Tại
các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, thì trật tự
xã hội được duy trì bởi một bộ luật hình sự trong đó tội cố sát (murder) là trọng
tội nặng nề nhất.
Tuy
nhiên, tội cố sát không phải là hình thức phát huy duy nhất hoặc tệ hại nhất của
sự kiện hủy diệt mạng sống con người. Với sự khai sinh của những tôn giáo và ý
thức hệ cực đoan (religious and ideological fundamentalism), thì 2 trọng tội
liên hệ đến tội cố sát xuất hiện trong hệ thống hình luật của quốc gia và quốc
tế. Đó là các tội khủng bố (terrorism) và diệt chủng (genocide).
Tuy
cùng phát xuất từ hành động cố sát, nhưng tội khủng bố có mục tiêu bao quát và
chiến lược hơn. Kẻ thi hành tội khủng bố nhằm mục tiêu tạo ra sự sợ hãi cùng cực,
hầu thống trị tâm thức và tạo ra sự phục tùng tuyệt đối. Trong khi đó, kẻ thi
hành tội diệt chủng thông thường muốn quét sạch khỏi mặt đất mạng sống của hằng
ngàn hoặc triệu người vì những người này hoặc không thuộc một chủng tộc nào đó,
như trường hợp Đức Quốc Xã của Hitler giết 6 triệu người Do Thái. Cũng có thể
vì cá nhân hoặc chế độ muốn hủy diệt toàn bộ một giai cấp xã hội này, hầu thay
thế bằng một giai cấp xã hội khác như các đảng CS Liên Xô của Stalin hoặc đảng
CS Trung Quốc của Mao Trạch Đông, giết 30 triệu dân Nga và khoảng 50 triệu dân
TQ.
Các
nhóm Hồi Giáo cực đoan thường đính líu đến tội khủng bố và các chế độ Cộng Sản
cũng như Phát Xít Đức Quốc Xã thì liên hệ đến tội diệt chủng.
Tuy
nhiên, không có tội nào có thể so sánh về mức độ tàn ác và dã man bằng tội nhà
nước khủng bố (state terrorism). Lý do là vì tuy cũng phát xuất từ tác động giết
người như trọng tội cố sát, nhưng khái niệm nhà nước khủng bố bao trùm yếu tính
khủng bố của những phe nhóm tôn giáo cực đoan, lẫn yếu tính diệt chủng hầu loại
bỏ hằng loạt, để xây dựng một nhân loại mới, của Đức Quốc Xã hoặc Đệ Tam Quốc Tế
cộng sản. Tệ hại hơn nữa là thủ phạm lại chính là nhà nước tức chính quyền (the
state). Chính quyền đại diện cho quốc gia (the nation- state). Quốc gia thì có
chủ quyền (state sovereignty) và chủ quyền quốc gia mang tính tuyệt đối và bất
khả xâm phạm.
Hệ
lụy đáng tiếc là theo luật quốc tế đương đại thì ngay cả khi một chính quyền
như CSVN, CSLX, CSTQ công nhiên phạm tội nhà nước khủng bố, họ vẫn có thể nhởn
nhơ núp bóng của khái niệm chủ quyền quốc gia và không thể bị truy tố về hình
luật trước một pháp đình quốc tế (an international tribunal).
Hậu
quả của khuyết điểm này trong công pháp quốc tế là gì?
Hậu
quả thê thảm nhất cho nhân loại là sự hình thành và trường tồn của những nhà tù
vĩ đại nhất lịch sử. Đức Quốc Xã tạo ra nhà tù vĩ đại giam giữ khoảng 100 triệu
dân vào thời hoàng kim của nó. Cộng Sản Liên Xô là một nhà tù giam giữ khoảng
300 triệu dân. CSTQ là một nhà tù giam giữ 1.3 tỷ dân và CSVN là một nhà tù vĩ
đại giam giữ gần 100 triệu linh hồn.
