Phạm Hưng Quốc
Viet-studies
8-1-18
- Phần
I
Trong
cuôc chiến chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo thì cái khó không phải
là tìm ra những vụ án tham nhũng khủng, hay cực khủng của các quả đấm thép (tập
đoàn kinh tế nhà nước) thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì chúng quá nhiều và quá
lộ liễu. Ngược lại sẽ rất khó, thậm chí là không có, dự án lớn nào của các “quả
đấm thép” lại không xẩy ra những tham nhũng nghiêm trọng. Cái khó cho Nguyễn
Phú Trọng và lực lượng của ông ta là phải chọn ra những vụ án mà không làm “vỡ
bình”.
Một
thực tế là những dự án lớn của các quả đấm thép thì không chỉ liên quan đến một
vài ủy viên Bộ Chính trị mà có thể nói là đến rất nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Tất
nhiên sự phân bổ “lợi lộc” giữa các ủy viên Bộ Chính trị và các cá nhân khác
trong ban lãnh đạo đảng, chính phủ và nhà nước sẽ rất không đồng đều nhưng xét
về con số tuyệt đối thì người được hưởng “lộc” ít nhất cũng cao hơn mức khung
hình phạt cao nhất mà bộ luật hình sự của bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành dành cho tội tham ô, tham nhũng. Cái khó nhất
cho Nguyễn Phú Trọng là làm sao cho việc xử lý các vụ án này không gây tổn
thương quá lớn cho chế độ, cho sự ổn định của đất nước. Cách thức xử lý đối với
những vụ việc tham nhũng từ trước tới nay là giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của
sự thiệt hại trong từng vụ án, khoanh vùng các đối tượng liên đới để rồi “giơ
cao đánh khẽ”. Như vậy vừa tạo ra bức tranh nghiêm minh về pháp luật vừa làm
cho đối tượng bị “thí điểm làm gương” chấp nhận “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Giải
pháp này ít ảnh hưởng tới hình ảnh của chế độ. Nhưng sự kiện khởi tố, bắt giam
và xử án nhanh chóng Đinh La Thăng đang minh chứng rằng Nguyễn Phú Trọng đã
không muốn đi theo lối mòn cũ mà muốn tạo đột phá. Vấn đề là đột
phá ở mức độ nào? Mức giống như Tập Cận Bình là hay mức thấp hơn? Nhưng cho dù ở
mức thấp hơn Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc thì cũng vượt quá khả năng hiện
có của lực lượng chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu tại Việt Nam hiện
nay.
Để
thành công Nguyễn Phú Trọng có ba chỗ dựa :
1. Lòng dân: Khái niệm này có một
biên độ dao động rất cao. Đương nhiên tỉ lệ ủng hộ của lòng dân luôn tỷ lệ thuận
với mức độ kiên quyết, triệt để, công bằng, minh bạch trong quá trình điều tra
và xét xử những vụ án tham nhũng, nhưng điều này lại làm gia tăng sự phức tạp của
vấn đề cả về chính trị, ngoại giao và các vấn đề an ninh, quốc phòng. Thông thường,
để hỗ trợ đắc lực cho việc giải tỏa những nghịch lý này thì vai trò của Ban Tư
tưởng Văn hóa Trung ương rất quan trọng. Song cho đến nay dường như các phương
tiện thông tin “lề phải” còn rất thụ động trước diễn biến tình hình, hay nói
cách khác Nguyễn Phú Trọng và lực lượng của ông ta vẫn chưa làm chủ được địa hạt
này.
2. Sự hỗ trợ của Tập
Cận Bình : Đây cũng là một yếu tố có biên độ dao động rất
cao. Rất rõ ràng Tập Cận Bình không ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng ngay cả khi ông ta
còn đương quyền, nhưng hiện nay họ lại công khai sự ủng hộ đối với Hoàng Trung
Hải. Người ta dễ dàng quan sát thấy rằng công cuộc chống tham nhũng đang sục
sôi tại Việt Nam nhưng Hoàng Trung Hải gần như vẫn đứng NGOẠI PHẠM trong mọi vụ
viêc mặc dù ông ta cũng đã trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào rất nhiều dự án
bê bối trong quá khứ khi ông ta còn là một phó thủ tướng phụ trách công nghiệp
và thương mại dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt là các dự án do các nhà đầu
tư Trung Quốc thực hiện hoặc do tiền của Trung Quốc cho vay đều là những thí dụ
điển hình bê bối trên nhiều phương diện. Đây có lẽ cũng là cái cớ rõ ràng của
luận điểm cho rằng Nguyễn Phú Trọng đang dựa vào Trung Quốc để thanh lọc bộ máy
thông qua cái cớ chống tham nhũng. Nhưng vì cần sự hỗ trợ của Trung Quốc nên
ông ta không dám động tới các dự án của Trung Quốc và cá nhân Hoàng Trung Hải.
