Sunday, 14 January 2018

BẢN TIN SÁNG 14/1/2018 (Báo Tiếng Dân)




Tin trong nước

Tin Biển Đông
Kênh Top News trên YouTube bàn về: Hệ thống giám sát dưới biển của Trung Quốc có khả năng chống tàu ngầm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông:

China Build Underwater Surveillance Platform for Submarine Anti-Access  |  TOP NEW


ASEAN under Duterte: Lost Opportunities on the South China Sea | Asia Maritime Transparency Initiat


Phiên tòa xử Đinh La Thăng và đồng phạm sau ngày thứ 6
Diễn biến chính cuối phiên xử chiều 13/1/2018 là màn khóc nhận lỗi, xin tha của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh: Bị cáo Trịnh Xuân Thanh khóc, nhận ‘có lỗi với anh Thăng’, VnExpress đưa tin. Còn VietNamNet có bài: Ông Đinh La Thăng: Bị cáo rất buồn, không thể ngủ được.

Bị cáo Đinh La Thăng khóc mong muốn không phải làm ‘ma tù’. Ảnh: internet

Về phần ông Đinh La Thăng, ông nghẹn lời trước toà, tự bào chữa cho chính mình. Bên cạnh lời ngụy biện cho “quả đấm thép” PVN, phần tự bào chữa của ông Thăng có một số ý chính: ông Thăng nhận trách nhiệm thay cho cấp dưới, ông xin lỗi Đảng và nhân dân, ông lấy lý do gia đình để xin tòa cho ông cơ hội “nếu có chết thì là ma tự do”.

Đến lượt Trịnh Xuân Thanh, ông Thanh khóc, xin lỗi ông Đinh La Thăng, Pháp Luật TPHCM đua tin. “Học tập” cấp trên, ông Thanh “vừa nói vừa khóc” kể về gia đình. Ông Thanh cho rằng, ông cũng giống như các lãnh đạo PVN, không đọc kỹ và không nhận thức được sai phạm của hợp đồng 33, chứ không phải biết sai vẫn làm. “Về tội tham ô, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khẳng định có các chứng cứ ngoại phạm, các lời khai của các bị cáo khác đối với hành vi này không rõ ràng”.

BBC viết: Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’. Bài viết cho biết, cả ông Thăng và ông Thanh đều không muốn “làm ma trong tù”, và dẫn lời LS Đặng Đình Mạnh hỏi rằng, tại sao “phiên tòa lịch sử” vẫn xử ông Thăng theo luật cũ. “Giữa lúc bộ luật hình sự cũ và mới giao thời như thế này thì thường rất hay đặt ra vấn đề là áp dụng bộ luật hình sự nào?… có nguyên tắc xuyên suốt… là phải áp dụng điều luật có lợi cho đương sự”.

Nhân sự kiện 2 cựu lãnh đạo ngành dầu khí cùng khóc xin tha, Facebooker Đặng Bích Phượng viết: Khí phách đã đổi ngôi? Bà Phượng nói rằng, trước đây hệ thống tuyên truyền nhà nước thường ca ngợi “khí phách” người cộng sản trước tòa án đối phương, “giờ những người cộng sản tham nhũng, lợi dụng chức quyền, cố tình làm trái v.v… khi bị bắt và ra tòa, lại hay nghẹn ngào, kể hoàn cảnh bản thân và gia đình thương tâm”.

Facebooker Nhân Thế Hoàng bình luận“Trong hai phiên toà xử 2 người phụ nữ yêu nước chị Quỳnh và chị Nga diễn ra cách đây ít lâu. Chúng ta thấy rằng, tuy bị oan, bị kết án nặng, thậm chí gia cảnh của họ rất thê thảm khi còn con nhỏ mẹ già không ai chăm sóc. Thế nhưng ánh mắt của cả hai vẫn hiên ngang, họ không hề có chút sợ sệt”.

Facebooker Trần Tuấn Anh viết: Một phiên tòa đáng thất vọng. Chuyện bất cập của “phiên tòa lịch sử”: quá trình định tội ông Thăng với nhiều khuất tất sẽ “bồi thêm một đòn chí mạng vào hệ thống các Tổng công ty nhà nước. Khu vực này sẽ trở nên thụ động, đầy sợ hãi vì người đứng đầu có thể vào tù bất cứ lúc nào. ‘Đừng làm điều gì mới’ sẽ trở thành khẩu hiệu chăng ở cửa các công ty nhà nước”.

