Posted
on 02/08/2018
Việc
làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong
đó có cả đặc khu.
Nói
một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một
môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các
chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi
chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không.
Với
tư cách là một mục tiêu chủ đạo cho mọi chính sách công như vậy, một dự án thỏa
mãn được lời hứa về lao động đủ khiến những chuyên gia kinh tế và pháp luật khó
tính nhất cũng phải chấp nhận lùi bước nhượng bộ. Vì vậy, không có gì khó hiểu
khi các nhóm ủng hộ Luật Đặc khu luôn dùng việc làm như một lợi ích đương nhiên
mà đạo luật này sẽ mang lại.
Tuy
nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ các chế định lao động bên trong dự thảo
Luật Đặc khu để giải quyết những khúc mắc liên quan.
Miễn
giấy phép lao động, miễn thị thực có thời hạn cho lao động nước ngoài
Thông
thường, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc tuyển dụng lao động nước ngoài
cần thoả mãn điều kiện là nhà tuyển dụng không tìm được người bản xứ cho vị trí
họ cần tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ cần phải chứng minh điều này trong hồ sơ xin giấy
phép lao động cho người nước ngoài.
Tuy
vậy, Luật Đặc khu tạo ra những điều kiện cực kỳ dễ dàng và thông thoáng cho lao
động nước ngoài. Thoáng đến mức cả lao động kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài
có thể làm việc ở các đặc khu tới 3 tháng hoặc 6 tháng/năm mà không cần xin giấy
phép lao động.
Điều
này được thể hiện rõ trong Mục 4 của dự thảo Luật Đặc khu về lao động, tiền lương và an
sinh xã hội. Theo đó, người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý,
giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn
không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Quy
định này gấp đôi quyền lợi hiện tại của người lao động nước ngoài có cùng chức
danh trong Nghị
định 11/2016 về lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Trong
khi đó, người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật cũng có thời gian làm việc
dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu cũng không
thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Ngoài
ra, người sử dụng lao động nếu muốn sử dụng lao động nước ngoài nằm trong các
trường hợp trên không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện
cấp giấy phép lao động.
Theo
quan điểm của người viết, với những quy định thả lỏng như thế này, kèm với việc
Nghị định 11/2016 đã xóa bỏ giới hạn sử dụng lao động nước ngoài (mà trước đây
là 3%), khả năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chỉ hoàn toàn là người nước
ngoài là rất cao.
Nhưng
không dừng lại ở đó, ngoại trừ Bắc Vân Phong, cả Phú Quốc và Vân Đồn đều có những
ưu đãi đặc biệt khác cho người lao động nước ngoài và khá dễ dãi trong quản lý
nhập cảnh của người nước ngoài, vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho nguồn nhân lực
Việt Nam.
Tại
Vân Đồn, người nước ngoài hoạt động trong ngành “công nghiệp văn hóa” (dù Vân Đồn
được định hướng phát triển kỹ thuật công nghệ cao) được miễn giấy phép lao động
và thị thực (visa) lên đến 12 tháng. Ở Phú Quốc, người hành nghề khám chữa bệnh
nước ngoài nhận được ưu đãi tương tự. Nhưng không chỉ vậy, người nước ngoài của
các quốc gia “có chung đường biên giới” cũng sẽ được miễn thị thực trong thời
gian nhất định.
Ngược
hoàn toàn so với đặc khu của Trung Quốc
Những
người ủng hộ Luật Đặc khu thường viện dẫn các đặc khu của Trung Quốc như một
hình mẫu. Tuy nhiên, chính sách lao động của đặc khu Trung Quốc trái ngược hoàn
toàn với Luật Đặc khu Việt Nam.
Hệ
thống pháp luật kiểm soát đặc khu của Trung Quốc không hề giấu giếm rằng họ sẽ
không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào về lực lượng lao động tại các doanh nghiệp
hưởng ưu đãi tại đặc khu.
