Monday, 15 January 2018

BẢN TIN TỐI 15/1/2018 (Báo Tiếng Dân)




Tin trong nước

Tin Biển Đông



Nhân quyền ở Việt Nam
Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin: Xét xử phúc thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Oai 5 năm tù và 4 năm quản chế. Hôm nay, TAND tỉnh Nghệ An xử phúc thẩm “công khai vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Oai – đã bị Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai xét xử sơ thẩm về các tội ‘chống người thi hành công vụ’ theo quy định tại Điều 257 và tội ‘không chấp hành án’ theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự năm 1999”.

Kết luận của tòa án dành cho một người thanh niên đấu tranh ôn hòa: “HĐXX quyết định xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Oai 2 năm tù về tội ‘không chấp hành án’ và 3 năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’, tổng cộng hình phạt chung là 5 năm tù, thời hạn tính từ ngày bị tạm giam 19/1/2017”.

Trang Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Một số người đã bị đánh và bị bắt bên ngoài phiên tòa phúc thẩm TNLT Nguyễn Văn Oai. Người có mặt ở hiện trường cho biết, “hai người bị đánh là cháu Nguyễn Thị Thanh sinh năm 2001 và Nguyễn Thị Tri, chị gái của Nguyễn Văn Oai”“hai người bị bắt và lôi kéo đi là em Hồ Huy Thông và Nguyễn Văn Huỳnh. Cả hai em này đều sinh năm 2000”.

Những người dân đến dự phiên tòa “đã bị ngăn cản và bắt ép đứng bên lề đường cách tòa án khoảng 200m. Trong khi đoàn người đang cầm khẩu hiệu và hát thì bị những kẻ ‘côn đồ’ đến cướp”. Truyền thông nhà nước tuyên bố đây là phiên tòa “công khai”, nhưng những gì diễn ra trên thực tế hoàn toàn khác.

Facebooker Thông Chương điểm mặt“Những anh đẹp trai sáng nay cướp băng rôn khẩu hiệu của người nhà TNLT Jb Nguyễn Văn Oai trong buổi xét xử phúc thẩm công khai của Toà án Tỉnh Nghệ An tại TP Vinh sáng nay”.

Facebooker Nguyễn Thị Hương chia sẻ“Tội nghiệp em đi tham dự phiên toà của chú mà bị đánh. Là một người con gái chân yếu tay mềm mà lại bị mấy thằng an ninh to lớn đánh giờ chỉ biết ngôi khóc thế này thôi đây”.

LS Hà Huy Sơn cho biết“Phiên toà phúc thẩm Toà án tỉnh Nghệ An sáng 15/1/2018 kết thúc khoảng 11:15 y án sơ thẩm a Nguyễn Văn Oai 5 năm tù… Tôi cho rằng đây là bản án oan sai”.

Trang Thanh Niên Công Giáo cập nhật thông tin bắt người sáng nay. Về tính “công khai” của phiên tòa xử anh Nguyễn Văn Oai: “Có 5 người dân bị công an Nghệ An và ‘côn đồ’ bắt bớ, đánh đập không có lệnh trong khi người dân không hề vi phạm pháp luật. Hai người trong số đó mới chỉ là tuổi vị thành niên”.

“Nghiệp vụ” công an: “Đối với cậu bé Hồ Huy Thông, sau môt tiếng đồng hồ trong đồn công an cộng sản, cậu bé đã phải mang những vết thương trên cơ thể. So sánh khuôn mặt trước và sau khi bị bắt, chúng ta lý giải được tại sao nhiều người bị bắt lại ‘thắt cổ, tự tử’ trong đồn công an cộng sản liên tục như thế”.

Facebooker Doan Truong Anh Thu đưa tin: Dân Oan Các Tỉnh Tiếp tục Biểu tình trước Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế. Khoảng 10 giờ 30 ngày 15/1/2018, một số dân oan từ các tỉnh: Tiền giang, Đồng Nai, Bình Định, An Giang, Bạc Liêu, Thái Bình, Ninh Thuận, Long An, cùng đến “biểu tình trước Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế”.

