Thursday, 16 August 2018

THÀNH TÍCH VÀ THẤT BẠI CỦA AN NINH THÀNH HỒ TRONG “PHI VỤ” PHÁ LIVESHOW NGUYỄN TÍN (FB Phạm Đoan Trang)





THÀNH TÍCH, hay là những mặt đã làm tốt, ấy là anh em an ninh thành Hồ đã phá bĩnh kịp thời, ngăn được liveshow “Sài Gòn kỷ niệm” của ca sĩ Nguyễn Tín diễn ra đến phút cuối. Quan trọng hơn, anh em đã cướp được toàn bộ số tiền bán vé, một số máy tính cá nhân, trong đó có cả máy Mac. Anh em cũng huy động đông đảo lực lượng, bắt trói, đánh bầm mặt ca sĩ Nguyễn Tín, manager Nguyễn Đại, cũng như khống chế, đánh gục nhiều phụ nữ khác, làm mấy đứa trẻ khóc thét. Phải nói là trẻ con nghe đến hai từ “công an” không dám khóc đêm.

THẤT BẠI, hay là mặt chưa được, là dù cố gắng hết sức, anh em an ninh thành Hồ vẫn không phát hiện sớm được địa điểm tổ chức liveshow. Căn bản là do anh em keo kiệt, nhất định không chịu chi 200.000 đồng ra để mua vé, mà lại cứ nằng nặc gọi cho Ban Tổ chức dò hỏi linh tinh. Do không nắm được sớm thông tin về địa điểm, nên anh em cay cú lắm, và sự ra tay sau đó là có màu sắc rửa hận, trả thù, nôm na là đánh cho bõ ghét.

Một thất bại ý nghĩa hơn, là sau rất nhiều nỗ lực khủng bố, anh em vẫn không dọa được ai cả. Không khai thác được thông tin gì, đã thế lại còn bị một số đối tượng – trong đó có người viết bài này – góp ý cho vài câu gọi là “mang tính xây dựng”, ví dụ một đoạn đối thoại như thế này:

– Công an các anh vú to thật. Rõ là cả vú lấp miệng em. Xông vào phòng trà, đánh đập bắt bớ khán giả xong rồi bảo người ta gây rối. Thế gọi là vú to, hoặc là không vú – tức là vu khống đấy. Vú to hay không vú, các anh thích được gọi là gì?

– … Lập biên bản thu giữ đồ đạc. Thu tất cả chỗ này đi.

– Các anh buồn cười nhỉ. Cướp thì nói là cướp, lại cứ nói tránh đi là tạm giữ.

– Chị không chịu hợp tác phải không?

– Tôi không đồng loã, chứ không phải là hợp tác. Tôi không thể đồng loã với những tội tầy đình của các anh được.

– Tiền này từ đâu ra?

– Hay nhỉ, tôi chưa thấy cướp hỏi nạn nhân “tiền này từ đâu ra” bao giờ.

– Im mồm! Mày khôn hồn thì im.

– Dọa nhau à?

… Tóm lại, sau mọi nỗ lực thể hiện, anh em an ninh chỉ tiếp tục phô diễn sự thất học, vô văn hoá (hay nói đúng hơn là văn hóa đảng) chứ chẳng có gì khác.

Câu kết luận của người viết bài này với một chiến sĩ là:

– Công an các anh quen nghĩ mình là bố dân rồi. Hỏi thì phải trả lời, đánh thì phải im, bảo ngồi thì phải ngồi, bảo quỳ thì phải quỳ. Các anh làm bố ai thì được, chứ không làm bố tôi được đâu, tôi nói trước đấy.

Nay xin nhắc lại một lần nữa để công an nhân dân Việt Nam hiểu được chừng nào thì hiểu:

Đừng bao giờ nại cớ “công việc, trách nhiệm” để bảo vệ một tổ chức bất nhân, phản dân hại nước là đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu là người có lương tâm và biết suy nghĩ, các anh hãy để lại một đường rút cho chính mình.