Trong
Chương III của Quy
định Lao động, mà cụ thể là tại Điều 19, giới làm luật Trung Quốc ghi nhận
rõ nội dung như sau:
“Nhà
tuyển dụng lao động tự thân có quyền tuyển dụng các cư dân đang sinh sống tại đặc
khu và các cư dân thuộc những vùng đô thị khác dưới sự quản lý của chính quyền
đặc khu.
Nếu
một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc một doanh nghiệp được đầu tư,
thành lập bởi cá nhân, tổ chức Hong Kong, Macao và Đài Loan không thể tuyển đủ
nhân viên từ bên trong lãnh thổ đặc khu, các doanh nghiệp này được phép tuyển dụng
cư dân từ các vùng khác của Trung Quốc. Cơ quan Lao động thuộc chính quyền đặc
khu và các sở lao động địa phương có liên quan có trách nhiệm tổ chức, hợp tác
và cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho việc tuyển dụng nói trên…”
Như
vậy, rõ ràng và thẳng thắn, các công ty tham gia hoạt động sản xuất, đầu tư,
kinh doanh ở đặc khu tại Trung Quốc trong những thập niên 80 và 90 chỉ có hai
nguồn tuyển dụng: cư dân Trung Quốc bên trong đặc khu và cư
dân Trung Quốc bên ngoài đặc khu. Nói cách khác, họ buộc phải
tuyển 100% nhân viên là người bản xứ. Một quy định có phần cực đoan nhưng người
viết cho là phù hợp trong tình thế của các quốc gia đang phát triển.
Nếu
chính phủ chấp nhận bỏ tất cả những nguồn lợi về thuế, về hạ tầng, thứ chúng ta
cần nhận lại ít nhất là việc làm cho người dân, an sinh xã hội đi kèm cũng như
kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất từ các quốc gia phát triển hơn. Nguồn
nhân lực này sẽ là một tài sản vô giá cho cuộc bùng nổ khởi nghiệp tại Trung Quốc
mươi năm sau đó.
***
Nếu
nhìn vào thực tế đáng lo ngại của các đặc khu tại Campuchia hay Lào, đối chiếu
với các quy định pháp luật của dự thảo Luật Đặc khu, có thể khẳng định rằng nỗi
lo về khả năng tạo công ăn việc làm cho người Việt Nam của các đặc khu không hề
thừa. Lại một lần, những lợi ích mà chúng ta được hứa hẹn, dường như không thể
hiện đúng trong các quy định của Luật Đặc khu.
--------------------------------------------
Posted
on 01/08/2018
Theo
Dân
trí đưa tin, dự kiến chương trình phiên họp tháng 8/2018 cho thấy Ủy ban
Thường vụ Quốc hội có buổi thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của
dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (đặc khu).
Với
động thái này, Luật Đặc khu có vẻ đang trong quá trình được vận động và tuyên
truyền để nhất quyết thông qua, thay vì thật sự tiếp nhận ý kiến hay phản biện
từ chuyên gia và người dân. Theo đó, các tài liệu được công bố để phục vụ cho
việc tiếp xúc cử tri cũng thể hiện nhu cầu “bảo kê” tận răng dự thảo luật chứ
không tạo ra một môi trường cởi mở cho những luồng ý kiến trái chiều.
Để
tổng hợp ngắn gọn, nhóm tài liệu này đưa ra một số khẳng định về những điều tốt
đẹp của đặc khu như:
·
“Xu thế phát triển của các đặc khu trên thế giới là hoàn
thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính, giải
quyết nhanh gọn yêu cầu của nhà đầu tư, người dân theo cơ chế một cửa, tại chỗ”
·
“Thu hút các ngành công nghệ cao của các nước phát triển,
nhất là phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc” (có vẻ cố tình né tránh nhắc đến
Trung Quốc)”
·
“Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và thu nhập
bình quân đầu người” .v.v.
Nhìn
chung, đây đều là những luận điểm khá quen thuộc để bảo vệ một dự án kinh tế
thông thường. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn hoài nghi về dự thảo, chưa biết nên ủng hộ
hay không, người viết tin rằng những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn quyết định.
Có
cần thiết phải xây dựng đặc khu để phát triển kinh tế hay không?
Chính
phủ Việt Nam còn cách nào khác tạo ra các cực phát triển kinh tế mà không cần
xây dựng đặc khu không?
