường thuật lời của ‘đại quan’ chủ tịch nước
thì chẳng có cơ sở pháp lý nào để nói là vi phạm luật cả. Dựa vào luật nào, ở
đâu, để phạt tờ báo đã sai phạm ‘nghiêm trọng’ và ‘gây mất đoàn kết dân tộc’ ?
Chẳng có luật màchỉ có ‘lực’ của công an làm cơ sở pháp lý. Luật không đúng
không phải là luật đã đành, nhưng luật không có mà vẫn có xử phạt khơi khơi thì
đúng là chỉ có ở Việt Nam. Sự tùy tiện trắng trợn đến tắt thở.
Hội
nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước
Như
để bít lại lỗ hổng không có cơ sở pháp lý, cộng sản Việt Nam đã cho trình làng
dự luật ‘bảo vệ bí mật nhà nước và dự luật giải mật nhà nước’ ra quốc hội ngày
11/7 trong kỳ họp thứ 4, khóa XIV của quốc hội Việt Nam. Đây chỉ là phản xạ có
tính thời cơ sau một tai nạn. Đảng cộng sản Việt Nam đang làm chuồng khi đã bị
mất trâu nhưng tràn trề hy vọng sẽ bắt được những con ‘trâu’ mới cho vào
chuồng. Từ nay báo chí nào đăng bài phát biểu linhcủa các lãnh tụ sẽ bị dựa vào
luật ‘bảo vệ bí mật nhà nước’ mà phạt nặng cho rõ kỷ cương phép nước. Nhưng,
khổ nỗi, luật pháp cộng sản Việt Nam giống như một thùng nước bị thủng nhiều lỗ
đạn, bịt chỗ này thì chảy chỗ khác.
Thật
ra dự luật "Bảo vệ Bí mật nhà nước" đã được Bộ Công an dầy công soạn
thảo gửi tới Quốc hội từ khuya từ năm 2017 nhưng đến nay mượn sự cố báo Tuổi
Trẻ bộ chính trị cộng sản Việt Nam dự định thò tay lấy mộc ‘quốc hội’ đóng lên
hai dự luật này. Nhưng luật ‘bảo vệ bí mật quốc gia và luật giải mật’ là cái gì
vậy ?
Đọc
qua ‘dự thảo luật bảo vệ bí mật nhà’ nước gồm 5 chương, 34 điều người ta không
khỏi nghĩ tới tai nạn đập nước Xepian-Xe Nam Noy ở Lào mới bị vỡ trong tháng
qua. cộng sản Việt Nam muốn ngăn chặn dòng thác lòng dân bằng cách xây đập ‘bảo
vệ bí mật nhà nước’. Nhưng đã có ai ngăn được những cơn mưa thác lũ bằng các
đập pháp luật nham nhỡ đã bị thủng nhiều nơi ?
Luật
pháp của cộng sản Việt Nam được soạn thảo theo một công thức độc quyền là càng
mơ hồ càng tốt hoặc điều sau phủ nhận điều trước hoặc luật con xóa bỏ luật mẹ.
Nói cách khác, quyết định vi phạm luật là tùy tiện bộ chính trị và không ‘thẩm
quyền’ nào chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Báo Quân đội Nhân dân đã
nói đảng lãnh đạo nhưng không lãnh đạn là thế.
Thí
dụ : Hiến pháp 2013 Điều 25 công nhận ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Nhưng nay với ‘dự
thảo luật bảo vê bí mật nhà nước’ mọi thông tin chưa được ‘thẩm quyền’ liệt kê
là tuyệt mật, tối mật hay mật nếu sử dụng qua có thể bị quy tội và có thể bị
công an đánh dập mật vìtộidanh này.
‘Thông
tin’ được dự luật định nghĩa như là ‘tin, dữ liệu được chứa đựng, thể hiện
trong văn bản, hồ sơ, tài liệu, hoạt động, lời nói tồn tại dưới dạng bản viết,
bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi âm, ghi hình, hoặc
các dạng khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân soạn thảo, ban hành, tạo ra’.
