Nhà
nước CSVN cạn kiệt ngân sách, điều này ai cũng thấy.
Thông
lệ VN là ngân sách dành cho các bộ ngành, nhứt là công an và quân đội, vốn thuộc
về “bí mật nhà nước”. Con số công bố bề ngoài “thấy vậy mà không phải vậy”. Một
số các bộ như quốc phòng, công an… ngoài ngân sách cố định của nhà nước (trên
20% GDP), còn có “bộ máy” kinh tài riêng, hoạt động song song với các xí nghiệp,
tập đoàn quốc doanh, nhằm gây “quĩ riêng” cho các bộ. Vụ sân golf ở sân bay Tân
Sơn Nhứt, hay các đại xí nghiệp như Viettel, vốn là các “cơ quan kinh tài” của
quân đội. Sân Golf Tân Sơn Nhứt thuộc tài sản “quĩ đất” riêng của quân đội.
Trên địa bàn cả nước, “quĩ đất” của quân đội cực kỳ lớn, hầu hết ở các vị trí
“đắc địa” hoặc các khu vực “đất vàng”. Đây là “di sản” từ thời kỳ “quân quản”
sau 1975.
Phe
công an kinh doanh cũng không kém. Bộ này chia ra thành nhiều “cục”, hoạt động
độc lập với nhau. Các lãnh vực ăn chơi, du lịch, khách sạn, phòng trà, đĩ điếm…
thuộc độc quyền của công an. Vụ cờ bạc trên mạng thực ra cũng là một hình thức
kinh tài gây quĩ cho bộ. Vụ này lý ra không bị “khui”, nếu không có vụ tiền lời
chạy vào túi cá nhân nhiều hơn vào “quĩ”. Các hoạt động kinh tài của bộ công
an, cũng là “di sản” từ thời “đổi mới” từ 1985 về sau.
Vì
vậy họ chi thu ngân sách ra sao, họ mua cái gì, bằng nguồn tiền nào không ai biết.
Các tướng lãnh cấp cao, ngoài lương còn có “bỗng”, đến từ các quĩ riêng.
Sau
khi gia nhập WTO, cũng như sau khi ký kết được các kết ước về kinh tế song
phương hay đa phương, VN bị sức ép ngày một nặng của các chủ nợ như Ngân hàng
thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) và của các nền “kinh tế thị trường”…
Các định chế quốc tế cũng như các quốc gia này buộc VN phải tuân thủ “luật
chơi” của “kinh tế thị trường”. Vì vậy một số xí nghiệp quốc doanh được giải
tư. Tình trạng này cũng tương tự cho các xí nghiệp thuộc quyền quản trị của
quân đội và công an.
Vài
năm gần đây số thu về dầu khí của VN giảm sút, một mặt do giá dầu thế giới giảm,
mặt khác do các mỏ lớn đã đi vào giai đoạn cạn kiệt.
Lại
thêm “chiến tranh thương mại” giữa Mỹ và TQ. Hệ quả là bên nào thắng thì VN
cũng là “nạn nhân”. Vì vậy nhà nước CSVN phải tính chuyện “giữ đảng từ xa” bằng
phương cách cổ điển “tăng thu giảm chi”. Hệ quả ta thấy thuế và phí tăng “đột
phát”. Già thành năng lượng của VN cao nhứt thế giới, tính trên mức trung bình
thu đầu người. Sau đó “thắt lưng buộc bụng”. Ngân sách dành cho các bộ sụt giảm,
việc này đưa tới việc “tinh giảm nhân sự” ở các bộ.
Nổi
cộm là việc “tinh gọn” bộ công an. Theo một thống kê gần đây nhân sự bộ này gồm
khoảng 600 ngàn người, chiếm 12% ngân sách nhà nước. Ta chưa biết được sau khi
“tinh gọn” bộ máy công an sẽ còn được bao nhiêu người?
Ta
cũng thấy các kế hoạch “thí điểm” nhằm sáp nhập hai bộ máy “đảng” và “nhà nước”
lại với nhau làm một ở một số huyện, tỉnh.
Nhưng
việc “chạy đua” với thời gian xem chừng đảng CSVN không đủ sức. Hôm tuần rồi cụ
Tổng rầu rĩ nói (ở Đại hội Ngoại giao VN) rằng thế giới có nhiều biến chuyển
không lường trước được. Thật vậy, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ, kết
quả phần nhiều nghiêng về Mỹ.
