Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2015-02-28
2015-02-28
Lễ hội chém lợn ở làng
Ném Thượng, xã Khắc Nam, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vào trưa 24/02/2015 (mùng
6 Tết). Courtesy PNO
Cứ
mỗi năm vào dịp xuân về, người dân nô nức tham gia rất nhiều lễ hội như một
hình thức vui chơi giải trí sau một năm làm việc cực nhọc. Lễ hội là hình thức
phát triển và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc. Một quốc gia thiếu vắng lễ
hội truyền thống thì văn hóa của quốc gia ấy sẽ trở nên nghèo nàn, buồn tẻ. Tuy
nhiên, phát triển lễ hội để mưu cầu lợi ích bất kể nội dung lễ hội bị bóp méo,
thậm chí thay đổi hoàn toàn sẽ khiến cho bản thân lễ hội trở nên vô nghĩa và
hơn thế, có thể làm biến dạng văn hóa lễ hội khiến chúng trở nên vô cảm và ảnh
hưởng rộng khắp trong người dân.
Hình
thức chọi trâu, đâm trâu được xem là bạo lực và cần xem xét lại dù sao vẫn thua
xa hình thức chém lợn, một truyền thống của làng Ném Thượng đã bị tổ chức
Animal Asia phản đối cho là dã man và không phù hợp với văn minh thế giới.
Bên
cạnh bạo lực là mê tín dị đoan đến độ khó hiểu của người dân và cán bộ nhân
viên nhà nước trong lễ hội phát ấn đền Trần cũng là điều đáng quan tâm. Sự mê
tín đến phát cuồng của đám đông được nhiều người cho rằng do mất lòng tin vào
hiện thực xã hội nên người dân tìm về tâm linh để trút bớt gánh nặng cuộc sống.
Dù lý giải cách nào thì hình ảnh lễ hội cũng khó thuyết phục những ai thực sự
quan tâm đến một nền văn hóa sạch, thoát ra mọi cuộc đua lôi kéo đám đông vào mục
đích lợi nhuận bất kể lễ hội mang sắc thái khó chấp nhận như tình hình hiện
nay.
Chúng
tôi có cuộc trao đổi với Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Việt
Nam học và Khoa học Phát triển để tìm hiểu thêm phía sau các lễ hội ấy là gì và
nguyên nhân nào khiến chiếc xe lễ hội mất phanh nghiêm trọng như vậy.
Nhiều
biểu hiện tiêu cực của lễ hội
Mặc
Lâm: Thưa
Giáo sư, trong cương vị là một người đang làm việc và nghiên cứu về văn hóa và
di sản Việt Nam ông nhận định thế nào về các tranh luận của cộng đồng hiện nay
về sự biến tướng hay đi quá đà trong các lễ hội hàng năm?
GS
Ngô Đức Thịnh: Tôi
làm việc trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cho nên chúng tôi cũng
quan tâm nhiều đến văn hóa và lễ hội sau Tết Nguyên đán này. Phải nói là ở Việt
Nam phần lớn các lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, vào dịp tính từ Tết Nguyên
đán cho đến hai, ba tháng sau tết. Lễ hội là truyền thống lâu đời của người Việt
Nam và nó có một vai trò rất lớn là nguồn lực cho sự phát triển về văn hóa về
con người nói chung và tôi cho rằng việc khôi phục lại các lễ hội trong mấy chục
năm gần đây là một điều rất tích cực và phải nói rằng nó thể hiện sự phát triển.
Tuy
nhiên một số nơi người ta tổ chức lễ hội không đúng tinh thần của văn hóa cũng
như của phát triển và thậm chí người ta lợi dụng việc tổ chức các lễ hội để
tăng lợi ích cá nhân, mà nói thẳng ra là lợi dụng lễ hội để kiếm tiền, tăng
thêm thu nhập cho mỗi cá nhân hoặc nhóm lợi ích. Tôi cho rằng có thể nói đây là
một biểu hiện tiêu cực của lễ hội trong thời gian gần đây.
Mặc
Lâm: Thưa
Giáo sư, Việt Nam đã gắn lễ hội vào những loại hình du lịch được đặt những cái
tên rất hay như du lịch văn hóa rồi du lịch tâm linh, cũng dính líu ít nhiều tới
văn hóa lễ hội. Ông có đồng tình với những gán ghép này nhằm thu lợi nhuận cho
du lịch hay không?