Tại
sao chúng ta có thể gọi Việt Nam là một trong những nhà tù vĩ đại. Lý do là vì:
1.
Qua bản hiến pháp 2013, với điều 4 hiến pháp hiến định hóa sự cai trị vĩnh viễn
và vô điều kiện của đảng CSVN, sự vắng bóng của Tam Quyền Phân Lập, sự vắng
bóng của những chính đảnh đối lập, sự vắng bóng của một định chế tư pháp phán
quyết về tính hợp hiến hay vi hiến của một tác động của hành pháp hoặc một sắc
luật của lập pháp.
2.
Qua một Bộ Luật Hình Sự hoàn toàn vi hiến với các điều khoản 79 (Hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân) , 88 (Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) và
258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…) mà không
một quốc gia dân chủ nào hiểu nổi. Tuy số thứ tự các điều luật mới thay đổi từ
ngày 1 tháng 1, 2018, trong BLHS tu chính, nhưng nội dung giữ nguyên.
3.
Luật An Ninh Mạng vừa được thông qua năm 2018 Điểm a, khoản 2 Điều 26 Luật An
ninh mạng quy định: “Doanh nghiệp trong và ngoài nước … có trách nhiệm cung cấp
thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ
Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật về an ninh mạng”.
Hậu
quả là trong khi tại các quốc gia dân chủ, có một hệ thống tòa án độc lập với
hành pháp, cảnh sát cần lệnh của tòa án mới tiếp cận được thông tin cá nhân,
thì tại Việt Nam, không những tòa án là tay sai của đảng mà công an chỉ cần khởi
động điều tra, là có thể tiếp cận thông tin cá nhân.
Nêu
trên chỉ là một vài yếu tố điển hình. Thực tế toàn dân Việt Nam là những tù
nhân bị giam giữ, bóc lột và 3 triệu đảng viên và lực lượng công an là những
cai ngục.
Khi
Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoặc Blogger Hùynh Thục Vy, hoặc nhà tranh đấu Trần
Huỳnh Duy Thức bị giam giữ tạm thời hay dài hạn, họ chỉ bị chuyển từ một nhà tù
lớn sang một nhà tù nhỏ mà thôi.
Câu
hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì?
Trước
hết, như những người dân Việt còn quan tâm đến vận mệnh đất nước, dù sống tự do
tại hải ngoại hay trong nhà tù lớn tại Việt Nam, chúng ta cũng phải tích cực
tham gia tiến trình dân chủ hóa và quyết tâm xây dựng một nền dân chủ hiến định,
pháp trị và đa nguyên cho dân tộc.
Ngoài
ra, trên bình diện quốc tế công pháp, khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối
(absolute national sovereignty) nêu trên đã quá lỗi thời. Công pháp quốc tế, dưới
sự giám định của Liên Hiệp Quốc cần phải được tu chính và một khi nhân quyền bị
vi phạm thì khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối phải thối lui hầu công pháp
quốc tế có thể chế tài các chế độ CS phạm tội.
Có
như thế nhân loại mới không còn phải trải nghiệm những kinh hoàng của các cuộc
cải cách ruộng đất năm 1953-1956, trại cải tạo mà quân dân cán chính VNCH trải
qua sau năm 1975 với hằng trăm ngàn nhân mạng chết oan khiên.
Các
thảm họa trên không phải chỉ xảy ra trong quá khứ. Ngay trong hiện tại Liên Hiệp
Quốc cũng đang điều tra những trại Tập Trung tại Trung Quốc giam giữ cả triệu
hoặc trăm ngàn người sắc tộc Uighur (tức Duy Ngô Nhĩ) trong những điều kiện khốc
liệt hầu như diệt chủng, sau khi đảng CSTQ đã chiếm giữ đất đai bao la của dân
tộc này.
Giải
thể đảng CSVN và tất cả những đảng CS trong truyền thống Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản
còn sót lại là trách nhiệm của toàn nhân loại trong thế kỷ 21 là như thế.
No comments:
Post a Comment