Vậy câu hỏi đặt ra là Tập Cận Bình hỗ trợ Nguyễn Phú Trọng ở mức độ nào trong
chiến dịch chống tham nhũng hiện nay? Liệu người ta có thể lấy việc NGOẠI PHẠM
này để xác định MÀU SẮC VÀ DIỆN MẠO cho công cuộc chống tham nhũng hiện nay của
Nguyễn Phú Trọng?
Tác
giả bài viết này cho rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi thì thực tế sẽ
cho mọi người thấy rõ MÀU SẮC của công cuộc chống tham nhũng hiện nay tại Việt
Nam. Nhưng để hiểu thêm về bản chất sự chi phối của Trung Quốc đối với bộ máy
chính trị tại Việt Nam, tác giả bài viết cần phải nêu rõ nhận định của cá nhân
về việc tại sao Trung Quốc hay nói cụ thể hơn là Tập Cận Bình không ủng
hộ Nguyễn Tấn Dũng ngay từ khi ông ta còn đương chức. Họ không ủng hộ Nguyễn Tấn
Dũng không phải vì ông ta chống Trung Quốc thân với Mỹ và phương Tây mà chỉ vì
ông ta đã tự trở thành một con bài thối trên bàn cờ chính trị tại Việt Nam.
Để minh chứng cho nhận định này xin hãy đánh giá Nguyễn Tấn Dũng thông qua những
di sản mà ông ta để lại cho Việt Nam chứ không nên chỉ dựa vào một số lời nói
hay động thái bề nổi có vẻ thân Mỹ và chống Trung Quốc của ông ta.
3. Mỹ và phương Tây tuy không có khả
năng chi phối mạnh vào chính trường Việt Nam như Trung Quốc nhưng họ đang có lợi
thế “trời cho” do quá trình “đổi mới” tại Việt Nam mang lại. Nhờ vào thành tựu
mặt phải do quá trình đổi mới tại Việt Nam mang lại, người dân Việt Nam đã hiểu
giá trị của sự cởi trói trong các hoạt động kinh tế, thương mại: giá trị của tự
do dân chủ, của quyền con người và đương nhiên sự khát khao để có được nó. Việc
không ngừng hoàn thiện nó đã và đang không chỉ là nhu cầu tất yếu của mọi người
dân mà đã đần trở thành mục tiêu, lý tưởng của không ít người Việt Nam đặc biệt
là thế hệ trẻ. Các giá trị PHƯƠNG TÂY đã trở thành động lực cho sự
phát triển của kinh tế, xã hội. Mỹ và các nước phương Tây tuy khá chậm nhưng đã
dần dần nhận ra xu thế này tại Việt Nam và họ đã có nhiều chính sách để khuyến
khích và tạo điều kiện cho Việt Nam đi theo hướng này. Song vì sự khác biệt về
chế độ chính trị, về ý thức hệ nên đã kìm hãm khá nhiều sự hợp tác hiệu quả giữa
Việt Nam và các nước phương Tây và Mỹ. Chỉ trong những năm gần đây thì tiến
trình hợp tác này mới đươc chú trọng tăng cường đáng kể do sự xuất hiện của sự
kiện BIỂN ĐÔNG. Sự kiện này đã thúc đẩy hai bên hiểu đươc GIÁ TRỊ của
nhau hơn.
Rõ
ràng rằng cho dù có đủ loại lời ong tiếng ve về cái gọi là “rắp tâm bán nước”
hay “làm tay sai” cho Trung Quốc của một số lực lượng cầm quyền nào
đó ở Việt Nam nhưng không ai có thể phủ nhận một thực tế là nhà cầm quyền
Cộng Sản Việt Nam hiện này trở thành “cái gai” to nhất và khó chịu nhất của
Trung Quốc trong quá trình thực hiện kế hoạch BIỂN ĐÔNG của họ. Những hiềm
khích giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông nhiều và lớn hơn rất nhiều so với
các nước ASEAN khác với Trung Quốc cộng lại. Biển Đông có vai trò địa chính trị
toàn cầu của nó. Nhà cầm quyền Hoa Kỳ trong thời gian qua đã dần ý thức được
vai trò này của Việt Nam và đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách
đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử
vào đầu tháng ba năm 2018 sắp tới, một tầu sân bay Mỹ sẽ cập cảng
dài ngày tại Đà Nẵng, một thành phố chiến lược của Việt Nam, là một minh chứng.