Lý do người dân biểu tình: “Tố cáo quan tham nhũng chính quyền địa phương,cướp đất, cướp nhà. Đồng thời Yêu cầu Trung uơng giải quyết KN-TC và trả đất, trả nhà để dân oan ổn định cuộc sống”. Clip của FB Doan Truong Anh Thu về dân oan biểu tình:

Facebooker Hiệp Hành Khách đưa tin: Dân oan biểu tình. Sáng nay, có khoảng 20 chục dân oan đến từ các tỉnh biểu tình trên đường phố và đến trước trụ sở các cơ quan Trung ương như: Phủ thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc, Tòa nhà Quốc hội. Mục đích kêu oan và tố cáo các quan tham ở địa phương, cướp đất đai, đập phá nhà cửa đẩy người dân oan vào đường cùng. Clip người dân biểu tình: https://www.facebook.com/hanh.hiepkhach.313/videos/144616612920609/


Chính trường VN những ngày “đốt lò”
Bác Tổng kêu gọi: Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong lực lượng công an. Phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 của Bộ Công an, bác Tổng yêu cầu: “Lực lượng công an cần chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”. Cuối năm 2017, bác Tổng đã tham dự và “tiện thể” chỉ đạo trong Hội nghị Chính phủ, bây giờ bác chỉ đạo luôn cả lực lượng công an.

“Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Nói cách khác, thông qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Đảng ủy CA Trung ương, Tổng Bí thư đã nắm chặt quyền kiểm soát cấp trung ương đối với lực lượng công an, một yếu tố giúp chiến dịch “đốt lò” đã và đang diễn ra thuận lợi.


“Phiên tòa lịch sử”, ngày thứ 8
Trong phiên xử sáng nay, VKS đối đáp khẳng định ông Đinh La Thăng và các bị cáo phạm tội, VOV cho biết. Đại diện VKS đã bác bỏ “gần như toàn bộ quan điểm của luật sư bào chữa cũng như của các bị cáo liên quan đến hai tội cố ý làm trái và tham ô tài sản”. Ý phản bác của đại diện VKS giống như quan điểm của bài viết: Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện, nghĩa là chỉ dựa vào câu chữ của “Kết luận số 41-KL/TW”.

Theo đó, đại diện VKS cho rằng: “Kết luận 41 không đề cập gì cụ thể, càng không đề cập việc chỉ định thầu. VPCP có công văn trả lời PVN (ông Thăng ký đề xuất cho PVC làm tổng thầu) thông báo ý kiến Thủ tướng, trong đó Thủ tướng chỉ đạo PVN lựa chọn nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực”, và phủ nhận trách nhiệm của Chính phủ trong sai phạm ở PVN và PVC.

Báo Tiền Phong đưa tin: Kiểm sát viên: Ông Đinh La Thăng và đồng phạm ‘thiếu thành khẩn’. Đại diện VKS bàn về vấn đề lợi ích nhóm từ phiên xử sáng 13/1/2018“Xét mối quan hệ cho thấy Vũ Đức Thuận… và Trịnh Xuân Thanh đều do ông Đinh La Thăng… bổ nhiệm, cất nhắc”, và khẳng định “mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ án”.


Video Player

Đến phiên xử chiều nay, 6 thuộc cấp của ông Đinh La Thăng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt, theo Zing. Từ kết quả thẩm vấn công khai, “VKS quyết định bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi phạm tội” của các bị cáo: Bùi Mạnh Hiển, Phạm Tiến Đạt và Nguyễn Lý Hải. “VKS đánh giá Bùi Mạnh Hiển, Lương Văn Hòa và Phạm Tiến Đạt có nhiều tình tiết giảm nhẹ, hợp tác với cơ quan điều tra để giải quyết vụ án”.

Sau phần bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực, đến lượt LS Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng. LS Thiệp cho rằng: “kết quả hoạt động tài chính của PVC khi đó công khai cho thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp này lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Với đơn vị có hiệu quả kinh doanh như thế thì PVC đủ điều kiện làm dự án”.


