VOA Tiếng Việt
11/08/2018
Một
ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã nhận được
nhiều báo cáo khả tín cho hay 1 triệu người thuộc sắc dân Uighur ở Trung Quốc
hiện đang bị cầm giữ ở một nơi giống như một “trại tập trung khổng lồ bí mật.”
Gay
McDougall, một thành viên của Ủy ban Xóa bỏ Kì thị Chủng tộc, dẫn ra ước tính
rằng 2 triệu người Uighur và những nhóm sắc dân thiểu số Hồi giáo bị cưỡng bức
vào “các trại chỉnh huấn chính trị” ở khu tự trị Tân Cương ở miền tây.
“Chúng
tôi hết sức lo ngại về nhiều báo cáo khả tín mà chúng tôi đã nhận được nói
rằng, nhân danh việc chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và duy trì ổn định
xã hội, (Trung Quốc) đã biến khu tự trị của người Uighur thành một nơi giống
như một trại tập trung khổng lồ bí mật, một kiểu ‘vùng không nhân quyền,’” bà
nói vào lúc khởi đầu đợt đánh giá thường xuyên kéo dài hai ngày về thành tích
nhân quyền của Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong và Macau.
Trung
Quốc nói Tân Cương đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ những kẻ chủ chiến
Hồi giáo và những người chủ trương li khai Hồi giáo, khuấy động căng thẳng giữa
người Hồi giáo Uighur thiểu số gọi nơi này là quê hương và người Hán đa số.
Một
phái đoàn Trung Quốc khoảng 50 quan chức không bình luận gì về những phát biểu
của bà tại phiên họp ở Geneva mà sẽ kéo dài đến thứ Hai, Reuters tường trình.
Các
cáo buộc xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm nhóm tranh đấu Những Người Bảo vệ
Nhân quyền Trung Quốc. Họ cho biết trong một báo cáo hồi tháng trước rằng 21
phần trăm tất cả các vụ bắt giữ được ghi nhận tại Trung Quốc vào năm 2017 là ở
Tân Cương.
Trước
đó, Du Kiến Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, nói Trung Quốc
đang nỗ lực hướng tới sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc.
Nhưng
bà McDougall nói rằng những người thuộc cộng đồng người Uighur và những người
Hồi giáo khác bị coi là “kẻ thù của nhà nước” chỉ vì sắc tộc và tôn giáo của
họ.
Hơn
100 học sinh sinh viên người Uighur trở về Trung Quốc từ các nước gồm Ai Cập và
Thổ Nhĩ Kỳ đã bị giam giữ, với một số người chết trong khi đang bị câu lưu, bà
nói.
Fatima-Binta
Dah, một thành viên trong ủy ban, nhắc tới “việc giam giữ tùy tiện và hàng loạt
gần 1 triệu người Uighur” và hỏi đoàn đại biểu Trung Quốc:
“Người
Uighur ở Trung Quốc được hưởng tự do tôn giáo tới mức độ nào, có hình thức bảo
vệ pháp lí nào để cho họ thực hành tôn giáo của mình?”
Các
ủy viên cũng nêu ra các báo cáo về việc ngược đãi người Tây Tạng trong khu vực
tự trị, bao gồm việc không cho sử dụng rộng rãi ngôn ngữ Tây Tạng trong lớp học
và tại các thủ tục tòa án.
-------------------------
Thụy My – RFI
Đăng
ngày 10-08-2018
La Croix hôm nay 10/08/2018mô tả « Tân Cương dưới sự giám sát
của Big Brother Trung Quốc ». Vùng đất Hồi giáo ở miền tây bắc đang
phải chịu đựng một « bộ máy an ninh tổng lực » duy nhất trên
thế giới, khoảng mấy chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị tống vào các trại cải
tạo.
Công an Trung Quốc tuần tra tại Tân
Cương. Ảnh tư liệu chụp ngày 26/06/2017.AFP
100.000 đồn công an
và công nghệ cao để theo dõi người dân
Đối
với 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc sống ngày càng giống với thế
giới được nhà văn George Orwell hình dung ra trong tác phẩm nổi tiếng «
1984 ». Từ hai năm qua, Tân Cương bị đàn áp không thương tiếc. Theo
ông Marc Julienne, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), thì đây là « bộ máy
an ninh tổng lực chưa từng có trên thế giới và trong lịch sử » ; với
các phương tiện tài chính, nhân lực và công nghệ khổng lồ.
