Tuesday, 23 January 2018

DỞ & TỆ (Nguyễn Đạt Thịnh)



Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 22/01/2018 - 10:11:07

Giáo sư Sean Wilentz dạy môn lịch sử tại viện đại học Princeton, vừa viết bài They Were Bad. He May Be Worse - bài báo rất xúc tích, nêu lên những nhận xét trung thực và vô tư của một sử gia. Xin dịch cái tựa của bài báo là "Họ Dở, Nhưng Ông Ta tệ hơn họ." Họ là những vị tổng thống Hoa Kỳ bất tài hoặc thiếu đạo đức chính trị, và Ông Ta là đương kim tổng thống Donald Trump.

Giáo sư Sean Wilentz  &  “họ và ông ta”

Wilentz nêu lên những tiêu chuẩn mà sử gia căn cứ vào đó để đánh giá mỗi vị tổng thống; tiêu chuẩn đầu tiên là bất cứ vị tổng thống Hoa Kỳ nào cũng phải làm tròn trọng trách của mình, nhưng phải làm trong thái độ lịch sự và nghiêm túc, xứng đáng với vai trò của người lãnh đạo hành pháp, nhưng không được tỏ ra thiếu thân thiện hay kiêu căng.

Chính tổng thống George Washington cũng nhận xét, trong bất cứ hoàn cảnh nào, một vị tổng thống cũng vẫn không được thiếu tư cách của một vị lãnh đạo quốc gia, và phải hành xử nghiêm túc để giữ phẩm giá của chức vụ.

Quý vị tân tổng thống còn cần tránh sự căm phẫn đảng phái để thống nhất quốc gia trong những mục đích chung của toàn dân, kể cả những người khác chính kiến với tổng thống. Tổng thống còn cần tận tụy bảo vệ và bành trướng những quyền hạn dân chủ, và bảo vệ đất nước chống kẻ thù quốc ngoại. Tổng thống cũng cần tránh né để đừng bị nghi kỵ là tham nhũng, nhất là tham nhũng tiền tài.

Nêu lên những tiêu chuẩn đó, rồi Wilentz đánh giá là 'Donald Trump, in each area, has been a colossal failure,' (trên từng địa hạt đó, tổng thống đều thất bại thê thảm). Ông không so sánh Trump với quý vị tổng thống tài giỏi của lịch sử Hoa Kỳ như Washington, Lincoln và Franklin Roosevelt, mà đem Trump ra so sánh với quý vị tổng thống dở nhất, như James Buchanan, Andrew Johnson, Franklin Pierce, và George W. Bush; so sánh như vậy để kết luận là Trump còn tệ hơn cả những vị bị lịch sử chê là quá tệ.

Ngoài ra, còn có những vị tổng thống 'bất đắc dĩ' -những vị phó trở thành tổng thống vì vị tổng thống đương nhiệm chết, bị giết, hoặc phải thoái vị, và tệ hơn nữa là những vị lợi dụng chức vụ để làm giầu, hoặc buông thả chấp nhận mọi hành vi tham nhũng.

Kể hết những tệ hại mà một vị tổng thống bất tài, thiếu liêm chính có thể làm, rồi Wilentz kết luận, "so sánh những vị tổng thống tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Trump vẫn cứ tệ hơn họ. Ông đem Trump ra so sánh với tổng thống Millard Fillmore; ông này ứng cử với tư cách phó tổng thống đứng liên danh với tổng thống Zachary Taylor. Năm 1850, tổng thống Taylor từ trần, phó tổng thống Fillmore lên kế vị. Ông này thiếu mọi kiến thức chính trị, bỏ mặc công việc cho đám đàn em lộng hành.

Người kế tiếp là Franklin Pierce, vị tổng thống thứ 14 của Hoa Kỳ; tháp tùng ông Perce vào Bạch Cung là nỗi buồn ray rứt vì thương nhớ đứa con trai 11 tuổi, chết vì tai nạn xe lửa. Ông thường than vãn, "đời tôi còn gì nữa đâu, ngoài việc say bí tỉ."

