Saturday, 30 May 2015

Đến lúc cần một chính sách mạnh bạo hơn của Hoa Kỳ về biển Đông (Prashanth Parameswaran - The Diplomat)





Prashanth Parameswaran  -  The Diplomat   -  May 14, 2015
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Tại sao Washington cần một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn và nó sẽ như thế nào?

Hôm qua, truyền thông đưa tin quân đội Mỹ đang xem xét sử dụng tàu và máy bay để trực tiếp phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Các bản tin này được phát đi giữa lúc một cuộc đối thoại lớn hơn đang diễn ra tại Washington đề cập đến các thiếu sót trong phản ứng của Mỹ với các khẳng định ngày càng tăng của Trung Quốc tại biển Đông và một cách tiếp cận táo bạo hơn có thể sẽ như thế nào?

Tại sao Hoa Kỳ cần một cách tiếp cận như thế? Khi công bố các đề xuất trong tương lai, vấn đề quan trọng là cần trình bày rõ về việc Mỹ cần cứng rắn hơn trong chính sách biển Đông ngay phần mở đầu. Không có một lý do cấp thiết rõ ràng cho một chính sách như thế, sẽ tạo nên nguy cơ sa lầy thành các ý kiến mang tính cá nhân mà thiếu sự hiểu biết ý nghĩa và sự liên quan rộng hơn của chúng tới lợi ích của Mỹ. Trường hợp này nên giải quyết 4 điểm: sự mở rộng lợi ích của Mỹ tại biển Đông; sự thiếu sót của chính sách hiện tại; kết quả của cách tiếp cận này và cách đáp trả lại các luận điệu phản kháng.

Đầu tiên, Hoa Kỳ có lợi ích sâu sắc tại biển Đông. Không chỉ bởi sự quan trọng về địa chiến lược như trung tâm luân chuyển một phần ba thương mại trong khu vực và đóng góp vào hơn một phần ba sản lượng kinh tế thế giới. Điểm quan trọng hơn mà các hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông – bao gồm tuần tra xâm lấn và xâm phạm vùng nước với các bên tranh chấp khác, tịch thu các phương tiện và nhiều hoạt động cải tạo đất đai lớn – làm suy yếu lợi ích của Mỹ tại một Châu Á – Thái Bình Dương tự do, ổn định và an toàn. Một số nước tranh chấp khác đã hoặc đang nỗ lực để củng cố các tuyên bố của họ nhưng các hoạt động của Bắc Kinh làm ảnh hưởng đến các nỗ lực này khá nhiều. Hành động của Trung Quốc là một mối đe dọa tới các quy tắc và quy chuẩn quản lý biên giới và tài nguyên, tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Như Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel đã nói, “Biển Đông không phải là vấn đề về những viên đá; nó là về các quy tắc.” Nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng minh và đối tác của Mỹ là một trong những nền tảng quan trọng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuối cùng, Biển Đông là một trường hợp thử nghiệm quan trọng cho thế giới và siêu cường duy nhất của nó có thể đối phó với những khía cạnh đáng lo ngại hơn về một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khi vẫn giữ các mặt khác trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Thứ hai, chính sách hiện tại của Mỹ không hiệu quả cho tới nay. Chính quyền Obama đáng nhận sự tin tưởng cho các bước đi trong những năm qua hay gần như thế để đáp trả lại nỗ lực thay đổi hiện trạng của Trung Quốc – bao gồm tăng cường năng lực cho các đồng minh và đối tác chủ chốt của Mỹ; phát biểu chống lại các hành động cải tạo của Trung Quốc; xuất bản một nghiên cứu của Bộ Ngoại giao về tuyên bố đường chín đoạn của Bắc Kinh đầy nghi vấn và hỗ trợ các trường hợp Philippine chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự thật là những bước đi đó không thay đổi đáng kể đến các hành động của Bắc Kinh hay đủ đảm bảo cho các quốc gia Đông Nam Á. Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các hoạt động cải tạo của mình tại biển Đông, bỏ qua luật quốc tế và không tuân thủ nguyên tắc ứng xử tại biển Đông với các nước Đông Nam Á. Một số phương thức của Mỹ cũng cần một khoảng thời gian mà Washington không có vì Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng quá nhanh. Đối phó với điều này, rõ ràng các phương pháp bổ sung phải được xem xét để đạt được các mục tiêu của Mỹ.
Thứ ba, có những sáng kiến bổ sung có thể hoàn thành các mục tiêu của Mỹ mà không tốn thêm chi phí đáng kể hay nhất thiết phải kích động xung đột toàn diện với Trung Quốc. Để làm rõ điều này, mục tiêu chính của cách tiếp cận mạnh mẽ hơn là để làm rõ với Bắc Kinh rằng những nỗ lực đơn phương của mình để thay đổi hiện trạng là bất hợp pháp và gây ra các tổn thất, điều mà Washington đã thực hiện có hiệu quả ở Biển Hoa Đông hơn ở Biển Đông . Ví dụ, đề nghị sử dụng máy bay của Mỹ và tàu để trực tiếp phản đối tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông - giống như các nỗ lực của Mỹ lái hai máy bay B-52 không vũ trang qua khu vực xác định phòng không của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông - sẽ là một khẳng định vững chắc rằng Washington không công nhận tính hợp pháp các tuyên bố của Bắc Kinh.
Biện pháp khác là làm rõ các cam kết của Mỹ với Philippines, Hiệp ước Đồng minh duy nhất của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông. Với những cuộc tranh luận định kỳ về những điều liên minh bao phủ, tuyên bố công khai phương thức đáp trả của Washington với các hành động tịch thu phương tiện thuộc Philippine tiếp theo của Trung Quốc hoặc các cuộc tấn công chống lại quân đội Philippines ở vùng biển tranh chấp - tương tự như sự đảm bảo Washington đã dành cho Tokyo về quần đảo Senkaku - sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc và khu vực nói chung về vị trí của Washington. Điều này đặc biệt đúng nếu nó được đi kèm với những sự phát triển tích cực khác trong liên minh Mỹ-Philippine, bao gồm cả việc thông qua Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng Washington đã ký với Manila, trong đó sẽ cho phép Washington tiếp cận nhiều hơn đến các cơ sở gần Biển Đông.

