Đăng
ngày 22-08-2018
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180822-my-tho-nhi-ky-tu-khung-hoang-ngoai-giao-den-chien-tranh-thuong-mai
Trừng phạt, trả đũa
kinh tế, đe dọa, thách thức nhau, chưa bao giờ quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ,
hai nước đồng minh trong Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương - NATO, lại xấu trầm
trọng như hiện nay.
Tổng thống Mỹ Donald
Trump (T) trao đổi với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan (P), nhân thượng đỉnh
NATO, Bruxelles, Bỉ, ngày 11/07/2018. REUTERS
Nguyên
nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nhiều bất đồng ngoại giao kéo dài
vài tháng nay, đặc biệt là số phận của mục sư người Mỹ Andrew Brunson, hiện bị
cầm tù ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ biến thành
chiến tranh thương mại như thế nào? RFI tiếng Việt tổng hợp một số thông tin từ
các trang LCI (kênh thông tin truyền hình kỹ thuật số của Pháp), Les Echos, Le
Temps (Thụy Sĩ) và Sputnik (Nga).
Đổi mục
sư lấy giáo sĩ ?
Trên
Twitter, tối 17/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump viết : “Thổ Nhĩ Kỳ
đã lợi dụng Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm. Họ đang giam giữ vị mục sư Cơ đốc giáo
tuyệt vời của chúng ta... Chúng ta sẽ không trả gì hết để đánh đổi tự do của một
người vô tội”. Washington yêu cầu Ankara “trả tự do ngay lập tức” cho
mục sư Andrew Brunson, 50 tuổi, người Mỹ gốc Bắc Carolina, nhưng sống tại Thổ
Nhĩ Kỳ từ năm 1993. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt.
Mục
sư Andrew Brunson sống và giảng đạo tại Izmir, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ cùng với vợ
và ba con từ năm 2000. Ông nằm trong số hàng nghìn người bị bắt giam, trong đó
có 20 người Mỹ, sau vụ đảo chính hụt tháng 07/2016 mà tổng thống Erdogan quy tội
chủ mưu cho giáo chủ Fethullah Gulen, hiện sống tị nạn tại Mỹ. Mục sư Andrew
Brunson bị cáo buộc làm gián điệp, hoạt động “khủng bố” và có
liên hệ với đảng Lao Động Kurdistan (PKK) bị Ankara liệt trong danh sách tổ chức
khủng bố. Bản cáo trạng dày 62 trang chỉ dựa trên lời khai của các nhân chứng
vô danh. Sau một năm rưỡi sống trong tù, mục sư người Mỹ bị quản thúc tại gia từ
tháng Bẩy cho đến phiên xử tới, diễn ra ngày 12/10 và có nguy cơ lĩnh án 35 tù.
Bên
phía Hoa Kỳ, chính quyền Donald Trump tìm cách giải quyết hồ sơ này. Ngày 04/08,
ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu : “Đã đến lúc mục sư Brunson phải được
tự do, được phép trở về Mỹ”, cũng như nhiều công dân Mỹ khác hoặc nhân viên
địa phương của các cơ quan ngoại giao Mỹ đang bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cầm tù.
Sau gần hai tuần chờ đợi, ngày 16/08, đến lượt bộ trưởng Ngân Khố Mỹ cảnh báo rằng
Mỹ dự tính “làm nhiều hơn nữa nếu họ không nhanh chóng được trả tự do”.
Mọi
khả năng nhân nhượng với Thổ Nhĩ Kỳ để mục sư Andrew Brunson được trả tự do
cũng bị tổng thống Mỹ gạt bỏ khi trả lời phỏng vấn Reuters ngày 20/08. Ông
Trump nhấn mạnh : “Tôi cho rằng việc mà Thổ Nhĩ Kỳ đang làm thật đáng
buồn. Tôi nghĩ là họ đã phạm một sai lầm kinh khủng. Sẽ không có nhân nhượng”.
Thế
nhưng, nếu chính quyền Mỹ đòi trả tự do cho mục sư Brunson, thì từ nhiều năm
nay, tổng thống Erdogan cũng yêu cầu Washington cho dẫn độ “kẻ
thù” của ông là giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc đứng đầu vụ
đảo chính hụt, và sống tị nạn ở Mỹ từ năm 1999.
Theo
nhật báo Les Echos (16/07/2016), dù sống ẩn ở Poconos, một vùng rừng núi ở bang
Pennsylvania, phía đông bắc Mỹ, giáo sĩ tỉ phú Gulen đứng đầu một phong trào có
thế lực ở Thổ Nhĩ Kỳ, gồm một mạng lưới lớn các trường học (ở Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều
nơi trên thế giới), một tổ chức phi chính phủ, nhiều doanh nghiệp mang tên Hizmet
và ông có sức ảnh hưởng lớn trong giới truyền thông, cảnh sát và giới quan tòa
tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều
trớ trêu là hai ông Erdogan và Gulen lại từng là đồng minh của nhau. Ông
Erdogan đã tận dụng được mạng lưới của Fethullah Gulen để đạt đến đỉnh cao quyền
lực. Tuy nhiên, vị giáo sĩ có sức ảnh hưởng lớn này lại trở thành “kẻ
thù số 1” của tổng thống Erdogan sau tai tiếng tham nhũng vào cuối năm
2013 và đánh vào nhiều nhân vật thân tín của tổng thống. Từ đó, ông Erdogan cáo
buộc vị giáo sĩ lưu vong lập một “Nhà nước song song” nhằm lật
đổ ông, điều mà phía những người theo giáo sĩ Gulen luôn bác bỏ.