Về vấn đề “lợi ích nhóm”, LS đề nghị làm rõ ông Thăng bổ nhiệm, cất nhắc Trịnh Xuân Thanh sai ở đâu, theo Infonet. LS Thiệp lý giải: “Vậy có chứng minh được ông Thăng được lợi gì trong việc này hay không?… Và quy trình bổ nhiệm, cất nhắc này có gì là sai để chỉ ra căn cứ nào về mối quan hệ ràng buộc? Còn nếu nhìn thấy có lợi cho doanh nghiệp thì phải tìm mọi cách mà kéo về chứ, đây là suy diễn”.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin: Làm rõ hành vi tham ô tài sản của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Đại diện VKS cho biết: “Đã có 9/10 bị cáo trong nhóm tội ‘Tham ô tài sản’ nhận tội, thừa nhận việc bị truy tố về tội tham ô tài sản là có căn cứ, đúng pháp luật. Chỉ riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh là không nhận tội”.

Theo đại diện VKS, từ “chứng cứ lời khai và chứng cứ vật chất, có đủ căn cứ xác định bị cáo Thanh là người đề ra chủ trương”, đến lượt cấp dưới hợp thức hóa hành vi tham ô tài sản. “Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã nhận và chiếm hưởng số tiền 4 tỷ đồng như đã phân tích ở trên. Ngày 16/1, phiên tòa tiếp tục với phần đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư”.

Facebooker Hoàng Tư Giang nhận định về sai phạm ở PVN: “PVN đã chuyển ‘tạm ứng’ hơn 1.300 tỷ đồng và 6,6 triệu đô cho PVC 6 tháng trước khi chọn VPC là nhà thầu của Nhiệt điện Thái Bình 2 vào tháng 10/2011… Còn biết bao nhiêu câu chuyện tương tự khác, để lại hệ lụy rất lớn về niềm tin, làm biết bao nhiêu tiền đổ sông đổ bể”.



Ngày thứ 7, tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm
Trong phiên xử sáng nay, ông Danh không nhớ sang BIDV vay tiền thì với tư cách nào. Khi luật sư hỏi: “Ông có liên hệ với lãnh đạo BIDV, có thông báo với những người này giải ngân cho VNCB không”, bị cáo Phạm Công Danh trả lời: “Tôi không nhớ, nhưng tôi nhớ rõ một chi tiết là không nói với lãnh đạo BIDV. Bị cáo xin nói thêm là do áp lực tăng vốn điều lệ nên mới vay”.

LS Hải đặt câu hỏi: “Toàn bộ số tiền 4500 tỷ đã được CB hoạch toán, mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CB như thế nào?”. Yếu tố “mua lại 0 đồng” này là một trong những tình tiết khiến vụ án Phạm Công Danh tạo ra nhiều hệ lụy với nền kinh tế, và khiến một loạt “đại gia” được triệu tập.


Video Player

Đến phiên xử chiều nay, ông Danh thừa nhận hành vi của mình là sai. Về câu hỏi: “Có thể xem khoản 4500 tỷ đồng là khoản tiền thu hồi để giảm thiệt hại do các bị cáo gây ra tại VNCB?” của LS Phan Trung Hoài, cơ quan điều tra cho biết: “Để có căn cứ thu hồi khắc phục hậu quả, cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và xác định dòng tiền 4.500 tỷ này đã hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng và sử dụng cho mục đích của ngân hàng”.

Thêm “đại gia” vắng mặt: Sau ông Trần Bắc Hà, lãnh đạo TPBank cũng không đến tòa, báo Tiền Phong đưa tin. Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Phạm Lương Toản, cho biết: “nhiều lãnh đạo của TPBank được tòa triệu tập đều vắng mặt. Đơn xin vắng mặt được nêu là có người bận công tác và người đang bệnh… Tòa tiến hành thẩm vấn đại diện TPBank và chưa cho biết có tiếp tục triệu tập các cá nhân là lãnh đạo TPBank hay không”.