*
1 giờ · 
Trước các sự việc xảy ra trong xã hội, mình thường nghĩ đến các giải pháp, chẳng hạn khi nhìn thấy ảnh nhà báo Pham Doan Trang bị côn đồ đánh, mình nghĩ đến làm thế nào để cha mẹ và vợ con bọn côn đồ không bị chúng đánh sau khi bị thất nghiệp hoặc say rượu.
Lũ hạ đẳng đánh phụ nữ vừa đáng khinh vừa đáng thương hại.
Thương thay cũng một kiếp người
Ông cha nghèo đói, con thành ác nhân.

*
Le Dung Vova đang  cảm thấy OK cùng với Nguyen Chí Tuyenvà 7 người khác.
2 giờ · 
Theo anh Tô Lâm cho báo chí biết : nhiều con nghiện, lưu manh được thuê để đi gây rối, kích động.
Anh nói rất chính xác, tối qua có khá đông con nghiện và lưu manh được thuê tới một phòng trà để gây rối, đánh người, cướp tài sản ...
Chúng nhiều đứa đeo khẩu trang, có máy quay Sony.

*
Nghe Bui đã chia sẻ một bài viết.
4 giờ · 
Cập nhật Thông tin về Pham Doan Trang và Nguyễn Tín
Riêng Nguyễn Đại hiện đang kiểm tra sức khỏe, chụp Mray phần đầu (tin từ Nguyễn Văn)

*
Trần Bang đã chia sẻ một bài viết.
4 giờ · 
Một đêm nhạc thành công không chỉ về phần âm nhạc Nguyễn Tín, mà người đi dự còn lãi khi được tận mắt chứng kiến và được dự phần một thắt nút, một cao trào của vở kịch đời thực “Nhà nước công an trị “, “ tao là luật”, “dân chủ, nhân quyền cái ccc”... “bố mày thế đấy”...
Tôi đã chứng kiến nhà báo Pham Doan Trang đối diện với lũ quỷ, khi nó xông vào quán cà phê âm nhạc tối qua. Đúng, đó là quỷ vì họ luôn mồm nói là “ đầy tớ của nhân dân”, “ kính trọng lễ phép với nhân dân” nhưng lại ào vào quấy rối, bóp nghẹt buổi biểu diễn giao lưu cà phê âm nhạc lành mạnh, sâu lắng, ấm áp tình người mang đậm chất văn hóa Sài Gòn của khoảng 100 người gồm cả nam, phụ, lão, ấu, ai ai cũng thanh lịch trong quán cà phê khi mới hơn 9h tối.
Tôi khâm phục nhà báo Pham Doan Trang , người không chấp nhận im lặng để đồng loã với cái ác!
Nhờ can đảm trực diện với lũ quỷ, với một tài năng hiếm có, nhà báo Đoan Trang đã lột trần bộ mặt thật của một xã hội bất nhân do đảng CS toàn trị.
Những người công an, an ninh thay vì là chỗ dựa tinh thần cho người dân để chống lại cái ác, cái bất nhân, nhưng ngược lại, họ đã thành lỗi ám ảnh kinh tởm với người dân lương thiện, lỗi ám ảnh với trẻ em đến người già, với người bán hàng rong đến người trí thức.. .

*
Giang Đức Nguyễn đã chia sẻ một bài viết.
5 giờ · 
Bài viết của nhà báo / nạn nhân Pham Doan Trang của vụ khủng bố của an ninh cs đêm 15/8/2018 tại thành Hcm , cho chúng ta hiểu rõ hơn phong thái bình tĩnh , điềm đạm, hiểu biết luật của những người dân dám dấn thân vì tranh đấu cho một Việt Nam! TỰ DO/ DÂN CHỦ & THỊNH VƯỢNG !!!

*
Huỳnh Công Thuận đã chia sẻ một bài viết.
6 giờ · 
Đồng ý và khuyến khích mọi người nên xử sự theo Blogger Pham Doan Trangtác giả bài này, không vuốt đuôi theo họ, không làm theo ý họ và nhất là không việc gì phải trả lời các câu hỏi của họ.
Đồng ý nhất là câu kết luận của người viết bài nói với chiến sĩ là:
- Công an các anh quen nghĩ mình là bố dân rồi. Hỏi thì phải trả lời, đánh thì phải im, bảo ngồi thì phải ngồi, bảo quỳ thì phải quỳ. Các anh làm bố ai thì được, chứ không làm bố tôi được đâu, tôi nói trước đấy.
Nay xin nhắc lại một lần nữa để công an nhân dân Việt Nam hiểu được chừng nào thì hiểu: Đừng bao giờ nại cớ “công việc, trách nhiệm” để bảo vệ một tổ chức bất nhân, phản dân hại nước là đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu là người có lương tâm và biết suy nghĩ, các anh hãy để lại một đường rút cho chính mình.