Về chuyện ông Thăng nhận trách nhiệm thay cấp dưới, Facebooker Nguyễn Trung Bảo viết: BOT còn đó, đừng mơ làm đại ca. Tác giả lưu ý rằng ông lãnh đạo vừa khóc trước tòa chiều 13/1/2018 vẫn phải chịu trách nhiệm về hệ thống BOT đang “bóp cổ” dân. Blogger Mẹ Nấm khi ra tòa, dù có mẹ già con thơ, không hề lấy đó làm lý do xin khoan hồng. “Chị Quỳnh không nhỏ một giọt nước mắt khi đứng trong phiên toà”.

Nhà báo Trương Duy Nhất bình luận“Đinh La Thăng nghẹn ngào. Trịnh Xuân Thanh bật khóc. Phận thằng đàn ông, trước toà phải sụt sùi dựa vin vào gia cảnh, gọi tên cả bố mẹ vợ con mình ra để khóc, thì không có cái nhục nào hơn”.

LS Lê Văn Thiệp viết về Đinh La Thăng“Tôi muốn được làm con Ma tự do chứ không phải là Ma tù. Đây là ước muốn của anh Đinh La Thăng. Phiên tòa hôm nay, anh Đinh La Thăng đã lấy đi nước mắt của khoảng 95% những người ngồi trong phòng xử án”.

Về bài viết: Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện của báo VietNamNet, Facebooker Ann Đỗ phản biện“các vị tìm xem tất cả văn kiện đại hội cho đến bộ luật của QH ban hành, có cái nào ghi chi tiết cụ thể là phải thực hiện từng hồ sơ như thế nào không?”.



Phiên xử Phạm Công Danh, Trầm Bê
Báo Người Lao Động đưa tin: Đại án Trầm Bê: Yêu cầu áp giải nhiều “đại gia”. Phiên xử ngày 13/1/2018 chủ yếu “xoay quanh số tiền 4.700 tỉ đồng mà Phạm Công Danh… vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tăng vốn điều lệ VNCB”. Về vấn đề này, HĐXX đã liên tục triệu tập ông Trần Bắc Hà và ông Trần Lục Lang. Tuy nhiên, đến nay, 2 “đại gia” có liên quan đến đại án ngân hàng VNCB vẫn vắng mặt.

Trang VietNamNet cho biết: Hồ sơ công ty ‘ma’ của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV ‘mắc bẫy’. Đại diện BIDV kể rằng: “Khi VNCB giới thiệu 12 khách hàng vay vốn, qua đánh giá ban đầu, nhận thấy các khách hàng này có mục đích vay phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với gói tín dụng 4 nhà, việc cho vay mang lại hiệu quả về kinh tế cho BIDV”.

Thêm tình tiết trong đại án ngân hàng VNCB: Đại gia Hứa Thị Phấn sẽ tiếp tục án chồng án. Chuyện lạ về bản án “vô hiệu” đối với một “đại gia” có “thành tích” tàn phá kinh tế, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng: “bà Phấn đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 17 năm tù giam về tội ‘Vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức dụng’. Bà kháng cáo cho nên bản án vẫn chưa có hiệu lực pháp luật”.


Nhân quyền ở Việt Nam
Facebooker Hoàng Hảo cho biết thông tin về vụ án anh Hoàng Đức Bình. Ngày 21/12/2017, anh Bình bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đề nghị truy tố theo khoản 2 Điều 257 và khoản 2 Điều 258 Bộ luật hình sự 1999. Lý do: “vì đi khiếu kiện cùng ngư dân miền trung ngày 14/02/2017 đòi bồi thường thiệt hại do công ty Formosa gây ra”.
Thông tin từ gia đình anh Hoàng Đức Bình, anh “đã được chuyển về trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An và khoảng 10 ngày nữa, tức khoảng ngày 23 tháng 01 năm 2018 thì sẽ diễn ra phiên toà xét xử”.