Điều
gì khiến những phương pháp hiện hữu không hiệu quả bằng đặc khu?
Vì
sao ta phải hỏi những câu hỏi này?
Luật
hiện hành đã đủ để xây đặc khu kinh tế
Pháp
luật hiện hành đã đủ để chính phủ Việt Nam định hướng mô hình phát triển kinh tế
quốc gia, không cần đến Luật Đặc khu. Và nếu thật sự chỉ muốn phát triển kinh tế,
chính phủ hiện nay đã có đầy đủ công cụ để làm việc. Hãy điểm qua một số công cụ
chính.
Chính
phủ muốn quyết định chính sách cụ thể và thực tế phát triển kinh tế địa phương,
phát triển kinh tế liên vùng? Đã có Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Chính
phủ muốn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, tỉnh, huyện; quy
hoạch phát triển ngành, lãnh vực và sản phẩm? Đã có Nghị định 92/2006/NĐ-CP
và Nghị định 04/2008/NĐ-CP.
Thủ
tướng Chính phủ muốn toàn quyền xem xét thông qua quy hoạch tổng thể phát triển,
hình thành Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế; cũng như quyền chấp thuận thành lập
chúng? Đã có Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP.
Chính
phủ muốn có thẩm quyền xem xét, thành lập các khu công nghệ cao theo nhu cầu và
phương án phát triển kinh tế? Đã có Luật
Công nghệ cao.
Vậy
nên, khi những người ủng hộ Luật Đặc khu cho rằng luật này là quan trọng, là nhằm
phát triển kinh tế, cần nhớ rằng chính phủ có hàng vạn cách để xây dựng Phú Quốc,
Vân Đồn và Bắc Vân Phong thành những trung tâm kinh tế lớn mà không cần đến mô
hình đặc khu.
Ví
dụ, nếu muốn quy hoạch bao nhiêu đất trong khu vực dùng cho mục đích du lịch,
bao nhiêu dùng cho dịch vụ dân cư, vị trí xây cảng, vị trí trung tâm du lịch…
Thủ tướng Chính phủ chỉ cần dựa vào Luật Đất đai và Luật Tổ chức Chính phủ để
xây dựng đề án mô hình phát triển, quy hoạch địa chính tổng thể cho địa phương
đó. Quy hoạch của Phú Quốc là một minh chứng cho năng lực này của các cơ quan
hành pháp.
Hay
nếu muốn xác định một ngành nghề mũi nhọn cho địa phương, như việc mong muốn Bắc
Vân Phong tập trung vào “nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội
dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; dịch vụ phần mềm, dịch
vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin” chẳng hạn, sử dụng Nghị định 92/2006/NĐ-CP
cũng đủ sức cho phép chính phủ định hướng chủ trương phát triển và sản phẩm chủ
yếu của địa phương. Quy
hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Bộ Công thương vừa được
công bố gần đây cho thấy tầm ảnh hưởng đương nhiên của các cơ quan nhà nước
trong việc xác lập mục tiêu và định hướng ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để
phát triển kinh tế.
Khi
cần thiết, chính phủ cũng nắm quyền sinh sát trong việc có nên thành lập những
khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp… và những ưu đãi kèm theo. Có
thể dùng Nghị định 04/2018/ND-CP
quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi cho Khu Công nghiệp cao Đà Nẵng để chứng
minh cho khả năng tự thân của chính phủ nhằm thành lập những vùng kinh tế trọng
điểm mà không cần lá phiếu của các đại biểu Quốc Hội.
So
sánh với Thâm Quyến năm 1979 là hoàn toàn khập khiễng
Chúng
ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề này nếu xem xét chính bản thân các đặc khu của
Trung Quốc (mà quan trọng nhất là Thâm Quyến), vốn được các nhà báo quốc doanh
và nhóm ủng hộ đặc khu ca ngợi hết lời, và được xem là hình mẫu thành công mà
mô hình đặc khu của Việt Nam phải noi theo.
Hãy
đặt mình ở Trung Quốc vào năm 1979, khi chủ trương đặc khu kinh tế được Trung
Quốc thông qua.