Từ
sau các vụ nổi dậy năm 2009 làm hàng trăm người chết, chính quyền trung ương
Trung Quốc đã đẩy nhanh chương trình an ninh đại quy mô tại Tân Cương. Ngân
sách dành cho an ninh được tăng gấp mười, và theo thống kê, đã đạt đến 10 tỉ đô
la vào năm ngoái. Con số này trùng hợp với thời điểm ông Trần Toàn Quốc (Chen
Quanguo) được điều về làm bí thư đảng ủy Khu tự trị Tân Cương. Từ quân đội
chuyển sang chính trị, Trần Toàn Quốc đã có 5 năm kinh nghiệm đàn áp Tây Tạng,
và dưới mắt Bắc Kinh, đây là quan chức lý tưởng để « ổn định » vùng
đất bị cho là chủ trương ly khai.
Trên
100.000 đồn công an mới được thiết lập tại các thành phố lớn, ở ngoại ô và nông
thôn. Ngoài việc giám sát trực tiếp bằng con người, công nghệ cao còn được vận
dụng : camera ở các nơi công cộng, thiết bị bay không người điều khiển (drone),
internet, điện thoại di động…Các bảng số xe đều được ghi vào ống kính, dữ liệu
smartphone bị thu thập, tin nhắn bị đọc lén, khuôn mặt bị nhận diện bằng công
nghệ…Đối với Trung Quốc, Tân Cương là một phòng thí nghiệm khổng lồ về giám sát
điện tử, để áp dụng vào các miền khác của đất nước, thậm chí xuất khẩu.
Nửa triệu người Duy
Ngô Nhĩ bị tống vào trại cải tạo
Sự
giám sát chặt chẽ này giúp bóp nghẹt mọi ý định phản kháng, nhưng không chỉ
dừng ở đó, từ cuối năm 2017, Bắc Kinh mở ra khoảng mấy chục trung tâm cải tạo.
Chuyên gia Marc Julienne cho biết : « Chắc chắn là hàng trăm ngàn người
Duy Ngô Nhĩ đã bị tống vào trại cải tạo để nhồi sọ về chủ nghĩa xã hội và tư
tưởng Tập Cận Bình, cũng như chống lại cực đoan tôn giáo ».
Người
ta đếm được khoảng 70 trại cải tạo ở Tân Cương, chưa kể những trại khác đang
được xây dựng. Một báo cáo của Quốc Hội Mỹ nêu ra con số 500.000 người Duy Ngô
Nhĩ bị giam cầm, đánh giá Tân Cương là « trung tâm giam giữ hàng loạt
người thiểu số lớn nhất thế giới hiện nay ».
Một
số phải đi cải tạo nhiều tuần lễ, số khác trải qua nhiều tháng trong những điều
kiện vô nhân đạo, ăn uống chỉ đủ cầm hơi. Không hề thông qua xét xử, các cán bộ
đảng, công an và quân đội có toàn quyền trấn áp, đe dọa trả thù gia đình nếu tù
nhân không chấp hành. Tương tự đối với các sinh viên hay doanh nhân Duy Ngô Nhĩ
từng sống ở nước ngoài. Họ phải « thú nhận » tất cả, sau
khi « cải tạo tốt » thì đảng sẽ khoan hồng.
Cũng
giống như đối với « bọn phản cách mạng, xét lại » trong thời
kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), những ai bị cáo buộc « khủng bố, cực
đoan tôn giáo, ly khai », sẽ bị cho vào địa ngục này để tẩy não. Ông Marc
Julienne nhận xét : « Việc Bắc Kinh im lặng về thực tế này cho thấy
tính chất bất hợp hiến và bất hợp pháp so với luật quốc tế của hệ thống trại
cải tạo Trung Quốc ».
*
Ikea chiều theo thị hiếu người tiêu dùng Ấn Độ
Cũng
liên quan đến châu Á nhưng trên lãnh vực kinh tế, Le Monde nói về việc «
Ikea lao vào chinh phục Ấn Độ ». Tập đoàn Thụy Điển đã mở cửa hàng đầu
tiên ở Hyderabad, với nỗ lực thích ứng theo xu hướng tiêu dùng địa phương.