Facebook Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Giáo xứ Song Ngọc hướng về phiên tòa phúc thẩm TNLT Nguyễn Văn Oai. Theo tác giả, “anh Nguyễn Văn Oai là trường hợp đặc biệt”, vì “mới trở về sau khi mãn án tù trong vụ án 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành năm 2011, anh Oai vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của mình”.

An ninh bắt người “đúng quy trình”: “Ngày 19/1/2017 an ninh của đảng cộng sản đã bắt cóc anh Oai trên đường anh đi làm về mà không có một quyết định, giấy tờ gì hết. Đến ngày 18/9/2017, anh Oai bị tòa án sơ thẩm gắn vào một bản án 5 năm tù”.

“Giai cấp nòng cốt” của Đảng
Về sự kiện: Công nhân đồng loạt nghỉ việc vì thưởng Tết thấp, LS Lê Văn Luân bình luận“Giai cấp công nhân và tầng lớp nông dân luôn là lực lượng nòng cốt của đảng cộng sản, thế nhưng những người công nhân lại là những người có đời sống kém chất lượng và thực tế là tồi tệ nhất”.

Hệ thống công đoàn trực thuộc nhà nước do Đảng “chuẩn bị” sẵn lại không hoạt động vì quyền lợi của người công nhân: “Những người công nhân lao động trong điều kiện môi trường không đảm bảo, lương thấp, chế độ đãi ngộ ít ỏi, bị đối xử không công bằng và ít được bảo vệ cả về nhân phẩm, sức khoẻ”. Đây là những vấn đề mà các công đoàn độc lập ở châu Âu và Mỹ luôn cố gắng bảo đảm cho người lao động của họ, dù chẳng có đảng nào đại diện cho giai cấp công nhân.


Gánh nặng BOT
Tối 13/1/2018, VOV đưa tin: Tối nay trạm BOT Sông Phan lại xả trạm. Các tài xế tiếp tục phản đối: “Một số tài xế khi đến Trạm BOT Sông Phan dừng lại không chịu mua vé và có biểu hiện dùng tiền lẻ. Tình hình càng lúc càng trở nên căng thẳng khi lượng xe ùn tắc kéo dài trên Quốc lộ 1 qua xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam”.

Áp lực từ người dân và tài xế buộc BOT Sông Phan phải xả trạm, “không thu phí, cho đoàn xe đi qua tự do. Quốc lộ 1 qua huyện Hàm Thuận Nam mới thông suốt trở lại”.

Trang Pháp Luật TP HCM ghi nhận: Trạm BOT Sông Phan tiếp tục kẹt xe. Tác giả thống kê: “Từ 9 giờ 40 đến 13 giờ 30, Trạm BOT Sông Phan đã 4 lần đóng barie thu phí và cả 4 lần đều “thất thủ”, phải xả trạm do ùn tắc nghiêm trọng”.

Các lái xe cho rằng: “Chủ đầu tư BOT Sông Phan chỉ đồng ý giảm và miễn cho các ô tô cá nhân, xe kinh doanh của các xã lân cận 40%-50% trong khi trạm BOT Cà Ná (Ninh Thuận) giảm 50%-100% cho phương tiện ở các địa phương xung quanh trạm là không công bằng”.

***

Tin quốc tế

Tin nước Mỹ
VOA đưa tin: Dân Hawaii hú vía với cảnh báo giả phi đạn sắp bay tới. Sáng nay, người dân Hawaii nhận được cảnh báo qua điện thoại di động, nội dung: “Mối nguy phi đạn đạn đạo đang nhắm tới Hawaii. Tìm chỗ trú ẩn gần nhất. Đây không phải là diễn tập“. Sau đó 20 phút, Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Hawaii tweet, không có mối đe dọa phi đạn đối với Hawaii. Sau cảnh báo giả 38 phút, thông tin cải chính mới được gửi đến điện thoại di động.

Thượng nghị sĩ Brian Schatz của bang Hawaii tweet: “Chuyện xảy ra hôm nay hoàn toàn không thể tha thứ được. Cả tiểu bang đều kinh hãi. Cần phải nhanh chóng và quyết liệt làm rõ trách nhiệm … Không có gì quan trọng với người dân Hawaii hơn là chuyên nghiệp hóa và chống nhầm lẫn quá trình này“.

