VOA Tiếng
Việt
26/08/2018
Thượng nghị sĩ John McCain,
ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008 và từng bị giam cầm ở Hà Nội thời Chiến
tranh Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 81, một ngày sau khi gia đình ông loan báo
ông đã quyết định dừng điều trị ung thư não ác tính.
Thượng nghị sĩ John
McCain
Thông
cáo từ văn phòng của ông viết:
"Thượng nghị sĩ John Sidney McCain III qua đời vào 4
giờ 28 phút chiều ngày 25 tháng 8, 2018. Bên cạnh Thượng nghị sĩ khi ông ra đi
có vợ Cindy và gia đình của họ. Vào lúc qua đời, ông đã trung thành phục vụ đất
nước Hoa Kỳ suốt 60 năm qua."
------------------------------------
My heart is broken. I am so lucky to have lived the
adventure of loving this incredible man for 38 years. He passed the way he
lived, on his own terms, surrounded by the people he loved, in the the place he
loved best.
------------------------------------
Phản
ứng về tin này, Tổng thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter:
"Tôi xin gửi lời
chia buồn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới gia đình của Thượng nghị sĩ John
McCain. Chúng tôi xin dành tình cảm và những lời nguyện cầu cho quí vị."
Cùng
với cựu Thượng nghị sĩ John Kerry của Đảng Dân chủ, ông John McCain đã tích cực
vận động để bình thường hóa quan hệ bang giao với Việt Nam, nơi ông từng bị
giam cầm trong năm năm rưỡi tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, trong thời chiến tranh
Việt Nam, trước khi được trả tự do vào năm 1973.
Thân thế
Sự nghiệp
John
Sidney McCain III chào đời ngày 29/8/1936 tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Panama.
Xuất thân từ một gia đình ba đời phục vụ binh chủng hải quân của quân đội Hoa Kỳ,
cha và ông nội đều mang hàm Đô Đốc, ông McCain trở thành phi công lái máy bay
chiến đấu sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ.
Ngày
26/10/1967, giữa lúc chiến cuộc Việt Nam leo thang, máy bay của ông bị bắn rơi
trong một phi vụ đánh bom trên không phận miền Bắc. Ông bị gãy tay và chân khi
máy bay rớt xuống hồ Trúc Bạch ở Hà nội.
Thượng
nghị sĩ John McCain kể lại giây phút đó: “Một số người Việt Nam bơi ra lôi tôi
lên bờ, rồi lập tức cởi quần áo tôi ra.” Ông kể tiếp: “Địa điểm đó ở ngay trung
tâm thành phố, một đám đông tụ tập lại, họ hò hét, chửi rủa, nhổ nước bọt và đá
vào tôi.”
Không
lâu sau đó, giới hữu trách Việt Nam khám phá ra “tên giặc lái” đã rơi vào tay họ
có thân phụ và ông nội đều là Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, và đề nghị thả McCain sớm.
Ông từ chối đề nghị đó vì không muốn bỏ lại đồng đội không có cái may mắn được
sinh ra trong một gia đình quyền thế như mình. Phi công gãy cánh McCain khí
khái quyết định ở lại để đồng hành cùng đồng đội.
Trong
năm năm rưỡi sau đó, ông nhiều lần bị biệt giam và tra tấn, rồi cuối cùng được
phóng thích cùng các tù binh chiến tranh khác vào ngày 14/3/1973, sau thỏa thuận
ngưng bắn.
VIDEO
:
Sự nghiệp
chính trị
Về
lại Hoa Kỳ, ông McCain xuất ngũ vào năm 1981 với cấp bậc Đại Úy, ông dọn về tiểu
bang Arizona sinh sống và tại đây lập gia đình với người vợ thứ nhì, bà Cindy
Hensley. Ông có tất cả bảy người con, kể cả ba người con với vợ đầu, Carol
Shepp.
Cựu
tù binh chiến tranh John McCain đắc cử dễ dàng vào năm 1982 để chiếm một ghế tại
Hạ viện Hoa Kỳ. Ông được bầu vào Thượng viện vào năm 1986, và trở thành một
trong những nghị sĩ phục vụ lâu năm nhất tại Điện Capitol, trụ sở quốc hội Hoa
Kỳ.
Tại
quốc hội Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain đại diện cho những lập trường bảo thủ của
tiểu bang nhà, Arizona, và của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên ông nổi tiếng là người
có xu hướng hành động độc lập về một số vấn đề mà ông cho là quan trọng. Ông kết
thân với các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng, và nhiều lần hợp tác với họ để đưa
ra những quyết định có tính lưỡng đảng.
Tai tiếng
chính trị
Trong
những năm 1980, McCain là một trong năm nghị sĩ vướng vào vụ tai tiếng “Keating
Five,” năm nghị sĩ bị tố giác đã giúp nhà tài phiệt Charles Keating, người từng
đóng góp tài chính vào quỹ vận động chính trị cho các nghị sĩ này, giúp ông
Keating tránh những quy định tài chính, dẫn tới “cuộc khủng hoảng cho vay và tiết
kiệm” đã làm nhiều nhà đầu tư trắng tay vào thời điểm đó. Năm nghị sĩ bị điều
tra vì đã tìm cách gây ảnh hưởng, ngăn cản chính phủ tịch thu công ty Lincoln
Savings and Loan Association của ông Keating. Cuối cùng, không nghị sĩ nào bị
truy tố về bất cứ tội nào, mặc dù ông McCain bị Ủy ban Đạo đức Thượng viện khiển
trách vì đã có "phán xét sai lầm".