Khi
đó, Trung Quốc đã có gần 30 năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, quan liêu, bao cấp, vốn đã kéo dài từ năm 1949 khi Đảng Cộng sản giành
chiến thắng trong cuộc nội chiến trước Quốc dân Đảng. Thời kỳ Cách mạng Văn hoá
1966 – 1976 càng khiến mức độ tập trung hoá cao hơn, tiêu diệt mọi yếu tố sở hữu
tư nhân và kinh tế tư nhân. Nói cách khác, trước khi quyết định cải cách kinh tế
vào tháng 12/1978 và quyết định mở đặc khu Thâm Quyến vào năm 1979, nền kinh tế
Trung Quốc là một nền kinh tế khép kín như Việt Nam thời kỳ trước Đổi Mới năm
1986.
Điều
đó có nghĩa là, Thâm Quyến và các đặc khu kinh tế thực sự là thứ hoàn toàn mới
mẻ với người Trung Quốc khi đó và hoàn toàn có lý khi tin rằng nó sẽ tạo ra đột
phá kinh tế. Nhưng Việt Nam ngày nay không còn là nền kinh tế bao cấp như từ
năm 1986 trở về trước nữa, mà đã trở thành một nền kinh tế thị trường, tương tự
như Trung Quốc ngày nay.
Về
nguồn gốc, đặc khu của Trung Quốc thật ra cũng chỉ là thành quả nghiên cứu rất
nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất vốn đã trở thành một phần quen thuộc
trong các chương trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của các quốc gia Đông Á
như Đài Loan, Hàn Quốc và Philippines. Việt Nam hiện nay cũng phải có hơn hàng
trăm khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tương tự.
Tính
mới của đặc khu Trung Quốc của những năm 1979 thật ra không còn gì mới so với
Việt Nam hiện đại ngày nay. Ví dụ, đặc trưng nổi bật nhất của các quy định liên
quan đến đặc khu của Trung Quốc chỉ đơn giản là hơi thở của đầu tư nước ngoài. Các
văn bản hình thành đặc khu là những văn bản đầu tiên ghi nhận các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc từ năm
1949. Nghe rất hoành tráng đối với Trung Quốc 1979, nhưng so với Việt Nam 2018?
Không là gì cả.
Còn
điểm khiến hệ thống đặc khu mới này của Trung Quốc vượt trội so với những mô
hình khu chế xuất, khu công nghiệp khác tại Châu Á vào năm 1979? Vì chúng mời gọi
sự tham gia của giới đầu tư nước ngoài đối với mọi loại hình hoạt động sản xuất
kinh doanh như công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy hải
sản, xây dựng, nghiên cứu và sản xuất nói chung… thay vì hạn chế một ngành kinh
tế mũi nhọn cho mỗi vùng như một số quốc gia khác. Nghe hết sức rộng mở so với
một Trung Quốc 1979, nhưng so với Việt Nam 2018 – cũng không là gì cả. Ngoại trừ
các ngành dịch vụ theo Cam kết WTO, chúng ta gần như đã mở mọi cánh cửa có thể
để thu hút đầu tư nước ngoài đối với sản xuất.
Vấn
đề của Luật Đặc khu tại Việt Nam, cuối cùng, là nó không chỉ nhằm phát triển
kinh tế, mà rõ ràng muốn tạo ra những đơn vị hành chính tách biệt với phần còn
lại quốc gia, cùng mô hình quản lý hành chính riêng, hệ thống quyền giao đất
riêng và thủ tục xuất nhập cảnh riêng.
Việc
cần đến Quốc Hội, cuối cùng, cũng bởi vì giới lãnh đạo đang có mong muốn tách
các đặc khu thành những đơn vị hành chính mới, có quyền tự trị rất cao so với
mô hình tổ chức nhà nước truyền thống của Việt Nam. Vì sao điều này lại cần thiết
đến thế? Chúng ta cần câu trả lời rõ ràng từ phía những nhà hoạch định chính
sách.
----------------------------------
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Học viện Chính sách
& Phát triển
2
tháng 8 2018
No comments:
Post a Comment