Tổng thống Millard Fillmore & Tổng thống Franklin Pierce

Tuy say vì buồn, nhưng 4 năm trong cương vị tổng thống, ông Pierce vẫn làm được 2 việc có lợi cho Hoa Kỳ. Việc thứ nhất là ông cho hạm trưởng Matthew Perry đổ bộ vào Nhật, mở cửa ngoại thương với quốc gia này, và hai là ông mua vùng đất Gadsden -hiện đang là vùng nam tiểu bang Arizona cộng thêm một xẻo đất của tiểu bang New Mexico.

Franklin Pierce với vùng đất Gadsden.  Richard M. Nixon chôn vùi tên tuổi tại Watergate

Richard M. Nixon -một vị tổng thống bị chê là 'tệ'- cũng được sử gia Wilentz đem ra so sánh với Trump; thật ra nhiều chính khách đánh già ông này khá tài giỏi, và có thể trở thành một vị tổng thống 'tốt' của Hoa Kỳ, nếu ông đừng lộng quyền, đưa đến vụ nghe lén tại tòa nhà Watergate.

Kể những việc làm tốt của ông, người ta khen ông sáng suốt, dám quyết liệt với Việt Cộng, do đó việc Mỹ thất trận tại VN có thể là hậu quả của việc ông phải thoái vị để tránh bị truy tố.

Ngoài việc quyết tâm đánh thắng VC, ông còn có thành tích bảo đảm lợi tức tối thiểu cho người nghèo, và ký ban hành đạo luật National Environmental Policy Act -Chính Sách Bảo Vệ Môi Trường Quốc Gia.

Tổng thống George W. Bush chỉ có 2 điểm dở: một là tạo ra cuộc chiến không chấm dứt được tại Iraq, và hai là làm suy xụp nền kinh tế Hoa Kỳ. nhưng dư luận vẫn ca ngợi thái độ bình tĩnh của ông sau cuộc khủng bố 9/11.

SAU NHỮNG SO SÁNH ĐÓ, và nhiều so sánh khác nữa, Wilentz nêu lên câu hỏi 'liệu Trump có thu nhận được bài học thất bại trong việc chính phủ phải đóng cửa vì quốc hội không chuẩn cấp ngân sách để tiếp tục hoạt động nữa hay không, trong hoàn cảnh đảng Cộng Hòa nắm quyền chủ động tại cả Bạch Cung, lẫn Thượng và Hạ Viện?"

Câu trả lời là - chỉ vì tổng thống bất xứng nên phe thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện mới tìm được đủ phiếu để đóng cửa chính phủ. Sau ngày chính phủ đóng cửa những người gọi điện thoại vào Bạch Cung (số 202.456.1111) chỉ được nghe một giọng nữ trả lời qua băng ghi âm, cho biết chính phủ đã phải đóng cửa, vì bị bọn Dân Chủ bắt làm con tin (Democrats are holding it "hostage").

Tính từ hôm thứ Bẩy 20 tháng Giêng, chính phủ trở thành 'đáng tội nghiệp' hơn một nấc nữa, vì không có phản ứng đúng trước tình trạng bị cúp ngân khoản -việc xẩy ra khá nhiều lần cho nhiều chính phủ Mỹ.

CƠ QUAN THÔNG TIN GEOBEATS của Amazon, vừa phổ biến kết quả cuộc thăm dò dư luận khá nhộn của họ về đề tài NHÂN VẬT NÀO DỄ THƯƠNG NHẤT TRONG GIA ĐÌNH TRUMP.
Đứng đầu là nữ hoàng Melania Trump, với kết quả 48% người tham dự chấm là dễ thương và 33% chấm là khó thương.

Điểm dễ và khó thương của tổng thống là 43-52, kế tiếp là công chúa Ivanka Trump, 41-42, Donald Trump Jr., 36-49, Eric Trump 32-43; cậu phò mã đẹp trai Jared Kushner, cầm đèn đỏ với số điểm 25-44.

Điểm cần để ý là toàn thể gia đình tổng thống, không ai được trên 50 điểm -điểm trung bình- và chỉ riêng bà Melania có được số người ghét bà ít hơn số người bỏ phiếu nói là bà dễ mến. Ngoài ra mọi nhân vậy khác trong 'hoàng tộc' đều bị nhiều người ghét.