Nói
cách khác, mọi thông tin (văn kiện) về mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam từ
nay đều được coi là bí mật nhà nước, ai đăng lại, hoặc phát biểu mà không có sự
chấp thuận của ‘thẩm quyền’, sẽ bịcoi là vi phạm luật. Như vậy, có rủi ro cao
các tờ báo đăng các bài nói chuyện của quan chức cộng sản Việt Nam sẽ phạm
‘luật bảo vệ bí mật nhà nước’ trong tác nghiệp của mình. Xét qua định nghĩa
‘thông tin’ của dự luật này báo chí chỉ còn có thể đăng các bản tin xe cán chó,
chó cán xe, hoặc các tin cướp của, giết người, hiếp dâm, ấu dâm, gian lận thi
cử, thầy/trò đánh nhau… tràng giang đại hải ở Việt Nam là an toàn nghiệp vụ làm
báo hơn hết.
Thí
dụ : Lỗ hổng luật pháp khác, điều luật 20 của luật hiến pháp công nhận ‘mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm ; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất
kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm’.
Nhưng
trong ngày 10/6 khi cử tri thực hiện Điều 25 luật hiến pháp thì bị công an công
khai đánh đập tại chỗ và tệ hơn nữa khi bị dẫn về đồn công an. Có ai trong 487
‘đại biểu quốc hội’, kể cả đại biểu quốc hội tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã
lên án hành vi phạm luật hiến pháp trắng trợn của công an ? Không một ai. Điều
này đã tố cáo bản chất tay sai của các đại biểu nhân dân và ngầm thú nhận quyền
vi phạm luật hiến pháp của công an. Khi một hành vi phạm pháp không bị xử lý,
nó hàm ý sự dung dưỡng và khuyến khích. Hoặc khi công an hung hăng đánh đập cử
tri bầm dập được đề bạt thăng chức nó còn hàm ý tưởng thưởng.
Trong
dự luật bảo vệ bí mật nhà nước này, bất cứ ai làm bất cứ việc gì liên quan đến
tiếp cận thông tin, kể cả những quyền con người được công nhận trong Hiến Pháp
2013, có thể bị coi là vi phạm luật bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo
‘dự luật bảo vệ bí mật nhà nước’ trên, các thông tin trong mọi lãnh vực đời
sống quốc gia từ chính trị, lập pháp, tư pháp, quốc phòng, kinh tế, đối ngoại,
đối nội, an ninh xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ môi trường và thậm chí,
đến cả sức khỏe các cấp lãnh đạo cũng được xếp thành nhiều cấp độ từ tuyệt mật,
tối mật hay mật tùy theo định nghĩa thông tin của các thẩm quyền. Những thẩm
quyền này là các vị đứng đầu các tổ chức, ban bộ của nhà cầm quyền từ cấp trung
ương đến cấp tỉnh lỵ tức các chủ tịch ủy ban nhân dân. Như vậy, hệ quả của dự
luật này không khó hình dung là sẽ có xung đột ‘tư tưởng’ giữa các ban ngành và
địa phương. Vì mật của ông này khác với mật của ông kia. Ở cơ quan này, lời nói
của một đại quan là mật, nhưng ở nơi khác nó là tin tức chó cán xe. Ở Việt Nam
hiện nay có không dưới 100 cơ quan ban ngành và trên 60 tỉnh thành, các thông
tin mật này xung đột với nhau làm cho báo chí và người dân bị kẹt giữa muônvàn
lằn đạn.
Thí
dụ thời sự cập nhật nhất. Như hai tướng lãnh đứng đầu quân đội nhân dân là đại
tướng Ngô Xuân Lịch và thượng tướng Võ Trọng Việt trao đổi thông tin về thuốc
cường dương bổ thận Ottopin trong ngày 6/6/2018 tại hành làng quốc hội. Khi dự
luật ‘bảo vệ bí mật nhà nước’ chưa được trình làng thì đây thuộc loại tin lặt
vặt tiết lộ sức khỏe sinh lý yếu kém của hai tướng lãnh nên phóng viên vẫn được
tác nghiệp. Nhưng khi dự luật được quốc hội thông qua, đài nào, báo nào, phóng
viên nào đăng lại hình minh họa sức khỏe các vị lãnh đạo chắc chắn bị tội tiết
lộ ‘bí mật nhà nước’. Báo Tuổi Trẻ on line bị đình bản 3 tháng rồi sẽ hoạt động
trở lại, nhưng con người mà bị ‘đình bản’ đến 3 tháng thì chắc chắn thân nhân
chỉ còn nước ra nghĩa địa hỏi thăm sức khỏe người quá cố.