GS
Ngô Đức Thịnh: Lễ
hội thì nó gắn với dân gian là truyền thống văn hóa của quê hương đất nước, dân
tộc cho nên nó phải gắn với cuộc sống tâm linh cuộc sống dân gian của cái cộng
đồng này. Hiện nay nhiều nơi người ta lấy mục đích là du lịch lấy cái tên du lịch
lễ hội, du lịch văn hóa du lịch tâm linh nhưng mục đích của họ nhằm kéo nhiều
người tham gia vào lễ hội, và mặc nhiên khi tham gia vào lễ hội như vậy đi kèm
với nó là các chi phí đi kèm với lễ hội, thu nhập lấy được từ lễ hội. Tăng tất
cả nguồn thu thí dụ như từ chuyện gửi xe ô tô, xe máy xe đạp số tiền tăng lên rất
nhiều. Thế rồi ăn uống dịch vụ các thứ cũng tăng lên nhiều gấp 5 gấp 10 lúc
bình thường bày ra tất cả các trò chơi để kiếm tiến là chính, rõ ràng nó đi tới
các hoạt động tiêu cực.
Không
gian lễ hội vẫn chỉ có thế thôi nhưng số lượng người tăng lên gấp hàng chục
hàng trăm lần thì rõ ràng nó phá vỡ cái không gian lễ hội, nó biến lễ hội thành
chỗ chen chúc dẫm đạp lên nhau thì tôi cho đó là cái cần phải chấn chỉnh.
Mặc
Lâm: Đó
là việc đám đông như ông nói có thể phá tan không gian lễ hội, riêng về nội
dung các lễ hội có hình ảnh bạo động mà quốc tế đang yêu cầu Việt Nam thủ tiêu
như đâm trâu, chọi trâu hay gần đây là chém lợn thì quan điểm của giáo sư có đồng
tình không?
GS
Ngô Đức Thịnh: Không!
tôi phải nói ngay rằng ở đây nó bằng đầu từ một quan niệm về lễ hội không đúng.
Cái thứ hai do tuyên truyền quảng bá lễ hội vì mục đích kéo theo một số rất lớn
người tham dự để tăng thêm thu nhập…cho nên nó dẫn đến sự diễn đạt và giải
thích sai lạc với lễ hội. Thực ra mà nói lễ hội như chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ hội
đâm trâu ở một số nơi rồi tục “hèm” chém lợn…nếu như anh tổ chức lễ hội theo
đúng tinh thần của một cộng đồng nhỏ, của cái làng đó thôi và tổ chức theo kiểu
truyền thống như trước đây thì tôi nghĩ nó không phải là cái gì lớn lắm hay ghê
gớm lắm.
Thế
nhưng ở đây một là người ta muốn khuếch trương cái đó, người ta muốn giới thiệu
và mở rộng như là một cái gì đó giống như một sản phẩm tiêu biểu, một sản phẩm
đặc trưng của văn hóa dân tộc. Hai nữa họ muốn tuyên truyền quảng cáo giật gân
để thu hút rất nhiều người rồi chuyện nọ, chuyện kia cùng những thứ khác thành
ra câu chuyện lớn.
Ví
dụ như chém lợn chẳng hạn thì tôi cho rằng bản thân nó không phải là một điều
gì ghê gớm như trên báo chí hay trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng
tuyên truyền quảng bá như thế đâu. Nó chỉ là cái tục “hèm” của cái làng ấy mà
thôi và nếu họ tổ chức rất gọn trong nội bộ của làng thì cái lễ hội nó trở
thành thiêng liêng cho cộng đồng đó chứ không phải cho người khác đến tham
quan, rồi thế nọ thế kia. Thực hiện chuyện linh thiêng chém giết một cách rất
dã man xong rồi lấy tiền lấy giấy, lấy cái gì đó để mà quệt máu và tin rằng có
thể may mắn, có thể được cái nọ cái kia…Toàn những cái mà họ sáng tạo thêm ra để
cho người ta đến đông hơn để người ta quan tâm nhiều hơn và có thu nhập lớn
hơn.
Nếu
lễ hội đặt đúng trong không gian lễ hội, đặt theo đúng tinh thần lễ hội cổ truyền
thì tôi nói ngay cái tục chọi trâu hay đâm trâu hoặc chém lợn là những tục hèm
của những cộng đồng rất nhỏ thôi không phải là của tất cả mọi người. Cái chuyện
đó tất nhiên đặt trong điều kiện hiện nay trong mối quan hệ chung với các khu vực
trên thế giới thì tôi cho là không nên khuyến khích.
Làm sao
để giữ truyền thống?