Melania 48%, Donald Trump 43%, Jared Kushner 25% , và Ivanka 41%

Việc vừa đẹp vừa dịu dàng như bà Melania, mà cũng chỉ được chấm dưới điểm trung bình, là một chỉ dấu cho thấy quần chúng Hoa Kỳ ghét ông chồng tổng thống của bà đến mức nào.

NHIỀU BÁC SĨ VIẾT SÁCH đề quyết là tổng thống mắc bệnh tâm thần, ông trả lời họ không những sáng suốt, ông còn là một thiên tài nữa, và dẫn chứng là nếu không tài ba xuất chúng ông đã không là tỉ phú, không là tổng thống.

Có đến 43% người Mỹ tin như vậy, cũng như tổng thống tin là Kim Jong Un lùn hơn ông và có cái nút nhỏ hơn nút của ông, để tùy hứng nhấn nút khai mạc cuộc thế chiến thứ ba giết vài chục, vài trăm ngàn người bất cứ lúc nào!

Chỉ tìm xem ai dở, ai tệ hơn ai trong cuộc so tài giữa 2 nhân vật cừ khôi đó cũng đã đủ mệt, vậy mà giáo sư sử gia Sean Wilentz còn chịu khó tỉ mỉ phân tách, so sánh tổng thống Trump với cả chục vị tổng thống Hoa Kỳ khác !

Xin ngả nón

Nguyễn đạt Thịnh

*
*
Các tin khác

Nguyễn Đạt Thịnh
Friday, 19/01/2018 - 08:48:58

Hôm thứ Năm, tổng thống chỉ trích việc thành viên Cộng Hòa trong quốc hội đề nghị tái tài trợ chương trình CHIP để đánh đổi lấy những lá phiếu thuận của các nghị sĩ, dân biểu Dân Chủ tạm cấp ngân khoản cho chính phủ sinh hoạt.

Ông viết tweeter, "CHIP phải là thành phần của một giải pháp dài hạn, không phải là cái giá đổi chác để có ngân khoản cần thiết giúp chính phủ tạm sống thêm 30 ngày."

CHIP là chương trình bảo trợ y tế Childrens Health Insurance Program, giúp trẻ em Hoa Kỳ được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí. Chương trình xã hội đó do chính phủ Obama tạo ra và vừa bị chính phủ Trump cúp tài trợ.

Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), Trưởng Khối Đa Số tại Thượng Viện và Dân Biểu Paul Ryan, Chủ Tịch Hạ Viện, nói họ không thể đệ ký một đạo luật cấp ngân khoản tạm lên bàn làm việc của tổng thống được, vì họ không biết ông chấp nhận trao đổi với giá nào, để có ngân khoản cho chính phủ tiếp tục hoạt động.

Không chỉ thị cho nghị sĩ, dân biểu Cộng Hòa biết cái giá mà ông chấp nhận để các chính khách này thương thuyết với bạn đồng viện của họ thuộc đảng Dân Chủ; nhưng ông nói với phóng viên hãng thông tấn Reuters là "shutdown could happen.” (việc đóng cửa chính phủ có thể sẽ xảy ra). Khẩu khí của ông cho thấy ông chấp nhận để chính phủ ngưng hoạt động vì hết ngân khoản.

Dân Biểu Ryan, nói một nhượng bộ của đảng Cộng Hòa trên những vấn đề di dân cũng có thể là điều kiện trao đổi để các dân biểu Dân Chủ đồng ý tái cấp ngân khoản cho chính phủ hoạt động, nhưng ông không dám nêu việc trao đổi đó lên, vì chưa có lệnh của tổng thống.

Trưa thứ Năm,18 tháng 1, Rayan thử đến giải pháp Hạ Viện chấp thuận cấp ngân khoản tạm cho chính phủ mà không cần đến phiếu thuận của các dân biểu Dân Chủ; nhưng ngay trong nội bộ Đảng, nhiều dân biểu Cộng Hòa cũng không đồng ý giải pháp ngân khoản tạm.