Đã
hiện diện tại 49 nước, tập đoàn đa quốc gia chuẩn bị kỹ càng khi thâm nhập thị
trường được đánh giá khoảng 30 tỉ euro. Trong gần năm năm, các nhà tạo mẫu đã
đến thăm khoảng 1.000 gia đình để hiểu được người Ấn ăn uống, ngủ nghỉ, nấu
nướng như thế nào. Họ phát hiện người dân Ấn Độ trải qua nhiều thời giờ trong
phòng ngủ, và những chiếc tủ lạnh đôi khi được bán với ống khóa kèm theo để
người giúp việc không mở được.
Các
công ty nước ngoài muốn thành công đều phải chiều theo nhu cầu địa phương.
McDonald bán bánh burger chay, Renault đã tăng cường độ kèn xe, còn Ikea sản
xuất các canapé bằng vật liệu giả da để không đụng chạm đến bò thiêng của người
Ấn, nệm thì được làm bằng xơ dừa cho cứng hơn, như thói quen ở nước này. Tuy
nhiên nguyên tắc để cho người mua tự lắp ráp như ở phương Tây không thể áp dụng
được tại Ấn Độ, vì công việc tay chân là dành cho kẻ ăn người ở. Thế nên Ikea
phải đào tạo một đội ngũ giao hàng kiêm thêm lắp ráp.
Vấn
đề còn lại là giá cả. Dù tập đoàn chuyên về đồ dùng gia đình loan báo có 1.000
sản phẩm có giá dưới 200 rupi (2,5 euro), đa số sản phẩm vẫn tương đối xa tầm
tay giới trung lưu. Đó là do luật pháp buộc Ikea phải sử dụng 30% nguyên liệu
của Ấn Độ, trong khi chi phí logistic rất cao vì qua nhiều trung gian.
*
Nga lao đao vì bị Mỹ trừng phạt
Về
quan hệ Nga-Mỹ, Le Figaro nhận xét việc tổng thống Donald
Trump lại trừng phạt Matxcơva thật ra chỉ là áp dụng một đạo luật năm 1991 về
vũ khí hóa học. Rốt cuộc Luân Đôn đã vui mừng tìm lại được đồng minh cũ, sau vụ
Skripal, còn ông Trump thì tạo được uy tín nơi cử tri trong bối cảnh nghi án
Nga can thiệp bầu cử Mỹ vẫn đang là mối đe dọa.
Les
Echos cho
biết cụ thể sau khi Mỹ quyết định trừng phạt Nga, chỉ số chứng khoán RTS đã mất
ngay 3% giá trị, cổ phiếu tập đoàn hàng không Aeroflot sụt mất 10%, và phải 66 đồng rúp mới đổi được 1 đô
la, mức thấp nhất kể từ 2016. Thiệt hại đối với các mặt hàng công nghệ
xuất khẩu, nhất là thiết bị điện tử, có thể lên đến hàng trăm triệu đô la.
Theo
ngân hàng Nga Alfa, việc Mỹ trừng phạt có thể làm giảm nhiệt tình và lòng tin
nơi các nhà đầu tư. Tuy nhiên biện pháp dự kiến cấm mua lại nợ của Nga mới là
nguy hiểm nhất.
*
Trừng phạt đang là mốt
Nhìn
chung, tác giả Yves Bourdillon nhận xét « Việc trừng phạt đang là mốt » trong
mùa hè này. Loan báo trừng phạt Matxcơva của Washington hôm thứ Năm 9/8 diễn ra
sau quyết định trừng phạt Teheran hôm thứ Ba 7/8, Ryad chống lại Ottawa hôm thứ
Hai 6/8, và Washington trước Ankara cách đây tám ngày, chưa kể việc đối thủ trả
đũa lại.
Tịch
thu tài sản, cấm vận thương mại hoặc tài chính…được sử dụng để trả đũa nạn đàn
áp, vi phạm luật quốc tế hoặc buộc một Nhà nước phải thay đổi chính sách. Trừng
phạt đã trở thành loại vũ khí thường xuyên bên cạnh những động thái ngoại giao
hay quân sự. Trang web Sanctions Risk Countries ghi nhận có 45 nước bị Hoa Kỳ
hay Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt, trong đó có « cựu chiến binh » Cuba bị cấm
vận từ năm 1960 đến nay.