Thế
còn luật giải mã bí mật nhà nước thì sao ? Theo dự luật này, các thông tin được
liệt kê là tuyệt mật, tối mật hay mật có thời hạn giải mật khác nhau. Thông tin
tuyệt mật là 30 năm, tối mật 20 năm và mật là 10 năm. Nhưng sự gian trá lòi ra
ở quy định về việc ‘gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước’. Theo dự thảo
luật, thời hạn giải mã thông tin ‘tuyệt mật’ nhà nước là 30 năm nhưng chỉ cần
viện cớ ‘nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc’ thì đảng
ta có thể gia hạn thời hạn giải mật thêm nhiều lần, miễn sao mỗi lần gia hạn
‘không quá thời hạn bảo vệ quy định’ ! Như văn kiện mật nào phải được giải mật
sau 30 năm nhưng khi đảng ta xét thấy nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc
(!) đảng ta có thể gia hạn thêm 20 năm (‘không quá thời hạn bảo vệ quy định’).
Sau 20 năm mà còn thấy nguy hại cho chế độ, đảng ta sẽ gia hạn thêm 20 năm nữa.
Cứ thế cho đến mãi mãi mà vẫn tôn trọng luật bảo vệ bí mật nhà nước như thường.
Thế
còn những văn kiện tuyệt mật mà nhà nước không nhìn nhận là có mặt thì sao ?
Thí dụ như mật ước Thành Đô 1990 chẳng hạn. Theo luật giải mật thì cộng sản
Việt Nam không bị buộc phải giải mật mật ước này.Vì cộng sản Việt Nam không
biết có mật ước ác ôn trên ! Thế thì có luật cũng bằng không.
Chỉ
khi Trung Quốc công khai văn kiện cộng sản Việt Nam, qua công hàm của thủ tướng
Phạm Văn Đồng ký năm 1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốcc trên Hoàng sa và
Trường sa, để cảnh cáo sự phản bội của Đảng cộng sản Việt Nam với Trung Quốcc
và sự phản bội của cộng sản Việt Nam với dân tộc Việt Nam thì văn kiện này mới
được công luận biết đến. Đến nay đã tròn 50 năm mà vẫn không thấy đảng cho giải
mật, vậy luật giải mật hiện đại không có tính hồi tố. Văn kiện này đến nay vẫn
còn là tuyệt mật và đảng cộng sản Việt Nam an toàn vì tính bất hồi tố của dự
luật. Nhưng như thế thì thà đừng thông qua dự luật giải mật thì coi như không
ai biết gì cả chứ khi cộng sản Việt Nam dám lấy mộc quốc hội đóng lên dự luật
này, có rủi ro cao nó sẽ khuyến khích người dân tìm kiếm nhiều văn kiện bất lợi
cho dân tộc Việt Nam khác nữa còn giấu mặt từ khi cộng sản Việt Nam cướp được
chính quyền cho đến thời a còng hiện nay. Đến khi đó mọi chuyện sẽ giống như
ong vỡ tổ.
Chính
quyền cộng sản Việt Nam mà làm luật thì cũng giống như du kích quân gài lựu
đạn. Nó có thể nổ bất cứ lúc nào và trúng ai thì ráng chịu, kể cả khổ chủ. Sự
thật là luật thành văn của cộng sản Việt Nam chỉ làm bình phong cho 17 bộ luật
di động đang nói cười ngã ngớn trong bộ chính trị. 17 bộ luật đi động này mới
đích thực là chủ nhân ông của luật pháp hiện nay.
Điều
ngao ngán nhất làm người Việt Nam là phải chứng kiếng 17 bộ luật di động không
thống nhất với nhau mà còn trấn áp lẫn nhau. Như bộ luật di động Nguyễn Phú
Trọng vừa cho bộ luật di động Đinh La thăng vào trại cải tạo. Nó làm người ta
phải lấm lét nhìn xem bộ luật di động nào mạnh thế nhất để cuốn theo tạm thời.
Nói là tạm thời vì ngay cả khi luật đã thành văn các bộ luật di động vẫn nắm
toàn quyền phủ quyết nó. Và nạn nhân là dân tộc Việt Nam, có thể phải chịu
‘đình bản’, đóng phạt, xin lỗi, cải chính… khi các bộ luật di động ra luật mồm
ra lệnh phải như thế.
Sơn
Dương
(13/08/2018)
--------------------
BÀI CÙNG NGÀY
No comments:
Post a Comment