*
ang Đức Nguyễn đã chia sẻ một video trực tiếp.
8 giờ · 
Sinh hoạt văn hoá cộng đồng cũng bị an ninh Hcm đàn áp dã man( nhất là nhà báo Pham Doan TrangNguyễn Tín, Nguyễn Nguyễn Đại...

-------------------------------------------------

BBC Tiếng Việt
16/08/2018

An ninh Việt Nam bị tố cáo ập vào phòng trà nơi ca sỹ, blogger Nguyễn Tín trình diễn đêm 15/8, tấn công và bắt giữ nhiều người.

Ca sỹ Nguyễn Tín trước và sau đêm nhạc 15/8. NGUYEN TIN

"Hàng chục người xông vào đánh đập tôi ngay tại quán. Họ trói tay tôi ngoặt ra sau và chụp túi ni long đen lên đầu," Nguyễn Tín kể lại với BBC việc anh bị đánh, bắt và thả 'một cách tàn nhẫn', lời của anh, ngày 16/8.

Anh cho biết vừa trở về từ bệnh viện và được chẩn đoán chấn thương đầu, mũi, mặt, may mắn không bị tổn thương não.
Nguyễn Tín trước đó được biết tới với các livestream anh hát nhạc vàng và các bài viết bày tỏ quan điểm về quyền công dân trên trang blog cá nhân.


Theo tường thuật của Nguyễn Tín, trong đêm nhạc mang tên 'Sài Gòn kỷ niệm' tại Cafe Casanova, 61C Tú Xương, phường 7, quận 3, Sài Gòn đêm 15/8, có khoảng 80 khách tham dự.

"Sau khi hát được 7-8 bài thì công an phường 7, quận 3, cùng đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa thông tin vào. Họ quát 'không được hát bài này' rồi yêu cầu kiểm tra giấy phép tổ chức đêm nhạc."
"Tôi vẫn hát thêm 1 - 2 bài nữa, đến 9h30 thì dừng chương trình. Lúc đó, một nhóm rất đông gồm an ninh, bảo vệ, dân phòng cả thường phục và sắc phục tập trung rất đông bên ngoài ngăn đường không cho chúng tôi đi."
"Họ xử phạt tôi không có giấy phép biểu diễn, không xin phép tác quyền, hát những ca khúc chưa được lưu hành. Trong lúc tôi ở trong quán làm việc với họ thì nhìn thấy nhiều người bị đánh rất tàn nhẫn. Trong đó có chị Phạm Đoan Trang và anh Nguyễn Đạt."
"Sau đó họ đẩy tôi vào góc phòng, hỏi ai là người tổ chức đêm nhạc. Rồi họ đánh, lấy điện thoại, bóp tiền bên trong có nhiều giấy tờ quan trọng như bằng lái xe, chứng minh thư… Họ đánh tôi một tiếng đồng hồ như vậy rồi đưa ra xe ô tô 7 chỗ, trong khi tay tôi vẫn bị trói."
"Xe di chuyển quanh thành phố, đến rừng cao su thì dừng lại. Họ mở cửa, đạp tôi xuống một con kênh cạn nước."

Nguyễn Tín nói anh phải lang thang trong tình trạng thương tích vài cây số dọc đường để tìm người nhờ gọi điện thoại về gia đình vì không còn tiền và giấy tờ trong người.

"Nhờ được một nhà có đám ma bên đường để gọi điện về, thì họ cũng báo cho công an xã. Nên tôi bị công an xã bắt đưa về trụ sở, thẩm vấn lần nữa lý do vì sao tôi lại ở đó. Đến khoảng hơn 2h sáng ngày 16/8 thì họ thả tôi về."