Nhiều
người tiên đoán lạc quan rằng do “chiến tranh thương mại”, các xí nghiệp nước
ngoài đầu tư vào TQ như Đài loan, Nam Hàn, các nước Châu Âu, Mỹ… sẽ rút máy móc
khỏi TQ để chuyển qua VN. Suy luận này hoàn toàn không có căn cứ. VN là mô hình
của TQ thu nhỏ. TQ ăn gian với các nền “kinh tế thị trường” ra sao thì VN cũng
ăn gian bằng một cách như vậy, với tỉ lệ cao hơn. TQ bị Mỹ trừng phạt vì ăn
gian thì VN trước sau gĩ cũng bị trừng phạt. Người ta hy vọng rằng VN “không
đáng kể”, Mỹ có thể bỏ qua. Tài phiệt quốc tế họ không mù quáng rút từ TQ sang
VN để bị “lãnh búa” lần thứ hai.
Mặt
khác là đe dọa khủng hoảng tiền tệ, đưa đến khủng hoảng toàn diện, đã và đang xảy
ra ở Thổ. Các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á (gồm cả VN) đều bị đe dọa.
Vì
vậy nhà nước CSVN cấp tốc “thắt lưng”. Các việc như nhà nước không xuất ngân
khoản cho truyền thông để mua tác quyền truyền hình đá banh ở các giải quốc tế,
hoặc cho đại học “tự lo”, là các dấu hiệu khẩn cấp về “bịnh trạng” ngân sách quốc
gia.
Vụ
ông Vũ Đức Đam mới đây nói về “tự trị đại học”. Nếu ta xem kỹ thì không hề có vấn
đề “tự trị” ở các việc soạn thảo chương trình giảng dạy hay các việc tuyển
sinh. Tự trị ở đây có nghĩa từ nay đại học tự thu học phí, nhà nước không cấp
ngân sách nữa. Nhưng vấn đề là các tổ chức đảng vẫn không giải tán ở nội bộ các
trường đại học.
Các
vụ xử án gần đây, các nhà hoạt động nhân quyền bị các bản án nặng nề. Thực chất
nhà nước CSVN muốn xử thật nặng để “cảnh cáo”. Bởi vì trong tương lai rất gần
VN có thể sẽ bị nhiều khủng hoảng cùng lúc.
Về
kinh tài, do việc lây lan từ Thổ.
Ngoài
ra kinh tế VN lệ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, mà việc này tùy thuộc phần lớn
vào các xí nghiệp nước ngoài. Khủng hoảng gây ra từ cuộc “chiến tranh thương mại”
giữa Mỹ và TQ sắp tới có thể sẽ gia tăng cường độ. Các xí nghiệp TQ có thể “di
tản” sang VN để tránh nạn. Lúc đó VN lọt vào tầm nhắm của Mỹ.
Một
số các bài viết cấp lãnh đạo VN đã công bố, nội dung so sánh Mỹ và LX trước khi
sụp đổ. Các tác giả này tiên đoán Mỹ sẽ đi vào vết xe đổ của LX. Dĩ nhiên các
bài viết đại loại như vậy chỉ nhằm “lên tinh thần” các đảng viên đang trong
tình trạng hoảng loạn.
Việc
này cho ta thấy trong nội bộ đảng CSVN hiện hữu một số không nhỏ thân TQ và
Nga, xem Mỹ là “kẻ thù chiến lược”. Vấn đề là LX sụp đổ vì chạy đua quốc phòng.
Trong khi Mỹ gia tăng ngân sách quốc phòng là để thúc đẩy kỹ nghệ chiến tranh của
Mỹ. Tài phiệt Mỹ có nhiều phe, như phe quốc phòng (Boeing, Lockhed Martin,
Northop Grumman…) , phe dầu khí (Rockerfeler…), phe “tin học” (Google,
MicroSoft, Sysco System…). Mỗi lúc, thấy cần thiết, thì chính sách nhà nước sẽ
nghiêng về một phe để củng cố thế lực và giữ quân bình cho các phía. Mục đích
là để thúc đẩy “phát triển” kinh tế.
Dầu
thế nào ta cũng phải thấy rằng sắp tới VN có thể sẽ lâm vào nhiều cuộc khủng hoảng
đến đồng loạt, như khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng do
đe dọa nợ quốc dân (nợ công). Các khủng hoảng này đưa tới VN “vỡ nợ”, nhưng việc
này không hề làm cho đảng CSVN sụp đổ. Ngoại trừ phe chống đối ở VN có chuẩn bị,
thấy được thời cơ trước mắt.
No comments:
Post a Comment