Việc
cấm vận thường để bảo vệ các vấn đề mang tính nguyên tắc của các quốc gia dân
chủ như nhân quyền, chống phát triển vũ khí nguyên tử, gây bất ổn trong khu
vực…Canada là nước phương Tây đầu tiên bị một quốc gia mới nổi là Ả Rập Xê Út
trừng phạt. Còn Trung Quốc thì không trừng phạt mà bức hiếp, hăm dọa.
*
Syria : Chiêu đánh bóng hình ảnh của Assad
Nhìn
sang Syria, Libération cho rằng « Hai vợ chồng Al
Assad ở bệnh viện là một cách chiến đấu ». Thông báo chính thức chiều thứ
Tư 8/8 về việc bà Asma, vợ nhà độc tài Syria « bắt đầu chữa ung thư vú
» đã gây ngạc nhiên. Những người trung thành với chế độ xúc động, phe
phản kháng cho rằng « trời phạt », nhưng sự minh bạch bất
thường này nhanh chóng tạo ra những dấu hỏi. Tấm ảnh đăng trên mạng xã hội rốt
cuộc nhằm mục đích quảng bá cho chế độ.
Trong
ảnh, ông Bachar và bà vợ ăn mặc áo thun quần jean đơn giản, đang âu yếm nhìn
nhau trong một căn phòng bệnh viện, cổ tay bà Asma gắn dây truyền dịch. Thông
điệp trên Twitter của Asma Al Assad viết : « Tôi cũng giống như nhân
dân đã cho thế giới bài học về kháng chiến và sức mạnh đối phó với những khó
khăn. Quyết tâm của tôi học được từ nhân dân trong những năm qua ».
Libération nhắc nhở, hình
tượng một cặp vợ chồng nguyên thủ tân tiến trước khi xảy ra cuộc nội chiến năm
2011 nay đã quay lại. Việc dàn dựng căn bệnh của đệ nhất phu nhân nhằm thu hút
cảm tình của người dân, tô điểm lại hình ảnh. Được các công ty truyền thông Anh
- nơi bà Asma sinh trưởng - quảng bá, « đóa hồng Damas » từng
chinh phục công chúng phương Tây, nhưng nay liệu bà có thể giúp đánh bóng được
hình ảnh của người chồng tay đã vấy rất nhiều máu ?
*
Tựa chính báo Pháp
Les
Echos hôm
nay đưa tựa trang nhất « Nga rúng động vì đòn trừng phạt của Mỹ »
: việc Washington trừng phạt kinh tế do vụ đầu độc cựu điệp viên
Serguei Skripal khiến đồng rúp rơi xuống mức thấp nhất từ hai năm qua.
Le
Monde nhấn
mạnh « Anh ra khỏi EU mà không có thỏa thuận : Nỗi lo to lớn ». Đến
thời điểm chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu là ngày 30/03/2019 nếu không đạt
được thỏa thuận nào, hậu quả sẽ khôn lường. Các phi cơ Anh về lý thuyết không
thể bay đến các nước châu Âu và ngược lại. Dược phẩm sản xuất từ bên kia bờ
biển Manche sẽ không được công nhận. Khoảng 16.000 xe tải đi qua đường hầm mỗi
ngày đều phải bị kiểm soát, và cứ lâu thêm một phút thì sẽ dẫn đến kẹt xe 16
kilomet. Tuy vậy có đến phân nửa số doanh nghiệp Anh không có kế hoạch đối phó
với viễn cảnh đen tối trên đây.
La
Croix nhìn
sang châu Phi, chạy tựa « Cộng hòa Dân chủ Congo chờ đợi thay đổi ». Quyết
định của tổng thống Kabila không ra tái ứng cử khiến người dân nước này thở
phào nhẹ nhõm.
Liên
quan đến thời sự nước Pháp, Le Figaro quan tâm đến «
Làn sóng thị trưởng từ chức chưa từng thấy tại Pháp ». Đối mặt với
những quy định hành chính và sức ép tài chính ngày càng nặng nề hơn, đã có đến
1.021 thị trưởng không muốn hoàn tất nhiệm kỳ của mình kể từ năm 2014. Hiện
tượng này càng tăng nhanh dưới thời tổng thống Emmanuel Macron, đặc biệt tại
vùng nông thôn. Libération nói về thụ tinh nhân tạo : bốn mươi
năm sau khi em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời, thủ thuật này đã
trở nên phổ biến tại Pháp.
No comments:
Post a Comment