Được biết, trong đêm nhạc, Nguyễn Tín trình diễn một số nhạc phẩm như Hát cho một người nằm xuống (Trịnh Công Sơn), Trăng tàn trên hè phố, Bước về lối mòn (sáng tác mới của Trần Vũ Anh Bình).
 Nguyễn Tín cho hay anh sẽ nhờ luật sư để trợ giúp pháp lý việc anh bị chính quyền 'cướp tài sản'.

Nguyễn Tín từng tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu vào hồi đầu tháng Sáu. Cũng vì việc này, anh từng bị bắt giam ba ngày, và bị đánh đập.
Nhưng anh nói sự việc bị bắt giữ và đánh lần này còn "kinh khủng, tàn nhẫn" hơn nhiều.

Những người được cho là an ninh mặc thường phục, trong đó một số bịt mặt, đang quay lại đêm diễn của Nguyễn Tín. NGUYỄN TÍN

Lời nhân chứng

"Tôi nhìn thấy chị Phạm Đoan Trang bị đánh nặng nhất. Tôi thấy chị bị đạp xuống sàn, mặt mũi chảy máu. Rồi bị còng tay đưa lên xe chở đi," ông Bảo, một người khách có mặt tại phòng trà đêm 15/8, nói với BBC qua điện thoại từ Sài Gòn.

"Tôi cũng bị đánh đập rất tàn nhẫn để buộc phải xóa clip quay cảnh họ đánh người. Lực lượng an ninh lúc đó rất đông, khoảng 100 người, nhưng chỉ có khoảng 10 người mặc sắc phục. Một nhóm khoảng 60 người mặt thường phục, đeo khẩu trang, quay phim lại ca sỹ và khán giả có mặt hôm đó."

"Khi xong chương trình vào lúc 10h kém, mọi người ra về thì bị kiểm soát, không cho ra khỏi cổng, bị kiểm tra chứng minh thư, lục điện thoại xem có quay lại clip không. Một số người không đồng tình với việc này với lý do Sài Gòn chưa có lệnh giới nghiêm sau 10h tối. Họ không chịu trình chứng minh thư. Mọi người cố gắng đẩy nhau ra ngoài thì lúc này, nhóm mặc thường phục, bịt mặt, lao vào đánh đấm tới tấp."

"Họ cắp nách từng người ra ngoài. Một số người sau đó họ cho đi. Nhưng những người họ quen mặt như chị Đoan Trang thì bị giữ lại," ông Bảo thuật lại đêm mà ông gọi là 'kinh hoàng'.

Blogger Phạm Đoan Trang bị đánh khi tham gia đêm nhạc của Nguyễn Tín. PHAM DOAN TRANG

Nhiều khán giả có mặt tại đêm nhạc cũng thuật lại sự việc trên Facebook cá nhân.

Facebooker có tên 'Thương Một Người' viết:
"Phạm Đoan Trang bước ra đầu tiên khi cánh cửa khán phòng bị đóng chặt. Cô cùng vài người bên trong tông mạnh cánh cửa. Vừa mở cửa, an ninh đã đá cô ngã xấp và còng tay quăng lên xe chở đi. Giọng một người nói lớn: "Chúng tôi kiểm tra giấy tờ". Mọi người hét lên, đi nghe nhạc mà mang giấy tờ theo làm gì. Cuộc xô xát đã khiến chị Diễm bị đánh. Chị Huyền dù đã lớn tuổi nhưng an ninh cũng đã không nương tay."

Facebook Nguyễn Đại thuật lại:
"Mình và Nguyễn Tín được thả xuống rừng cao su ở Củ Chi. Suốt đoạn đường, họ chụp túi vải lên đầu nên lúc đầu chúng tôi không biết mình ở đâu cả. Chỉ dựa vào đôi tai, tôi biết rằng chúng tôi đi chung 1 xe và họ thả Tín xuống trước rồi đến tôi. Không có bất cứ phương tiện liên lạc nào nên tôi cứ đi bộ, vừa đi vừa dò đường. Sau cùng chui vô Công An Phú Hòa Đông và đón taxi về nhà lúc 4h sáng. Tín thì lạc vô xã khác, cũng về rồi."

Trên Facebook cá nhân, bà Phạm Đoan Trang xác nhận thông tin mình cùng nhiều người khác bị đánh đập khi tham gia đêm nhạc của Nguyễn Tín.