Bất ổn hệ thống ngân hàng Việt Nam
Trang Infonet đưa tin: Cho phép phá sản ngân hàng từ hôm nay 15/1. Luật này đã “được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay, 15/1/2018”. Theo đó, “Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày… Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với TCTD được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng”.

Một số nội dung của phương án phá sản: “Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản; Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng”.

Trước đây, NHNN đôi khi mua lại một ngân hàng với giá 0 đồng, điển hình là trường hợp Ngân hàng VNCB, nhằm ngăn ngân hàng phá sản. Các nước tư bản cho phép ngân hàng phá sản và coi đó là hoạt động bình thường của nền kinh tế. Tuy nhiên, các lãnh đạo Việt Nam không dám để chuyện đó xảy ra, ví nó ảnh hưởng đến uy tín của lý thuyết “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đã đến giai đoạn Nhà nước buộc phải chấp nhận ngân hàng phá sản.

Báo Tiền Phong từng có bài giải thích hiện tượng “mua ngân hàng với giá 0 đồng”: Chuyển giao bắt buộc vẫn là mua ngân hàng 0 đồng? Trong bài có đoạn: “Không thể thực hiện được phương án phá sản do tác động quá lớn đến an ninh tài chính, nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội”.


Lực lượng “đặc nhiệm” vs quyền tự do thông tin
Dịch giả Phạm Nguyên Trường có bài dịch: Sự thật về đơn vị đặc nhiệm mới của quân đội Việt Nam, của tác giả Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên của Trung tâm SCIS. Về “lực lượng 47” vừa được các lãnh đạo quân đội công khai: “Lực lượng đặc nhiệm này là vũ khí mới của Việt Nam nhằm chống lại những người bất đồng chính kiến trên không gian mạng”. Tác giả lưu ý, sự hiện diện của “lực lượng” này là bằng chứng cho thấy nỗi ám ảnh của các quan chức về “diễn biến hòa bình”.

Một số “lợi ích” từ chuyện triển khai lực lượng 47: “Thứ nhất, không tốn nhiều tiền”, thay vì mất công thuê dư luận viên ở ngoài, lãnh đạo có thể tận dụng binh lính có sẵn trong biên chế, lại tranh thủ “rèn luyện tư tưởng” thêm cho họ; “thứ hai, nó là sự mở rộng của những nỗ lực của chế độ nhằm bảo vệ các tư tưởng của Đảng”, yếu tố tổ chức giúp lực lượng dư luận viên, dù không thể thắng bằng tranh luận công bằng, vẫn có thể triệt hạ, ngăn chặn các trang mạng xã hội.

Về lý do: “Tại sao Đảng Cộng sản lại chọn thời điểm cụ thể hiện nay để thành lập và công khai hóa lực lượng đặc nhiệm này”. Tác giả cho rằng: “Sự kiện phải được hiểu là một phần của chiến dịch mà chính phủ đang tiến hành. Ví dụ, tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi kiểm soát Internet một cách khắt khe hơn”.


Đất nước thời “tận thu”
Trang VietNamNet đưa tin: Đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60. Theo luật Lao Động hiện hành, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 và nữ là 55. “Bộ LĐ-TB-XH vừa đưa ra phương án sửa đổi quy định hiện hành và đề xuất cho phép nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) theo lộ trình, từ năm 2021”. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được đề xuất cùng với quá trình soạn thảo luật BHXH năm 2014.

Thông tin từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết: “Từ năm 2023 quỹ hưu trí và tử tuất sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, bắt đầu trích từ phần quỹ kết dư để chi trả; từ năm 2034, phần quỹ kết dư được chi trả hết dẫn đến nhà nước phải bố trí ngân sách để bù đắp”.

