Friday, 5 January 2018

TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM BỊ BẮT CÓC : KHÔNG BÁO CHÍ, KHÔNG LUẬT SƯ (Marina Mai - TAZ)



Tác giả: Marina Mai  -  TAZ
Hùng Hà chuyển ngữ
05/01/2018

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Bá-linh. Vào ngày thứ Hai, ở Việt Nam bắt đầu vụ tố tụng đối với người này – không có nữ luật sư Đức. Bà này không được phép nhập cảnh.

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: BBC

HANOI/BERLIN dpa/taz | Vụ tố tụng đối với doanh nhân được ho là đã bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam có lẽ sẽ bắt đầu vào ngày thứ Hai trong việc cấm cửa báo chí quốc tế. Bộ Ngoại giao của quốc gia do cộng sản lãnh đạo này đã tuyên bố vào hôm thứ Sáu ở Hà Nội, giới truyền thông quốc tế sẽ không được phép tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo Việt Nam. Nếu bị kết án về tội tham nhũng, người đàn ông 52 tuổi này có nguy cơ bị án tử hình.

Nữ luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Schlagenhauf, đã bị từ chối cho phép nhập cảnh vào đêm thứ Năm rạng thứ Sáu mà không có lời giải thích gì thêm. Schlagenhauf phát biểu với TAZ, bà dường như đã hiểu, cách một công chức ở phi trường Hà Nội nói với một người khác là “bà luật sư của Thanh”.

Trước khi bắt đầu quá trình tố tụng, bà Schlagenhauf muốn trao đổi với các luật sư đồng nghiệp người Việt Nam đại diện cho người này tại Tòa. Tại thời điểm này, người nữ luật sư đang ở Thái Lan và sẽ từ đó trở về Bá-linh.

Vụ của Thanh là tiêu đề của báo chí quốc tế, vì cựu quan chức cộng sản cao cấp này vào mùa Hè vừa qua đã biến mất khỏi Bá-linh trong những tình huống bí ẩn. Chính phủ Liên bang tin rằng Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc hồi tháng Bảy 2017. Vì vậy, hai nhà ngoại giao Việt Nam đã phải rời Đức. Hà Nội tuyên bố là người này đã tự nguyện hồi hương.
Cụ thể là Thanh bị cáo buộc, trong tư cách là lãnh đạo của Tập đoàn xây dựng PetroVietnam Construction (PVC) đã sử dụng sai mục đích hơn 50 triệu Euro. Trong đó ông ta đã bỏ túi riêng ít nhất 4 tỷ VNĐ (khoảng 150.000 Euro). Thêm vào đó, ông ta còn nhận được nửa triệu Euro tiền hối lộ trong một dự án xây dựng ở Hà Nội.

----------------------

Tác giả: Martin Knobbe  -  Spiegel
Hùng Hà chuyển ngữ
05/01/2018

Trong vài ngày nữa, ở Việt Nam sẽ bắt đầu vụ tố tụng đối với doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc từ Bá-linh. Bà luật sư Đức của ông ta muốn hỗ trợ ông ấy trong vụ việc này – nhưng các cơ quan công quyền không cho bà nhập cảnh.

Đầu tiên, bà bị tước hộ chiếu ở phi trường Hà Nội, rồi được trao cho một mẫu đơn – nhưng Petra Schlagenhauf không được phép nhập cảnh: Các cơ quan công quyền đã từ chối việc nhập cảnh vào Việt Nam đối với nữ luật Đức của một doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh. Bà đã phải bay trở về Vọng-các ngay vào tối thứ Năm.

Bà luật sư ở Bá-linh đã đến Việt Nam để cùng các đồng nghiệp tại đó chuẩn bị cho vụ tố tụng đối với thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh. Doanh nhân này phải hầu tòa từ ngày 08.01.

Vụ bắt cóc người Việt Nam này như trong phim ảnh giữa ban ngày ở Bá-linh trong năm qua đã gây ra những lục đục đáng kể trong quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Vào ngày 23.07, ông Trịnh và người nữ đồng hành đã bị lôi lên một chiếc xe tải nhỏ trong công viên Tiergarten ở Bá-linh và sau đó đưa về Hà Nội. Ngay ngày hôm sau, ông Trịnh có cuộc hẹn với Sở Di trú và Tỵ nạn Liên bang, ông ta đã đệ đơn xin tỵ nạn ở Đức.

Có nhiều chứng cớ rõ ràng cho thấy mật vụ Việt Nam đứng sau vụ án này và ngay cả Đại sứ quán Việt Nam ở Bá-linh cũng có phần tham gia một cách đáng kể vào đó. Bộ Ngoại giao đã gọi đây là „sự vi phạm trắng trợn chưa có tiền lệ đối với luật pháp Đức và công pháp quốc tế“. Chính quyền Liên bang đã trục xuất hai nhà ngoại giao Việt Nam, Tổng công tố viên Liên bang đang điều tra, trong đó có người lái chiếc xe tải nhỏ, người này đang bị tạm giam điều tra.

Nhà cầm quyền Việt Nam cáo buộc Trịnh, với tư cách là người điều hành của một doanh nghiệp con của Tập đoàn Dầu khí nhà nước PetroVietnam, phải chịu trách nhiệm trong việc thất thoát hàng trăm triệu. Có hai vụ kiện đối với người này. Người nữ luật sư Đức của doanh nhân này muốn trao đổi với những đồng nghiệp Việt Nam về vụ việc đó.

Việc từ chối nhập cảnh đã lật tẩy lời tuyên bố của nhà nước Việt Nam, họ sẽ xử lý ông Trịnh theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền, „chỉ là lời nói suông để tự vệ“, nữ luật sư này thông tin cho SPIEGEL bằng Email từ Vọng-các. Bà nghi ngờ rằng, đằng sau vụ kiện dù sao đi nữa cũng chỉ thuần túy là động cơ chính trị. Ông Trịnh thuộc phe cải tổ trong đảng Cộng sản Việt Nam và như vậy, nằm trong phe bị tước quyền. Theo bà luật sư này, những cáo buộc mới được đưa ra đối với ông Trịnh đã bị bác bỏ từ năm 2015.

Ngay khi còn ở Hà Nội, nữ luật sư này đã thông báo cho Đại sứ quán Đức bằng điện thoại về việc cấm nhập cảnh. Theo lời bà Schalgenhauf, Đại sứ Đức sau đó đã cực lực phản đối về vụ việc này với Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tuy vậy, người nữ luật sư này vẫn không được nhập cảnh. Bộ Ngoại giao ở Bá-linh đã triệu tập Đại sứ Việt Nam vào ngày thứ Sáu.







No comments:

Post a Comment

View My Stats