Phát biểu mang tính kỳ thị chủng tộc của Trump tiếp tục gặp phản ứng dữ dội. VOA có bài: ‘Cảm ơn, nhưng không’: Người Na Uy khước từ đề nghị cho nhập cư của Trump. Trong buổi họp báo hôm thứ Năm 11/1 vừa qua, ông Trump hỏi: “Tại sao chúng ta lại cho những người đến từ các nước hố phân như Haiti và các nước châu Phi tới đây, tại sao không phải là những người đến từ Na Uy“?

Ông Torbjoern Saetre, chính trị gia đại diện Đảng Bảo thủ của Na Uy, tweet: “Thay mặt Na Uy: Cảm ơn, nhưng không“. Hãng tin AP dẫn lời bà Hilde Restad, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và là người từng sống ở Mỹ, nói. “Phát biểu này cho thấy rất nhiều về suy nghĩ của ông Trump về việc là người Mỹ có ý nghĩa là như thế nào“.


Mỹ và thế giới 
Giới chức ngoại giao Moscow cho rằng Mỹ áp đặt trừng phạt để tác động bầu cử Tổng thống ở Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov, cho biết: Nhiều khả năng, Mỹ sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga vào tháng 2 tới. Theo quan chức này, mục đích của việc áp đặt trừng phạt là “nhằm tác động đến các vấn đề nội bộ của Nga trước thềm bầu cử Tổng thống“.

Báo Người Lao Động có bài viết: Mỹ sắp ra tay với Trung Quốc?. Theo các số liệu mà Bắc Kinh vừa thông báo cho biết, Trung Quốc tiếp tục có mức thặng dư cao kỷ lục trong thương mại với Mỹ. Điều này càng thúc đẩy chính phủ của ông Trump đưa ra các biện pháp cứng rắn trong bảo hộ thương mại, nhằm đối phó với Trung Quốc.

Theo bài viết, giới chức Washington đang xem xét việc áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc như: Pin năng lượng mặt trời, nhôm, thép. Thậm chí ông Trump còn có ý định cấm nhập nhôm, thép vào Mỹ với lý do “an ninh quốc gia”. Ngoài ra, Mỹ cũng đang điều tra về việc Trung Quốc vi phạm sở hữu trí tuệ,  chuyển giao công nghệ không công bằng.

Về việc Trung Quốc vi phạm sở hữu trí tuệ, trang Bizlive có bài: Mỹ chỉ trích Alibaba bán hàng giả. Ngày 12/1, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, đã đưa trang bán hàng trực tuyến Taobao của Alibaba, vào danh sách những điểm bán nhiều hàng giả và vi phạm bản quyền.

Việc Alibaba của Trung Quốc bị nêu đích danh trong danh sách đen về hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, một lần nữa cho thấy, mức độ ăn cắp của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực. Một số nhận định rằng, nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc sống được một phần là nhờ nước này ăn cắp chất xám.

Theo Bloomberg, hành động Mỹ “chỉ thẳng mặt” Trung Quốc lần này có thể khiến căng thẳng thương mại  giữa 2 nước đang tăng lên. Alibaba đã phản bác những chỉ trích từ phía Mỹ. Hiện Alibaba là công ty thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, nếu cuộc chiến thương mại xảy ra, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Về vấn đề hạt nhân của Iran, tuy ông Trump hoãn các biện pháp chế tài nhưng kèm theo đó là việc áp đặt lệnh trừng phạt mới với 14 cá nhân và các tổ chức (ở Iran), vì các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Bộ Ngoại giao Iran bố: sẽ “trả đũa” lệnh trừng phạt của MỹHiện phía Iran chưa đưa ra hình thức trả đũa nhắm vào Mỹ.


Tình hình Trung Đông
Về tranh chấp Jerusalem, Tiền Phong có bài: Đụng độ Palestines-Israel kéo dài đến tuần thứ sáu, 290 người bị thươngTheo bài viết, làn sóng người Palestine biểu tình phản đối việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, không những không hạ nhiệt mà còn có dấu hiệu leo thang. Có 290 người Palestine bị thương trong ngày 12/1, khi đụng độ với cảnh sát Israel.

