Vũ Hoàng Nguyên - Ngàn
Lau
05/01/2015 · by nganlau121212
Trong
công cuộc đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ kiểu mới của Trung Quốc và thiết lập một
thể chế chính trị dân chủ tương lai của Việt Nam, truyền thông đóng một vai trò
rất quan trọng trong việc mở mang Tri Thức của người Việt Nam, vốn đã bị chính
sách ngu dân của đảng CSVN áp dụng trên toàn lãnh thổ kể từ khi đất nước thực sự
thống nhất về lãnh thổ.
Trong
công cuộc đấu tranh này, giới truyền thông của lề đảng đã không còn là lực lượng
duy nhất chủ động trên lãnh vực truyền thông trong thời đại mở rộng với mạng
(internet) ở khắp mọi nơi. Không cần có máy vi tính vẫn có thể theo dõi mạng,
theo dõi facebook qua những loại điện thoại thông minh. Giới truyền thông lề
dân không còn thuần túy là những người Việt sinh sống tại nước ngoài, mà gồm cả
những cá nhân sống trong nước, những người có Tri Thức để nhận diện ra ách đô hộ
kiểu mới của Trung Quốc mà các quan thái thú là đảng CSVN. Những người này nhờ
sức mạnh của Tri Thức đã sẵn sàng hy sinh nghề nghiệp, tài sản và đôi khi cả
tính mạng để trực diện với cái ác, đàn áp, sách nhiễu từ các quan thái thú địa
phương mang danh nghĩa là Công An. Những người Việt Nam còn Tri Thức của hôm
nay đang sống tại Việt Nam đã không khiếp sợ trước bạo quyền, trước những thái
thú thời đại. Trong tương lai, cái Tri Thức này sẽ tạo ra hằng trăm bà Trưng,
bà Triệu; hằng ngàn Trần Bình Trọng; hằng triệu Nguyễn Trãi để cùng nhau hướng
dẫn Đại Khối Dân Tộc đứng lên thoát khỏi ách nô lệ của hôm nay.
Trong
bất cứ cuộc tranh đấu nào cũng đều gặp những khó khăn, những thách đố mà mỗi cá
nhân cần phải vượt lên. Trên lãnh vực truyền thông cũng vẫn gặp những thách thức
mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu, hầu vượt lên để tạo trên mảnh vườn truyền thông
lề dân có những bông hoa đẹp thay vì là những bông hoa dại không đáng có trong
vườn.
Truyền
thông lề dân cần phải có tính trung thực. Đây là sự khác biệt giữa truyền thông
lề đảng và lề dân. Lề đảng chủ trương che giấu sự thật nếu sự thật đó có ảnh hưởng
đến tai tiếng của đảng cầm quyền. Trái lại truyền thông lề dân không ngại đưa
ra những sự thật, cho dù sự thật đó ở lề trái hay lề phải thì không vì đó mà
chúng ta sợ hãi nói lên cái sự thật cần phải nói. Sự thật là điểm khởi đầu để
chống lại sự giả dối mà chúng ta được nghe từ mấy chục năm qua. Chúng ta cần phải
đánh giá đúng sự thật của vấn đề chứ không phải chỉ đưa ra một phần sự thật có
lợi cho ai đó, cho tổ chức nào đó — mà không đưa ra toàn bộ sự thật — mà nếu mọi
người biết đến sự thật toàn bộ đó thì cái giá trị của ai đó, của tổ chức nào đó
đã không còn ý nghĩa. Trong cái trung thực này, chúng ta không nên sửa đổi hình
ảnh nhằm mục đích để tuyên truyền. Nên nhớ rằng chúng ta làm truyền thông chứ
không phải làm việc tuyên truyền như báo lề đảng. Trong cái truyền thông đó
chúng ta không đưa ra hình ảnh ngụy tạo, trái lại chúng ta đưa ra hình ảnh thật
nếu đề tài cần có hình ảnh chứng minh. Trách nhiệm của người truyền thông là
không sửa đổi hình ảnh, không nói sự kiện không hề xảy ra. Nói thế không có
nghĩa là chúng ta không có quyền tiên đoán sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai dựa
vào những dữ kiện quá khứ.