Giữa năm 2017, một số báo “lề phải” lưu ý tình hình Quỹ BHXH. Theo đó, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu được đặt ra để đảm bảo tính cân đối của Quỹ BHXH. Bài viết: Bộ Lao động, Bảo hiểm Xã hội lý giải về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu trên báo Tiền Phong nêu rõ: “Mục tiêu hàng đầu của việc tăng tuổi nghỉ hưu vẫn là đảm bảo cân đối Quỹ BHXH, khi nguy cơ mất cân đối đã hiện hữu”.

Nguy cơ vỡ Quỹ BHXH đã hiện hữu từ lúc ấy, nên các lãnh đạo có liên quan đã nêu giải pháp tăng tuổi hưu để “cứu” Quỹ BHXH. Người lao động làm việc lâu hơn, nghỉ hưu muộn hơn thì họ sẽ phải đóng nhiều hơn cho Quỹ BHXH, nguồn thu đầu vào cho quỹ này được duy trì.

Facebooker Thanh Sơn Phạm đặt câu hỏi“Người dân chúng tôi đóng thuế và phí, phí và thuế nhiều loại cao hơn các nước tư bản cao gấp 2 đến 3 lần, nhà nước đã làm gì cho người dân chúng tôi?”.


Gánh nặng BOT
Báo Tuổi Trẻ có bài: Đừng để điệp khúc thu – xả BOT kéo dài. Kinh nghiệm đấu tranh của các tài xế ở BOT Cai Lậy đã tạo nên một phong trào phản đối lan rộng trong hệ thống BOT từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ. “Căng thẳng leo thang đến nỗi nhiều nơi đã xảy ra xung đột, hành khách lẫn hàng hóa bị trễ chuyến. Thiệt hại cho xã hội là không hề nhỏ!”

Về chuyện “nhà đầu tư ‘sốt sắng’ cam kết sẽ giảm phí, xả trạm, hết phản ứng lại tiếp tục thu phí”, tác giả bình luận: “Chưa hề có một giải pháp nào cho đến nay đủ khả năng thuyết phục tài xế và dư luận mà chỉ mang tính đối phó để nhanh hạ nhiệt căng thẳng”.

Lý do các tài xế liên tiếp phản đối BOT. Ảnh: Báo TT


***

Tin quốc tế

Chính trường Mỹ
Báo Công Lý đưa tin: Những “cuộc chiến” đầu năm mới 2018 của Tổng thống Trump.  Theo bài viết, ông Trump gọi người Pakistan là “kẻ dối trá và lừa đảo đi ủng hộ bọn khủng bố“, rồi quyết định cắt viện trợ cho nước này. Sau đó đến lượt Palestine bị Trump “bêu” trên Twitter ”[Mỹ phải]viện trợ hàng trăm triệu USD mỗi năm cho Palestine nhưng không được tôn trọng“.

Chưa dừng lại ở đó, Trump còn khiêu khích chính phủ Iran khi lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ ở nước này. Điều này đã gây ra những hệ lụy không nhỏ trong quan hệ vốn chẳng tốt đẹp giữa Washington với Tehran. Rồi cuộc đấu khẩu trước đó của Trump với Kim Jong-un về “nút hạt nhân to hơn” cũng tốn khá nhiều giấy mực của báo chí Mỹ và quốc tế.

Mới đây nhất, Trump tiếp tục gây chiến với cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon, khi tranh cãi về cuốn sách “Lửa và cuồng nộ: Bên trong Nhà Trắng của ông Trump”. Có thể nói, Trump gây chiến khắp nơi, từ trong nước đến quốc tế và gần như không ai có thể ngăn vị TT lập dị này. Cuộc chiến của Trump vẫn chưa có hồi kết, khi các phát biểu liều mạng vẫn được đều đặn tuôn ra từ miệng ông.

Mới đây, Trump đã phủ nhận chuyện kỳ thị chủng tộc. Trump nói với các phóng viên trong một buổi phỏng vấn: “Tôi không phải là người kỳ thị chủng tộc, tôi là người ít kỳ thị chủng tộc nhất mà quý vị từng phỏng vấn.