Bài viết tổng kết: “Ít nhất 17 người Palestine đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương trong các cuộc biểu tình ở Bờ Tây và Dải Gaza sau quyết định của Trump. Đáng nói, cơn thịnh nộ của người Palestine bộc phát vào hàng tuần, sau những lời cầu nguyện vào thứ 6“.

Xung quanh khủng hoảng ở Iran, báo Pháp Luật Việt Nam có bài: Iran: Vòng xoáy bất ổn và căn nguyên sâu xaBài viết tổng hợp tất cả các diễn biến chính ở Iran thời gian qua: Từ việc người dân bất bình xuống đường biểu tình về nạn thất nghiệp, giá cả leo thang, tham nhũng; đến những tuyên bố cứng rắn của nhà cầm quyền Iran, hay phản ứng của cộng đồng quốc tế.

Hầu hết giới chức Iran, cùng các lực lượng cảnh sát, quân đội, lãnh tụ tôn giáo đều lên tiếng đòi đàn áp người biểu tình. Kèm theo đó là họ đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài kích động và can thiệp vào Iran. Mỹ và nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ người dân Iran, lên tiếng chỉ trích Tehran đàn áp các cuộc biểu tình, cũng như lo ngại tình hình bất ổn ở Iran. “Cuộc chiến” tại LHQ về vấn đề Iran cũng đã nổ ra mà chưa ngã ngũ.

Theo bài viết, căn nguyên sâu xa của các cuộc biểu tình là “nền kinh tế quản lý yếu kém triền miên tại Iran. Lạm phát, thất nghiệp, tham nhũng và nhiều năm hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran đã khiến hệ thống tài chính tại nước này trở nên thiếu minh bạch”. Tức là, gốc rễ của cuộc biểu tình vừa qua ở Iran là các vấn đề yếu kém của nhà cầm quyền, chứ không phải do bất cứ “thế lực thù địch” nào gây ra hay kích động.


Bá quyền Trung Quốc
Báo Tuổi Trẻ có bài phân tích: Đáng lo với đội tàu chiến đóng mới của Hải quân Trung QuốcTheo bài viết, năm 2016 Trung Quốc đưa vào sử dụng 25 tàu chiến, năm 2017 con số này là 17. Một thông tin cũng đáng chú ý là việc Trung Quốc sẽ đưa tàu sân bay thứ 2 hoạt động vào năm 2020.

Bài viết có đoạn: “Hải quân Trung Quốc đã bộc lộ rõ mục tiêu tăng cường lực lượng tàu chiến về số lượng cũng như chất lượng đồng thời đáp ứng yêu cầu chiến lược trở thành cường quốc trên biển song song với trên bộ”. Với việc gia tăng sức mạnh hải quân, Trung Quốc đang thể hiện rõ âm mưu độc bá trên đại dương. Từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, nơi đâu cũng có dấu hiệu và các cơ sở bành trướng của Bắc Kinh.

Mời đọc thêm: Trung Quốc phóng vệ tinh khảo sát tài nguyên (Tin Tức).

Bán đảo Triều Tiên
Ngày 13/1, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cáo buộc Mỹ cản trở hòa giải liên TriềuLời tố cáo trên nhắm vào việc Mỹ điều các tàu khu trục đến Nam Hàn và Nhật Bản mới đây. Rodong Sinmun nhấn mạnh, “Các động thái trên là sự khiêu khích quân sự không thể chấp nhận được, nhằm phá hoại bầu không khí vừa được cải thiện của mối quan hệ liên Triều”. Bên cạnh tàu khu trục, Mỹ còn gia tăng thêm quân ở Nam Hàn.

VOA đưa tin: Hàn Quốc, Triều Tiên tiếp tục hội đàm vào ngày 15 tháng 1Theo đó, hai miền Triều Tiên sẽ gặp nhau tại làng đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) vào ngày 15 tháng 1. Nội dung cuộc gặp là bàn về sự tham gia của Triều Tiên tại Thế vận hội mùa Đông Pyongchang.

***
Các tin thế giới khác: 










No comments:

Post a Comment

View My Stats