Nhà cầm quyền hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã khôn ngoan tận dụng cơ hội này để
phát huy tối đa các hệ quả của nó không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực an ninh, quốc
phòng mà còn cho cả các lĩnh vực dân sự như giữ gìn sự ổn định và hòa bình, an
ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông, đảm bảo một môi trường an toàn và ổn định
trong việc cùng sử dụng và khai thác Biển Đông một cách hòa bình văn minh chống
xu thế nước to bắt nạt nước nhỏ dưới mọi hình thức. Ngoài các phái đoàn quân sự
phía Mỹ và được sự cho phép của nhà cầm quyền, Việt Nam còn mời rất nhiều các
cơ quan, tổ chức phi quân sự Việt Nam viếng thăm tàu.
Thật
ngoạn mục, mới chỉ cách đây bốn thập kỷ đối với Việt Nam, Mỹ luôn luôn là yếu tố
đe dọa, nhưng bây giờ lại là yếu tố để giữ ổn định để bảo vệ hòa bình. Lạ lùng
thay để làm cho tình thế bị xoay ngược 1800 như trên, nước
Mỹ đã không mất một viên đạn nào, khi mà chỉ ngay trước đó họ đã phải chi tới
hàng trăm tỷ đô la và hàng vạn sinh mạng mà không thể làm nổi dù chỉ là một phần
nhỏ những gì họ đang có. Trớ trêu thay nguyên nhân của sự thay đổi ngoạn muc
này lại là do chính sách bành trướng trên tư thế của kẻ mạnh luôn muốn bắt nạt
các nước khác của Trung Quốc.
Đương
nhiên nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ cảm thấy khó chịu về sự kiện này cũng như sự
xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam. Chắc chắn trong ngắn hạn và dài hạn họ sẽ
tìm cách xoay ngược tình thế. Cụ thể ngay trong năm 2018 này lãnh đạo chóp bu của
Trung Quốc sẽ tổ chức những chuyến đi thăm rất THÂN MẬT tại hai nước láng giềng
của Việt Nam là Lào và Campuchia và đương nhiên họ sẽ tìm đủ mọi cách, tận dụng
mọi cơ hội để gây sức ép, để khuất phục ban lãnh đạo Việt Nam bớt “cứng đầu”.
Tác giả không muốn dùng khái niệm “khuất phục Việt Nam" mà chỉ là
"ban lãnh đạo Việt Nam” vì với hàng nghìn năm lịch sử tồn tại, người
dân Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh cường quyền của ngoại
bang.
Một
chút tản mạn về đại án Petro Việt Nam
Tác
giả bài viết cho rằng sự kiện vụ án Petro Việt Nam là một câu chuyện rất điển
hình, phản ảnh rõ nét thực trạng tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay: Tại
sao lại là Petro Việt Nam trong khi mà bất cứ tập đoàn kinh tế nhà nước nào –
các quả đấm thép của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có mức độ vi phạm luật
pháp và tham nhũng nghiêm trọng không kém, đặc biệt là các sai phạm của tập
đoàn Than Khoáng sản Việt nam trong quá khứ còn lộ liễu công khai hơn nhiều? Công
bằng mà nói Petro Việt Nam là con gà đẻ trứng vàng cho nhà nước Việt Nam không
những trong vài ba thập kỷ trở lại đây mà còn có tiềm năng rất lớn trong tương
lai. Chỉ cách đây vài năm khả năng thu hút vốn tài chính quốc tế của Petro Việt
Nam còn cao hơn cả khả năng của chính phủ Việt Nam (Bộ Tài chính). Có thể nói
Petro Việt Nam không chỉ có vai trò cực kỳ quan trọng về mặt kinh tế, tài chính
đối với Việt Nam mà nó còn gắn rất chặt tới các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và
cả ngoại giao của đất nước.
Nguyễn
Phú Trọng và các đồng chí của ông ta liệu có hiểu rằng khả năng thu hồi tài sản
tham nhũng do các thế hệ lãnh đạo Petro Việt Nam và các cá nhân trong chính phủ
có liên quan đến Petro Việt Nam sẽ thấp hơn nhiều so với những thiệt hại vô
hình và hữu hình do sự ngừng trệ trong việc đầu tư và triển khai kinh doanh của
các dự án của tập đoàn này? (Theo ước tính các thiệt hại này có thể lên tới
trên 5 triệu mỹ kim/ngày tức là hơn 1,5 tỷ mỹ kim/năm)? Rõ ràng rằng nếu Nguyễn
Phú Trọng và bộ máy của ông ta mà phạm sai lầm trong trong quá trình xử lý các
vụ án tham nhũng tại Petro Việt Nam (hoặc quá mạnh, hoặc quá nhẹ, thậm chí chỉ
cần vụng về …) thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Trong
các cáo trạng của các cơ quan thực thi pháp luật thì nhà nước Việt Nam mới
chỉ đụng tới một số sai phạm trong một số vụ án chưa phải đã là lớn và điển
hình trong số các sai phạm mà Petro Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua .
Thông thường một vụ án tham nhũng tại Việt Nam có dây mơ rễ má với nhiều quan
chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong khi mà hệ thống pháp luật của Việt
Nam còn quá non yếu để có thể đảm bảo rằng trong khi “phẫu thuật các vụ án” sẽ
không để lây lan sang các việc khác mà lúc đầu tưởng chừng như không có liên
quan. Quả thực hiện nay các ngân hàng như Ocean Bank và Ngân hàng Xây dựng đang
chuẩn bị khởi kiện Ngân hàng Nhà nước vì đã áp đặt việc mua các ngân hàng này với
giá 0 đồng là trái pháp luật. Vậy một Uỷ viên Bộ Chính trị thứ hai là Nguyễn
Văn Bình liệu có đi theo số phận của Đinh La Thăng? Hai vị này vốn cũng là hai
tư lệnh ngành thân cận hàng đầu của Nguyễn Tấn Dũng.
Kết
luận
Nếu
ví tình hình chính trị Việt Nam như chiếc bình rượu chứa đựng những giọt rượu
ngọt, bùi, đắng, cay của lịch sử Việt Nam từ ngày thoát khỏi ách thực dân đến
nay thì rõ ràng cái bình này đã không phù hợp với những gì chứa trong nó. Nó có
thể nứt và vỡ bất cứ lúc nào. Vấn đề là nếu nó bị nứt vỡ ở phần cổ
thì chỉ mất ít rượu, nhưng nếu ở phần thân thì mất nhiều và nếu ở phần đáy thì
đương nhiên sẽ mất sạch. Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông ta đang cố gắng
không để bình bị vỡ. Một trong những phương án mà họ đang cố gắng không để bình
vỡ là tạo cho Việt Nam đi theo một tiến trình thay đổi rất cơ bản nhưng vẫn đảm
bảo ổn định chính trị xã hội trong nước, đó là thực hiện cải cách triệt để
nhưng lại từ từ “có lộ trình hợp lý”. Quá trình cải cách này bắt đầu từ các cơ
quan hành pháp (chính phủ) rồi sau đó là các cơ quan tư pháp và cuối cùng là
xây dựng một thể chế chính trị mới trên nền tảng của một học thuyết về tư tưởng
và triết học mới trong khi mà học thuyết cũ đã hoàn toàn bất cập.
Khác
với các nước phát triển khác, cụ thể như Châu Âu hay Bắc Mỹ, khi mà họ đã có bề
dày hàng trăm năm để làm quen với các khái niệm dân chủ, nhân quyền, Việt Nan vừa
mới thoát ra từ chế độ thực dân hà khắc rồi sau đó lại tiếp tục các chính sách
hà khắc của chế độ cộng sản duy ý chí, nay khi muốn phát triển theo hướng tự do
dân chủ thì không thể không có một chủ thuyết đúng đắn cho riêng mình. Nếu
không có điều này thì rất dễ mất phương hướng và đặc biệt các khái niệm cũ, mới
sẽ bị ngộ nhận hay lạm dụng vì lợi ích của các nhóm quyền lực trong xã hội.
Nhưng trớ trêu thay, cho đến nay sẽ thật khó tin Nguyễn Phú Trọng và các đồng
chí của ông ta (Ban Lý luận TƯ) có thể đưa ra một cái gì mới, sáng tạo dù chỉ
là ở mức độ thấp. Hỡi ôi, tác giả bài viết này chỉ cầu trời khấn phật
là Ban Lý luận TƯ của ông ta sau khi tổ chức hàng trăm các buổi tọa đàm, hội thảo
với các giáo sư tiến sĩ lừng lẫy uy tín cùng với hàng tỷ đồng tiền ngân sách sẽ
không đưa ra kiến nghị lấy tên cho hướng đi mới, học thuyết chính trị mới của
Việt Nam là “ Việt Nam đi theo con đường Chủ Nghĩa Xã Hội mang đậm tính đặc
tính đặc sắc Việt Nam” ./.
Việt Nam, ngày 7/1/2018
Phạm
Hưng Quốc
Tác
giả gửi cho viet-studies ngày 8-1-18
-------------------------
No comments:
Post a Comment