Wednesday, 27 May 2015

TC, Mỹ Đánh Nhau Không? (Vi Anh)





22/05/2015

Trung Cộng bành trướng, bày binh bố trận ở Á Châu Thái bình dương, bối lắp quần đảo, 6 bãi đá thành Vạn lý Trường Thành bằng cát, hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, mưu toan lập luôn vùng nhân dạng phòng không trên Biển Đông. Còn Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, trực tiếp vận động Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước, có CSVN mà loại CS Trung Quốc ra ngoài để bao vây quân sự, kinh tế TC. Mỹ yễm trợ cho các đồng minh của Mỹ, Nhựt, Úc, Phi luật tân, Ấn độ hình thành liên minh chống TC. Tất cả các nước này chạy đua vũ trang. Á châu Thái Bình dương đang rơi vào thời kỳ hoà binh võ trang (paix armeé). Vấn đề đặt ra là hai nước đầu đàn là TC và Mỹ liệu có đánh nhau vì Biển Đông không. Đối chiếu lịch sử chiến tranh cận đại, phân tích hiện tình tương quan lực lưọng cho thấy: không.

Một, nhìn qua các cuộc chiến tranh cận đại, các cường quốc ít hay không đánh nhau vì những đe doạ trực tiếp. Thế Chiến 1 xảy ra không phải vì Đức thách thức Anh mà vì ba đế quốc già cỗi tranh nhau ở vùng Balkan. Anh không tự động tham gia chiến tranh với Pháp, Nga nhưng chỉ tham chiến khi Đức vi phạm qui chế trung lập của Bỉ.

Thế Chiến 2 bắt đầu vì Đức và Nhựt tin niềm tin dân tộc minh là thượng đẳng và sự thèm muốn nhiên liệu, thực phẩm và đất đai, chớ không phải do các cường quốc thách thức.

Liên xô và TC tranh giành quyền lãnh đạo đế quốc CS trong suốt cả gần hai thập niên 1960 -1970, nhưng đâu sanh ra chiến tranh; trái lại hai đầu đàn CS chỉ đánh nhau vì những tranh chấp biên giới nhỏ mà thôi. Chớ chiến tranh nguyên tử, hai bên CS Nga Tàu và các siêu cường tự do bên ngoài không ai nghĩ dùng để giải quyết Chiến Tranh Lạnh. Liên xô luôn đe dọa Tây Phương của Thế Giới Tự do bằng vũ khí nguyên tử nhưng Chiến tranh Lạnh chấm dứt bằng sự đột quị của phe CS, chớ không một quân nhân Mỹ nào xuất hiện ở Công Trưởng Đỏ.

Hai, hiện tình Biển Đông cho thấy, TC chèn ép, xâm lấn các nước nhỏ mà tránh đụng chạm Mỹ. Giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định 'Trung Quốc sẽ không đối đầu với Mỹ ở Biển Đông', nhưng sẽ tìm các cách loại trừ sự can dự của Washington và cáo buộc ngược các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Họ không có những tàu chiến lớn để tung ra thường xuyên ở khu vực như các hạm đội Mỹ. Hải quân Mỹ mạnh hơn rất nhiều.

Còn Mỹ trong suốt 7 ngày USS Fort Worth, tàu chiến cận bờ lớp Freedom của Mỹ tiến vào gần khu vực quần đảo Trường Sa mà TC đang xây cất các công trình, nhưng Mỹ cũng tự chế không đi sâu vào bên trong hải phận 12 hải lý của các đảo và bãi đá mà TC đang chiếm. USS Fort Worth cũng thông báo qua radio để nhắc nhở phía Trung Quốc rằng chiến hạm Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế. TC cũng vậy, tàu Yancheng Type 054A của TC đi sau theo dõi chặt chẽ tàu Mỹ nhưng không có hành động cản trở nào.

Quyền lợi kinh tế, chánh trị của hai nước rất lớn, họ nhưòng nhịn nhau để làm bá chủ. Báo chí Mỹ nhận định tinh hình Biển Đông làm lu mờ chuyến đi TC của Ngoại Trưởng Kerry. Báo chí TC nói Mỹ làm rối tung tình hình Biển Đông. Nhưng khi Tập cận Bình gặp Ngoại Trưởng Kerry hai bên không ai nói gì về tinh hình Biển Đông, trái lại Tập cận Bình còn khen ngợi tương quan tốt đẹp của Mỹ và TQ.

TC biết thân mình, biết ngân sách quốc phòng tăng tỷ lệ cao hơn Mỹ, quân lực của TC trổi dậy, vươn lên nhanh hơn Mỹ trong giai đoạn này, nhưng khó mà vượt qua Mỹ nỗi ít nhứt trong hai ba thập niên tới đây. Nếu tính lúc này thì sức mạnh tác chiến của TC chỉ bằng 1 phần tư của Mỹ. Hải quân Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, còn TC chỉ có 1 chiếc kiểu cũ mua của Ukraine và tân trang lại, còn đang huấn luyện sữ dụng. TC đang làm chiếc thứ hai nhung khó hoàn thành trước 2020.