Thượng
nghị sĩ John McCain vượt qua được vụ tai tiếng này và sau đó rút kinh nghiệm,
xoay sang vận động cải cách cơ chế tài trợ vận động tranh cử, chống lại cách
dùng tiền bạc để vận động chính trị hành lang. Ông là chính khách có những phát
biểu thẳng thừng, khẳng khái, được giới truyền thông ưu ái và thường xuyên mời
tham gia các chương trình thời sự, ông cũng chiếm được cảm tình rộng rãi trong
công chúng nhờ kinh nghiệm phục vụ trong quân đội và thành tích từng là tù binh
chiến tranh tại Việt Nam.
Đối
với cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản, ông được coi là một ân nhân đã hành động
để cứu giúp nhiều cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa để họ sang định cư tại Hoa Kỳ.
Ông luôn tỏ ra sẵn sàng giúp họ trong tiến trình định cư nơi quê hương mới. Các
cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị đi học tập cải tạo coi ông như một người đồng
hành, từng nếm trải những kinh nghiệm cay đắng vì cùng là nạn nhân của cộng sản
Bắc Việt.
VIDEO
:
Mặt
khác, đối với Việt Nam, ông được biết đến nhiều nhất qua các nỗ lực hối thúc việc
nối lại quan hệ với nước cựu thù Việt Nam, và bình thường hóa bang giao, bất chấp
kinh nghiệm cay đắng trong chiến tranh. Trong những cuộc phỏng vấn trên truyền
hình Mỹ, ông không ngần ngại nhắc lại rằng ông từng bị tra tấn tại Việt Nam, và
vẫn mang trong người hậu quả của các cuộc tra tấn đó.
Tại
Hoa Kỳ, ông là người luôn theo sát và bênh vực lợi ích của các quân nhân và cựu
quân nhân từng phục vụ trong quân ngũ.
Cuộc
đua vào Tòa Bạch Ốc
Thượng
nghị sĩ John McCain thoạt tiên vận động để được Đảng Cộng hòa đề cử làm ứng
viên Tổng thống của đảng hồi năm 2000. Ông thất bại khi ông George W. Bush được
Đảng Cộng hòa đề cử, và chiến thắng sít sao trong cuộc chạy đua với Phó Tổng thống
Al Gore lúc bấy giờ.
Là
nghị sĩ có tư duy độc lập, ông McCain ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng
thống Bush, tuy nhiên ông mạnh mẽ bênh vực ông John Kerry của Đảng Dân chủ khi
ông Kerry bị chiến dịch vận động của ông Bush tấn công về thành tích trong chiến
tranh Việt Nam.
Năm
2008, Thượng nghị sĩ John McCain trở thành ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng
hòa nhưng bị đối thủ Barack Obama, Đảng Dân chủ, đánh bại.
Trong
thời gian vận động tranh cử, công chúng khó quên được lúc ông McCain khẳng khái
bênh vực đối thủ chính trị của mình, khi trên đường vận động, một ủng hộ viên
nói “Tôi không tin tưởng ông Obama. Ông ta là một người Ả Rập.”
Ông
McCain cắt lời người phụ nữ ngay: “Thưa
bà , không phải. Ông ấy là một người có gia đình tử tế, ông ấy là một công dân,
tôi có những bất đồng với ông ấy về một số vấn đề cơ bản, đó là những việc cốt
lõi trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng ông ấy không phải là một người Ả
rập.”
VIDEO
:
Trở lại
Thượng viện
Sau
khi thất cử, Thượng nghị sĩ John McCain trở thành một trong những người lãnh đạo
phong trào chống Tổng Thống Barack Obama. Ông từng chỉ trích cách Tổng thống
Obama tiến hành chiến tranh chống khủng bố. Ông chống đối kế hoạch chăm sóc y tế
được gọi là Obamacare.
Sau
khi Đảng Cộng hòa chiếm đa số sít sao ở Thượng viện, ông trở thành chủ tịch Ủy
ban Quân vụ Hoa Kỳ và là tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quân sự và đối
ngoại.
Tháng
7 năm 2017, bác sĩ chẩn đoán ông mắc một chứng ung thư não ác tính. Hai tuần
sau cuộc giải phẫu, ông trở lại Thượng viện với lá phiếu quyết định chống lại nỗ
lực của Đảng Cộng Hòa lật ngược chương trình chăm sóc y tế Obamacare.
Biểu
quyết này được coi là đòn giáng đối với Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng
Hòa, người từng chỉ trích ông McCain khi nói rằng: “Ông McCain không phải là một
anh hùng chiến tranh. Ông ta được coi như một anh hùng bởi vì ông ta bị bắt.
Tôi thì thích những người không bị bắt.”
Thượng
nghị sĩ McCain trở về tiểu bang nhà vào tháng 12, 2017 để tiếp tục điều trị,
cho đến khi gia đình ông thông báo ông đã quyết định dừng điều trị vào ngày 25
tháng 8.
--------------------------------------
VOA 25/8/2018
Thụy My – RFI
Đăng
ngày 25-08-2018
Việt
Báo Daily Online - 25/08/2018
No comments:
Post a Comment