Truyền
thông lề dân cần phải có tính phản biện. Khi chúng ta trích dịch, hay nói (phỏng
vấn) về một cá nhân nào đó, chúng ta luôn luôn kiểm chứng những lời nói của cá
nhân (phỏng vấn) đó. Và nếu cá nhân đó nói sai, chúng ta sẵn sàng phản biện đưa
ra những lập luận, những dẫn chứng cho độc giả và thính giả của mình thấy được
khả năng, bản lãnh, con người thật của cá nhân (phỏng vấn) đó. Đây là sự khác
biệt rất lớn giữa báo lề dân và lề đảng. Người làm truyền thông của báo lề đảng
làm công tác tuyên truyền, hỏi và ghi nhận nhưng không đưa ra phản biện cần thiết
để đánh giá những lời nói của các quan chức nhà nước.
Truyền
thông lề dân cần phải có tính văn hóa. Cách dùng từ ngữ trong viết lách sẽ chứng
minh được khả năng văn hóa của người viết. Những từ ngữ hàng tôm, hàng cá như
“thằng, nó, mày, tao, ĐM, chó má, chúng nó, chúng tao” là những từ ngữ thiếu
văn hóa không thể đưa vào viết lách ngoại trừ viết văn học thể loại truyện. Người
có văn hóa không đem hận thù vào trong viết lách. Có nghĩa là dù ông A hay bà B
tàn ác đến mấy, trong viết lách chúng ta vẫn dùng từ ngữ lịch thiệp gọi là ông,
bà. Chúng ta phải quan tâm đến độc giả hay thính giả của mình và sự quan tâm đó
được thể hiện qua cách dùng từ ngữ có văn hóa, tôn trọng mọi người cho dù cá
nhân đó đi ngược dòng của lịch sử nhân loại. Đảng CSVN đã du nhập vào VN một nền
văn hóa Mác-Lênin-Mao, một văn hóa phản lại sự tiến bộ của nhân loại, một nền
văn hóa tôn thờ giả tạo và sử dụng bạo lực để đạt những cái giả tạo. Truyền
thông lề dân phải bắt đầu bằng tính văn hóa tuy nhỏ này nhưng sẽ tiêu diệt nền
văn hóa Mác-Lênin-Mao.
Truyền
thông lề dân phải sử dụng từ ngữ chính xác. Một vài từ ngữ mà người làm truyền
thông lề dân, trong nước lẫn ngoài nước, thường hay sử dụng không đúng nghĩa chẳng
hạn như từ “Chính Quyền Việt Nam”, hay “Kỷ Niệm Ngày 30-4”. Không thể nào dùng
từ chính quyền cho chế độ độc tài tại Việt Nam bởi chế độ đó không chính danh.
Khi mà người dân chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, khi mà những ai muốn ra tranh
cử phải có sự đồng ý của Mặt Trận Tổ Quốc, cánh tay của đảng CSVN, thì sự chính
danh đã không còn nữa. Không có một chế độ độc tài nào chính danh đối với dân tộc
đó khi mà dân tộc đó không có quyền lựa chọn người vào cơ chế cầm quyền. Cho
nên từ ngữ Nhà Cầm Quyền Việt Nam hay Nhà Cầm Quyền Hà Nội cần phải thay thế
cho từ ngữ “Chính Quyền”. Còn ngày 30-4 chúng ta cần phải dùng từ ngữ Tưởng Niệm
thay vì là Kỷ Niệm. Từ bao lâu chúng ta im lặng để cho đảng CSVN tiếp tục hảm
hiếp từ ngữ và đã đến lúc báo lề dân phải chấm dứt tiếp tay cho sự hảm hiếp từ
ngữ này. Những cơ quan với cái tên rất là kiêu như Tòa Án Nhân Dân, Quân Đội
Nhân Dân, Báo Nhân Dân, Viện Kiểm Soát Nhân Dân, Công An Nhân Dân; tất cả những
cơ quan này phục vụ cho đảng cầm quyền và nên thay thế chữ Nhân thành chữ Hành
thì sẽ hiện rõ sự thật của các cơ quan này. Trên mạng đã có xuất hiện chữ Côn
An dành cho Công An. Đây là từ ngữ rất chính xác để dành cho cơ quan “Côn An
Hành Dân”.
Đã
hết rồi cái thời đảng làm mưa làm gió, bưng bít sự thật. Người làm truyền thông
lề dân có chịu được những thách thức bên trên hay không là câu hỏi mà mỗi cá
nhân, mỗi cơ quan truyền thông phải tự trả lời cho chính mình.
Vũ Hoàng Nguyên
Tháng
4 năm 2015
Dallas,
TX
No comments:
Post a Comment