Tuesday 9 January 2018

VIỆT NAM ĐÃ HÀNH SỬ BÊN LỀ QUỐC TẾ NHƯ THẾ NÀO ? (Arne Perras - Süddeutsche Zeitung)



Arne Perras, từ Singapore   -   Süddeutsche Zeitung
Hùng Hà chuyển ngữ
09/01/2018

·         Ở Hà Nội, quá trình tố tụng đối với cựu giám đốc Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu. Người này bị đe dọa với án tử hình vì tham nhũng.
·         Người này bị bắt cóc từ Bá-linh vào mùa Hè 2017 và đưa về nguyên quán.
·         Với hoạt động gián điệp bị cáo buộc này, Việt Nam đã gây hại nghiêm trọng hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Ngày trước, vào năm 2011, khi bà thủ tướng đến Hà Nội, người ta đã làm chẳng thiếu điều gì. Đức và Việt Nam đã bảo đảm với nhau về những mối quan hệ tốt đẹp đến dường nào giữa hai quốc gia. Không phải tự nhiên mà hai hệ thống khác nhau đến vậy, một nền dân chủ đậm nét tây phương và một quốc gia độc đảng kiểu cộng sản, lại có thể hợp tác tốt với nhau như vậy. Và bà Angela Merkel quả quyết đặt việc hợp tác “trên một nền tảng tốt hơn”. Cuối cùng, nhắm đến mục tiêu này, cả hai quốc gia thậm chí còn thỏa thuận làm “đối tác chiến lược”.

Nhưng rồi đột nhiên băng giá xảy ra vào mùa Hè 2017. Từ đó đến nay, những mối quan hệ chưa hề được phục hồi lại từ việc tụt nhiệt đó. Nước Đức cho hay, Việt Nam phải biết làm gì để bình thường hóa quan hệ. Và bây giờ ở Hà Nội lại bắt đầu vụ tố tụng khổng lồ không mấy tự tin này. Xích lại gần nhau? Khi nào người Đức phải đưa ra được kết luận, vụ tố tụng được diễn ra theo những tiêu chuẩn của một nhà nước pháp quyền. Và điều đó, khi mà mọi thứ đã được bắt đầu như trong một câu chuyện gián điệp thực sự nhảm nhí.

Về vụ tố tụng tham nhũng, có 22 bị cáo phải hầu tòa, trong đó có Trịnh Xuân Thanh, là người đã đến Đức để xin tỵ nạn. Trong một hoạt động gián điệp bị cáo buộc, người này bị lôi về Việt Nam. Trường hợp xấu nhất, người này có nguy cơ bị tử hình.

Trong khi một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao vào hôm thứ Hai lại cảnh báo một lần nữa rằng việc bắt cóc là “vi phạm công pháp quốc tế và đổ vỡ niềm tin hoàn toàn không thể được chấp nhận”, ở Hà Nội đã diễn ra phiên xử đầu tiên. Truyền thông quốc tế đã không được phép tham dự. “Việt Nam xem đây là vấn đề nội bộ”, nhà phân tích Carlyle Thayer phát biểu. Tuy nhiên, chính phủ Đức đã thông báo có thể sẽ gửi quan sát viên tố tụng để đánh giá tốt hơn về quá trình tố tụng này.

“Theo quan điểm của tôi, Việt Nam không phải là một quốc gia pháp quyền”, nữ luật sư Bá-Linh Schlagenhauf phát biểu.

Ông Thayer người Úc, là một chuyên gia tuyệt vời về quốc gia này, vẫn gặp khó khăn để giải thích điều gì thực sự đã thúc đẩy Việt Nam đến hành động ở Bá-linh. “Không thể giải thích được”, nhà phân tích cho biết. Chỉ có một điều mà ông chắc chắn: “Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã mang lại thiệt hại đáng kể cho uy tín của Việt Nam về mặt quốc tế”. Nhiều quốc gia đã đối xử với đất nước châu Á đang phát triển này như “bồ bịch”, ông Thayer nói. Nhưng từ sau vụ bắt cóc, lần đầu tiên đã gây ra cú sốc về sự tàn nhẫn của một nhà nước công an trị, dường như không ngần ngại ngay cả đối với việc vi phạm pháp luật quốc tế.

Một phiên tòa công bằng? Theo quan điểm của nữ luật sư Petra Schlagenhauf ở Bá-linh, điều này sẽ không thể có. Suốt hai tháng ở Hà Nội, thân chủ của bà không hề được tiếp cận với sự trợ giúp pháp lý, nhóm biện hộ Việt Nam của người này có quá ít thời gian để nghiên cứu bản cáo trạng. “Theo quan điểm của tôi, Việt Nam không phải là một quốc gia pháp quyền”, nữ luật sư này cho biết, và bà là người bị từ chối cho nhập cảnh trước khi bắt đầu phiên xử.

Nhà phân tích Thayer cũng đưa ra một kết luận tương tự: “Ở Việt Nam không có những cuộc điều tra độc lập”. Theo nghĩa này, mọi cáo buộc đều mang tính chính trị. Nhưng vụ tố tụng này có nghĩa như thế nào? Đằng sau đó phải chăng là cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trong đảng Cộng sản? Một bức tranh rõ nét khó được đưa ra trong những tình trạng không minh bạch đến vậy. Nhưng điều rõ ràng là, dưới thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không chỉ nền kinh tế đưa ra những chỉ số tăng trưởng chóng mặt, mà ngay cả tham nhũng cũng bắt đầu tăng ở quy mô không thể tưởng. Việc cố gắng nắm quyền lãnh đạo đảng của ông Dũng đã thất bại, nhân vật bảo thủ Nguyễn Phú Trọng đã trở thành chóp bu của đảng.

Dưới thời nhân vật này, giới lãnh đạo tiến hành một chương trình chống tham nhũng có lẽ để trình diễn với người dân, nhà nước vẫn có thể làm chủ được trước việc tham nhũng tràn lan. Ông này cũng không ngần ngại áp đặt án tử hình cho các tội phạm kinh tế, như trường hợp của một thương gia khác đã xảy ra hồi tháng Chín. “Nhà nước muốn chứng minh là họ có thể nắm vững”, Ông Thayer nói. Và ông ta tập trung vào những quan chức bị cáo buộc tham nhũng trong ngành năng lượng và ngân hàng.

Ông Thayer tin rằng, nếu cựu giám đốc Thanh, là người bị cáo buộc quản lý sai trái và biển thủ, bị phán án tử hình, Hà Nội thậm chí còn phải dự trù việc trừng phạt của các quốc gia khác. Về mặt kinh tế, đó là điều đau đớn. Việt Nam đang phải chịu đựng sự thâm thủng thương mại lớn với Trung Quốc, còn Donald Trump đã dẹp bỏ Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình dương, TPP, đã từng cố gắng thương thảo. Nhất là chỉ còn châu Âu để duy trì việc kinh doanh của chính mình. Nhưng việc đổ vỡ niềm tin đối với Đức đã đánh động nhiều quốc gia Liên Âu. Họ sẽ cẩn trọng hơn trước đây khi có những phái đoàn từ Hà Nội đến gõ cửa nhà họ.










No comments:

Post a Comment

View My Stats