Trước đó, Trump đã có phát biểu thô tục về vấn đề nhập cư khi ông ta gọi các quốc gia ở châu Phi và Haiti là “s***hole” (hố phân). Đây là lần lên tiếng chính thức sau “thảm họa” của Trump. Có lẽ, người Mỹ và các quốc gia không lạ gì miệng lưỡi ông Trump, nên sự lên tiếng phủ nhận này không làm bớt đi những nghi ngờ về sự “điên khùng” của ông ta.

Tình hình bán đảo Triều Tiên
Theo báo Người Lao Động, Ngoại trưởng 20 nước bàn chuyện Triều Tiên ở Vancouver, Canada , nhưng  Trung Quốc và Nga vắng mặt. Cuộc họp này do Mỹ và Canada đồng tổ chức. Vấn đề chính của cuộc thảo luận là vấn đề khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.

Hai nước Trung Quốc và Nga không tham gia hội nghị lần này của tổ chức Sáng kiến ​​An ninh chống phổ biến (PSI). Phía Trung Quốc đã đưa ra lý do vắng mặt, rằng “Việc tổ chức cuộc họp này không bao gồm các bên quan trọng đối với vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, thực sự không thể giúp giải quyết được vấn đề này”. Việc thiếu 2 nước nuôi dưỡng và bảo vệ chế độ Kim Jong-un trong hội nghị, là hoàn toàn có thể hiểu.

Ngày 15/1, trong khi đang đối thoại lần 2 giữa hai miền, Triều Tiên tiếp tục đề xuất đàm phán lần ba với Hàn QuốcPhía Hàn Quốc đã xác nhận sẽ chấp nhận đề nghị của Bình Nhưỡng. Theo dự tính, cuộc đối thoại tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 17/1 tới.


Tin Trung Quốc
Báo Tiền Phong có bài viết: Bị phương Tây quay lưng, Campuchia được Trung Quốc đổ tiềnTheo bài viết, Campuchia đã trở thành cái bóng của Trung Quốc khi nước này “bán mình” cho Bắc Kinh. Trung Quốc đang vung tiền mua mọi thứ ở đất nước đã in hằn dấu ấn Bắc Kinh, nhất là ký ức về Polpot, tập đoàn tội phạm được Trung Quốc nuôi dưỡng trong quá khứ.

Bài viết cho biết, Campuchia đã ngả hẳn về phía Trung Quốc, duới sức mạnh của đồng tiền. Việc Phnom Penh ủng hộ mọi chính sách bành trướng của Bắc Kinh cho thấy sức mạnh đồng tiền của Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Campuchia đã lên tiếng cứng rắn với EU, Mỹ và cộng đồng quốc tế sau các biện pháp đàn áp đối lập trong nước. Tất cả những hành động liều mạng đó của Campuchia đều có dấu ấn bàn tay của Bắc Kinh phía sau.

Trang Zing có bài: TQ bắt đưa về gần 350 quan chức tham nhũng trong năm 2017Theo đó, Bắc Kinh đã bắt 347 quan chức bị kết án tham nhũng, từ các quốc gia khác dẫn về nước để xét xử.

Chiến dịch “chống tham nhũng” của Tập Cận Bình đang được tiến hành rất gắt gao. Các quan chức ở nhiều lĩnh vực đều bị Tập sờ tới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng: Chiến dịch của ông Tập chỉ đơn thuần là thanh toán phe nhóm và nhằm mục đích thu vén quyền lực cho ông ta.

Báo chí, truyền thông Trung Quốc mấy năm gần đây như lên đồng với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập. Truyền thông Việt Nam cũng đang ”ca ngợi” nhiệt tình các chiến dịch thanh trừng và vun vén quyền lực của ông Tập Cận Bình. Việt Nam cũng đang bắt đầu bắt chước chiêu ”đả hổ” của Trung Quốc, với các “bài” theo sách giáo khoa của Tập Hoàng đế.


Vấn đề Trung Đông:  

***

Các tin thế giới khác










No comments:

Post a Comment

View My Stats