Những bất
đồng âm ỉ
Tổng
thống Mỹ đã biến những lời đe dọa thành hiện thực bằng cách khuấy động tài
chính, sau đó là nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nhờ “trợ giúp” từ phản
ứng của thị trường chứng khoán. Chủ nhân Nhà Trắng dường như cũng muốn bắn một
mũi tên trúng hai đích khi nhắm đến vị trí địa chính trị và những tính toán hiện
nay của Ankara.
Trong
khu vực Trung Đông, lực lượng người Kurdistan là một trở ngại chính trong quan
hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara liệt người Kurdistan là thành phần khủng bố,
từng dồn quân sang Afrin bên phía Syria để đẩy xa lực lượng này khỏi biên giới
hai nước. Ngược lại, với Mỹ, đây lại là một trong những lực lượng chủ đạo để đẩy
lùi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và bảo vệ các khu khai thác dầu mỏ rộng lớn trong
vùng. Quân đội Mỹ thường xuyên cung cấp vũ khí, huấn luyện lực lượng này.
Sự
phối hợp giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về giải pháp hòa bình cho Syria, cạnh
tranh trực tiếp với tiến trình đàm phán do Liên Hiệp Quốc chủ trì, đe dọa đến lợi
ích của Mỹ tại Syria, cũng như trong khu vực. Tổng thống Erdogan không giấu
tham vọng tăng cường quyền lực trong thế giới Hồi Giáo theo hệ phái Sunni, nên
sẵn sàng đối đầu với Ả Rập Xê Út và Israel, hai đồng minh thân cận của Mỹ ở
Trung Đông.
Ankara
kết bạn với nhiều đối thủ khác của Mỹ. Tại Trung Đông, bất chấp loạt trừng phạt
mới được Washington công bố nhắm vào Teheran, tổng thống Erdogan tuyên bố tại
diễn đàn BRICS ở Johannesburg, trong tư cách khách mời danh dự, rằng ông sẽ
không chịu khuất phục trước các nhà độc tài Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trao đổi
thương mại với Iran. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela thiết lập quan hệ vững mạnh
từ gần một năm nay. Trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại Venezuela, tổng
thống Maduro tìm được một đồng minh nặng ký. Tin tưởng đồng minh Trung Đông,
ngày 18/07/2018, Venezuela tuyên bố chọn các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ để gửi vàng,
thay vì gửi vào các ngân hàng Thụy Sĩ.
Tổng thống
Mỹ không muốn bị xỏ mũi
Một
yếu tố chính trị khác giải thích sự cứng rắn của chính quyền Mỹ đối với Ankara
là kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ
là một thành viên của NATO. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng bán chiến
đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào nước này không chấm dứt hợp đồng quân sự với
Nga. Nếu được triển khai, hệ thống phòng thủ của Nga được cho là không phù hợp
với chính sách phòng thủ của khối NATO.
Ngày
21/08, như thể “đổ thêm dầu vào lửa”, Matxcơva thông báo sẽ giao hệ
thống lá chắn tên lửa S-400 đầu tiên cho Ankara kể từ năm 2019. Theo hãng tin
RIA, được Reuters trích dẫn, hợp đồng được thanh toán bằng đồng lira của Thổ
Nhĩ Kỳ, chứ không phải bằng đô la Mỹ.
Tức
giận vì bị Mỹ liên tục gây sức ép, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có tính đến việc rút khỏi
NATO hay không? Theo Sputnik, giả thuyết này hiện không khả thi vì Ankara và
Washington đều cần đến nhau : hai nước có một thỏa thuận phòng thủ tương hỗ,
thêm vào đó Mỹ có gần 100 đầu đạn hạt nhân trữ tại căn cứ không quân Incirlik
(phía nam Thổ Nhĩ Kỳ).
Khi
trả lời Reuters, tổng thống Mỹ khẳng định “yêu đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và rất
yêu dân tộc Thổ, có mối quan hệ bằng hữu tốt đẹp với tổng thống Erdogan. Nhưng
có vẻ như đây là tình cảm đơn phương. Mỹ không muốn “yêu” đơn phương nữa”.
Vì vậy, theo dự kiến, trong tuần này, Washington sẽ đưa ra loạt trừng phạt thứ
hai nhắm vào Ankara nếu như mục sư Andrew Brunson không được trả tự do.
Loạt
trừng phạt thứ nhất của Mỹ, tăng gấp đôi mức thuế về thép và nhôm nhập khẩu của
Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến đồng lira mất giá nghiêm trọng so với đồng đô la. Không chỉ
nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lao đao mà các nước trong khu vực và các nước đang phát
triển cũng có nguy cơ bị tác động liên đới.
No comments:
Post a Comment