Không có ngân khoản để trả lương cho công chức, đa số cơ sở liên bang sẽ phải đóng cửa vào lúc nửa đêm thứ Sáu, 19 tháng 1. 

Dân Biểu Cộng Hòa Mark Meadows, chủ tịch nhóm House Freedom Caucus Chairman, là một trong những chính khách Cộng Hòa chống việc tài trợ tạm cho chính phủ hoạt động. Meadows nói bằng giọng đùa dỡn, "tạm ngưng căng thẳng một thời gian cũng tốt thôi."

Dân Biểu CH Mark Meadows

Dân Biểu Kevin McCarthy, Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa Hạ Viện, tweaked cho các bạn đồng viện câu hỏi, "Họ muốn đóng cửa chính phủ à?"

Dân Biểu Tom MacArthur, CH New Jersey, than thân, "Bỏ phiếu đóng cửa chính phủ là việc làm vô trách nhiệm; nhưng bỏ phiếu tái cấp ngân khoản cũng không ổn. Chẳng biết phải làm sao!"

Cuối cùng, Hạ Viện cũng chấp thuận bản Dự Luật Chi Tiêu tạm để chính phủ không phải đóng cửa nửa đêm thứ Sáu, và để Thượng Viện có thời gian cần thiết để thảo luận. Kết quả cuộc biểu quyết là 230 phiếu thuận, 197 phiếu chống; như vậy là có bốn dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống chính phủ, và không dân biểu Dân Chủ nào bỏ phiếu thuận.

Nếu Thượng Viện cũng chấp thuận tái cấp ngân khoản, chính phủ sẽ có tiền để hoạt động cho đến ngày 16 tháng Hai 2018.

Thượng Viện gồm 47 nghị sĩ Dân Chủ, 51 nghị sĩ Cộng Hòa, và hai nghị sĩ độc lập.

Hạ Viện gồm 193 dân biểu Dân Chủ, 238 dân biểu Cộng Hòa, và bốn ghế trống.

Hai vị nghị sĩ độc lập có khuynh hướng thân khối Dân Chủ, trong lúc nhiều nghị sĩ Cộng Hòa đang có những liên hệ gay cấn với tổng thống, nên vấn đề tạm cấp ngân khoản có thể gặp trở ngại. Vụ va chạm mới xảy ra hôm mùng 10 tháng Giêng khi tổng thống dùng chữ “shithole” (hố phân) để mô tả đảo quốc Haiti và các nước thuộc Phi Châu.

Vấn đề đáng nói là -với một sĩ số đông hơn đến 45 dân biểu- nhưng chánh phủ Cộng Hòa vẫn phải trả đắt giá để mua sự đồng thuận của khối dân biểu Dân Chủ. Một trong những cái giá rất đắt mà Trump nhận trả là CHIP (Childrens Health Insurance Program); Trump đồng ý cho bọn trẻ nít được bú khi chúng khát sữa, được đi bác sĩ khi chúng bệnh; sữa, thực phẩm nhi đồng, thuốc men đều do Trump đài thọ.

Tối thứ Năm, sau cuộc biểu quyết của Hạ Viện thông qua đạo luật “ngân sách” quốc gia, ông tweeted, chỉ trích Nghị Sĩ Dân Chủ Richard J. Durbin (Illinois) gieo họa cho ông bằng chữ “shithole “ mà ông phủ nhận là ông không hề nói.

Cái khổ của tổng thống là ông vẫn phải đối diện với kỳ hạn chót - 12 giờ khuya đêm thứ Sáu. Cái giá mà các nghị sĩ Dân Chủ đòi ông là cho 800,000 sinh viên Mễ và Nam Mỹ ở lại Mỹ với quy chế DACA -được tiếp tục học, tiếp tục làm việc, được đóng thuế, và được trờ thảnh công dân Mỹ.

Nghị Sĩ Schumer tiếp kiến tổng thống vào trưa thứ Sáu.

Nghị Sĩ Dân Chủ Chuck Schumer

Chắc chắn chữ DACA đã được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần.








No comments:

Post a Comment

View My Stats