Lục quân, TC cũng thua Mỹ. Hai phân tich mới nhứt của RAND Corporation khẳng định so sánh lục quân TC vượt Mỹ là một đánh giá vô căn cứ. Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của TC có nhiều khuyết điểm có tính cơ cấu và nhiều mặt dễ bị tổn thương. Trong đó có thể kể ra sự thiếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nhiều tham nhũng, mua quan bán chức cấp cao và thiếu huấn luyện của hàng hạ sĩ quan là hạ tầng cơ sở vô cùng quan trọng cho các cuộc hành quân. Đặc biệt là chánh trị viên đơn vị do Đảng bố trí không kiến thức, kinh nghiệm quân sự lại có quyền hơn cấp chỉ huy đơn vị là sĩ quan chuyên nghiệp.

TC nói là một siêu cường trên bộ và trên biển nhưng thực tế Lục quân luôn lãnh đạo quân đội, giữ chức cao nhứt, quyền thế nhứt trong quân lực.

Quân Lực có nhiều căn cứ, cơ sở cấp chỉ huy phải chia quyền và chia nhiệm vụ với các giới chức dân sự của chức vụ đảng ở địa phương, trong những công tác mà Đảng gọi là công tác chánh trị chủ đạo.

Vũ khí của quân đội của TC không đồng nhứt, nhiều thời đại, nhiều nước sản xuất, ít dùng những khoa học, kỹ thuật tiên tiến, máy bay không ngứi lái, vũ khi tia lazer, hồng ngoại tuyến như Mỹ.

Quân đội TC thiếu kinh nghiệm chiến đấu, vì căn bịnh hoà bình. Quân đội TC chỉ mới đụng với Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, đánh biển người bị quân Mỹ tấn công thua tơi tả.

Muốn thắng một quân đội hiện dại, vũ khí tối tân, nhiều kinh nghiệm, có thể đối phó mọi đia hình, nhiều mặt trận một lượt như Mỹ, TC phải khắc phục những khuyết điểm nói trên. Thời gian huấn luyện, đào tạo, trang bị không thể làm trong một hai năm được

Ba, kinh tế của TC không nuôi nổi một cuộc chiến tranh có tính vùng hay thế giới. Khi đụng với Mỹ thì việc đầu tiên là con đường tiếp tế, nhập cảng xăng dầu của TC sẽ bị Mỹ phong toả. TC không có nguồn dự trữ nhiên liệu dồi dào, bền vững như Mỹ. Chỉ cần bị cúp xăng dầu vài tháng, bị ngăn chận con đường xuất nhập cảng vài tháng, là kinh tế TC sụp đổ, TC không còn thế chánh đáng cầm quyền, dân chúng nổi loạn liền.

Kinh tế TC, TC thường khoa trương, tăng trưởng hai hàng số. Nhưng chỉ là kinh tế của Nhà Nước, kinh tế lượng chớ không phẩm, biến TC thành một người không lồ nhưng chân đất sét như mô tả của các kinh tế gia Tây Phương thôi. Vì lượng không phải là phẩm. Tổng sản lượng quốc gia GDP của TC có thể so bằng hay vượt Mỹ. Nhưng lợi tức bổ đồng của người dân của hầu hết các nước Tây Phương hay của các đồng minh Mỹ ở Á châu cao hơn của TC. Cao hơn trong nhiều thập niên đã qua và nhiều thập niên sắp tới nữa.

Chính TC cũng thấy điều đó nên mua công khố phiếu của Mỹ rất nhiều và tung tiền qua đầu tư ở Tây Âu, Bắc Mỹ rất nhiều vì ổn định và an toàn hơn ở TC.

Đó là chưa nói xã hội TQ đang bất ổn vì hố sâu ngăn cách nghèo giàu qua sâu rỗng, tham những tràn lan, ô nhiễm hết chỗ nói, thiếu nước canh tác trầm trọng.

Về khoa học kỹ thuật, sự thua sút của TC đối với Mỹ vô phương hàn gắn. TC không có một người nào được Nobel khoa học. Còn những người được Nobel Hoà Bình và Văn chương thì bị chế độ CS bằng cách này hay cách khác phủ nhận. TC cho nhiều sinh viên du học, người tài tu nghiệp Mỹ, nhưng về thì 10 ngưới ở lại Mỹ mất bảy con ba về nước thôi.

Một nền kinh tế không bền vững, một xã hội chia rẽ không ổn định như vậy làm sao chịu nổi một cuộc chiến tranh với Mỹ. Phương chi quyền lợi của TC làm bá chủ Biển Đông đi nữa cũng không lớn bằng quyền lợi của TC sống chung hoà bình với Mỹ trên thế giới. Nên TC tránh né không đụng chạm Mỹ, xung đột võ trang chỉ thua thiệt mà thôi. TC chỉ cần đè ép các nước nhỏ là có lợi cho TC rồi. Nên TC vẫn cứ khư khư tuyên bố giải quyết tranh chấp Biên Đông trên nguyên tác song phương mà thôi./.(Vi Anh)







No comments:

Post a Comment

View My Stats