Thứ tư, nhiều lập luận phản biện với việc áp dụng cách tiếp cận mạnh mẽ hơn khá yếu hoặc không phù hợp. Một số người đã cảnh báo rằng Washington nên cảnh giác với nguy cơ gây tổn hại mối quan hệ được đánh giá cao với Trung Quốc. Nhưng giữ một mối quan hệ song phương không có nghĩa là không phản ứng lại các hành động phá hoại sự ổn định, pháp quyền, và tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các nền tảng mà trên đó sự thịnh vượng của khu vực - bao gồm cả Trung Quốc - đã được xây dựng trong vài thập kỷ qua. Hơn nữa, các mối quan hệ nên hoạt động cả hai chiều và Bắc Kinh không thể tiếp tục có những hành động phá hoại lợi ích của Mỹ và mong muốn Washington không đáp trả dứt khoát để ngăn chặn. Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc gửi tàu đến quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông để chứng minh với Tokyo và những nước khác rằng không thừa nhận chúng là lãnh thổ của Nhật Bản. Hiện Bắc Kinh cũng đang thảo luận về cách để ép buộc một đối thủ tuân theo ý mình với một sức mạnh rất lớn, sử dụng các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines như các trường hợp để nghiên cứu.

Ý kiến khác đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phải cẩn thận để chỉ thực hiện các bước mà đã được tính toán kỹ, vì lo ngại rằng nước Mỹ sẽ phải chịu một đòn giáng mạnh vào uy tín của mình như với các đường đỏ Syria tai tiếng. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, trong trường hợp này, nhiều trong số các biện pháp đề xuất không liên quan đến máu hoặc kho tàng đáng kể của Mỹ và những hành động mà Bắc Kinh đã tự tiến hành hoặc suy tính vẫn không gây xung đột cho đến nay. Và khi một trong số chúng cho thấy liên quan đến nguy cơ lớn hơn, các lợi ích của Mỹ bị đe dọa và sự thất bại của chính sách hiện tại cần tạo một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn để đưa thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng hành vi của họ là bất hợp pháp và gây ra tổn thất.

Hơn nữa, không có lý do gì mà Washington không thể theo đuổi một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn với Biển Đông đồng thời cố gắng để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, trong đó có thể và đảm bảo rằng đã tham khảo ý kiến các đồng minh và các đối tác trong khu vực có liên quan mặc dù ưu tiên và mối quan tâm của họ khác nhau. Giả định rằng một cách tiếp cận như vậy mặc nhiên không phù hợp với những cân nhắc khác là một sự đơn giản hóa quá mức mà bỏ qua thực tế phức tạp trong thế giới của chúng ta và sự khéo léo cần thiết trong việc đối phó với nó.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info






No comments:

Post a Comment

View My Stats