Bà Trang trước đó tham gia trương trình Bàn Tròn Trực Tuyến của BBC Tiếng Việt cùng luật sư Nguyễn Văn Đài. Trong chương trình này, bà Trang nói về vấn đề tù nhân chính trị Việt Nam nên chọn ra đi hay ở lại Việt Nam, và nhu cầu đấu tranh để thay đổi thể chế chính trị độc đảng.

------------------------

Tin liên quan

-----------------------------------

RFA
2018-08-16

Ca sĩ trình diễn tại buổi nhạc các ca khúc trước năm 1975 và một số nhà hoạt động tham dự bị hành hung nặng nề vào tối ngày 15/8.

Ca sĩ Nguyễn Tín.  Courtesy FB Nguyễn Tín

Tin tức từ những người trong cuộc cho biết ca sĩ Nguyễn Tín, anh Nguyễn Đại – người tham gia tổ chức chương trình, và nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang là những người bị hành hung nặng nề sau khi bị đưa đến đồn công an làm việc cũng như trước khi bị bỏ xuống giữa đường vắng trong đêm.

Cô Phan Tiểu Mây, bạn của ca sĩ Nguyễn Tín, cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan như sau:
Tín có nói, chỉ chỗ Tín xuống xe. Tín nói là Tín bị đạp xuống trước. Vì Tín ngồi phía trước trên chiếc xe 7 chỗ nên Tín bị đạp xuống trước. Sau đó anh Đại mới là người xuống sau”.

Cô Tiểu Mây cho biết phía công an yêu cầu những người thân của ca sĩ Nguyễn Tín và anh Nguyễn Đại không được tố giác bị đánh đập hay cướp giật trước khi thả hai anh trong đêm ngày 15/8.

Các hình ảnh trên Facebook trong đêm ngày 15/8 cho thấy hình ảnh ca sĩ Nguyễn Tín đi chân trần, mặt có những vết bầm.

Vào tối ngày 15 tháng 8, tại Quán Café Casanova ở Phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình nhạc chủ đề “Sài Gòn kỷ niệm” của ca sĩ Nguyễn Tín.
Trang mạng xã hội của nhiều nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đồng loạt cập nhật tin này từ lúc 9 giờ tối, cho biết một nhóm an ninh khoảng 20 người và cảnh sát ập vào phá rối, đề nghị ngưng biểu diễn.
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cập nhật trên trang Facebook của ông cho biết một số người đến tham dự đêm nhạc đã bị bắt lên xe về Công an phường 7, Quận 3 như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Thành Phát…

Ngay sau khi được thả ra vào khoảng 11 giờ đêm, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho RFA biết ông đến buổi diễn vào khoảng 8 giờ tối và có khoảng 50 khách tham dự đêm nhạc. Vào khoảng hơn 9g45 thì sự việc bắt bớ bắt đầu diễn ra.
“Họ yêu cầu chủ quán cho dừng chương trình. Sau đó Nguyễn Tín lên xin lỗi mọi người là phải dừng chương trình. Lúc đó phía bên ngoài rất đông công an mặc thường phục cũng như sắc phục, họ vào quán làm việc với chủ nhà. Khi ấy độ khoảng 9g30 – 9g45, Tín xin lỗi mọi người, mọi người bắt đầu đi ra thì lúc ấy có sự xô xát ở bên ngoài.”

Ca sĩ Nguyễn Tín được cộng đồng mạng biết đến với những ca khúc nhạc lính, nhạc vàng livestream trên mạng xã hội. Anh cũng thường tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng như giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm.
Vào ngày10 tháng 6 vừa qua, ca sĩ Nguyễn Tín tham gia biểu tình, phản đối 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng tại Sài Gòn. Sau đó, vào đêm 15 tháng 6, anh bị công an ập vào phòng trọ cưỡng chế bắt đi. Sau 3 ngày bị giam giữ, anh được trả tự do.

VIDEO :
Đêm nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín bị công an bố ráp
Published on Aug 15, 2018

---------------------------

Tin, bài liên quan

RFA     |    2018-08-15







No comments:

Post a Comment

View My Stats