Mặc
Lâm: Nhưng
người dân ở những địa phương vẫn muốn giữ các truyền thống lễ hội này thì phải
làm sao để vừa giữ truyền thống vừa tránh mang những hình ảnh bạo lực ra thế giới
để khỏi chịu tiếng bạo lực thưa ông?
GS
Ngô Đức Thịnh: Nếu
như cộng đồng người ta vẫn còn muốn giữ cái truyền thống, vẫn còn muốn giữ cái
tục hèm đó thì tổ chức cho thật gọn, nhỏ ở trong chính cộng đồng của mình thôi
chứ không phải tuyên truyền quảng bá rộng rãi như bây giờ thì tôi cho rằng sẽ
không có vấn đề gì. Người ta đã lợi dụng để tổ chức một cách quá đáng, chính vì
thế nó gây nên những dư luận không hay.
Tôi
cho rằng giống như chúng ta giết gà vào ngày tết chẳng hạn thì các cụ hay nói
là “hóa kiếp cho mày kiếp này mày bày kiếp khác” thí dụ như vậy. Hành động mổ lợn
có thể nói tất cả mọi làng xã, làng quê cũng vẫn mổ lợn như thế có gì đâu ạ?
Nhưng ở đây gắn với tục “hèm” của làng đó và nó chỉ có ý nghĩa cho riêng cộng đồng
đó thôi cho nên lễ hội này là lễ hội của một làng và không gian lễ hội nó hợp với
không gian của một cái làng chứ không phải nó thuộc về tất cả các nơi khác để
mà quảng bá trong nước và quốc tế, cho nên tôi thấy sai hoàn toàn.
Mặc
Lâm: Thưa,
riêng về khoản lễ hội mang tính chất tâm linh thì có rất nhiều điều cần bàn nhất
là lĩnh vực mê tín đã tràn lan trong tất cả lễ hội thuộc loại này, phát ấn đền
Trần là một thí dụ, không những dân chúng đến để hy vọng có thể gia nhập vào hệ
thống quan lại của nhà nước mà chính cán bộ nhân viên cao cấp cũng có mặt để “hối
lộ” thánh thần… là nhà nghiên cứu ông có ý kiến gì về việc này đang lập đi lập
lại mỗi đầu năm thưa ông?
GS
Ngô Đức Thịnh: Tôi
hoàn toàn đồng ý, tôi đã rất nhiểu lần phát biểu. Thật ra cái được gọi là phát ấn
đền Trần đấy là kiểu lợi dụng truyền thống để tổ chức hoàn toàn sai với truyền
thống.
Cái
gọi là khai ấn đầu xuân của lễ hội đền Trần chẳng qua chỉ giống như dịp cuối
năm thì chúng ta có hình thức gọi là đóng ấn. Đóng ấn là kết thúc và gói ghém
công việc lại để nghỉ tết. Đến sang xuân thì lại tổ chức lễ khai ấn. Khai ấn
coi như là khai mở công việc đầu năm, mở ấn ra và coi như là từ giờ phút này
thì bắt đầu công việc của đầu năm mới và chúc nhau năm mới tốt lành mọi sự hanh
thông. Thế thì khai ấn chỉ có ý nghĩa như vậy thôi chứ không phải là một sự ban
lộc, thưởng công hay phong tước cùng những thứ khác.
Mặc
Lâm: Đó
là ý nghĩa thật sự của khai ấn, vậy theo ông tại sao nó lại biến dạng như hình ảnh
mà chúng ta đang thấy hiện nay và đã bao giờ các cơ quan chức năng phụ trách
văn hóa Việt Nam, chẳng hạn như cơ quan của ông, lên tiếng hay tư vấn với các
nơi tổ chức lễ hội để tránh cho họ việc làm lệch lạc như cầu mong thăng quan tiến
chức, ban phát quyền lực chẳng hạn?
GS
Ngô Đức Thịnh: Thực
ra mà nói chúng tôi là những người nghiên cứu nên chúng tôi biết rất rõ cái đó
nó không liên quan gì đến chuyện quyền lực chức tước. Trong khoảng chục năm gần
đây thì người ta mới sáng tác ra cái chuyện ban ấn phát ấn được coi như ban
phát quyền lực và có nhiều người không muốn làm nhưng mà muốn có ăn. Không muốn
làm nhưng muốn có quyền lực chức tước và muốn có tất các thứ khác. Người ta
khao khát chuyện ấy và người ta đến xin cái ấn và cứ coi như năm đó là năm sẽ
được thăng quan tiến chức cùng các thứ khác. Nó tạo ra tâm lý xấu, truyển thống
xấu trong cái tổ chức lễ hội của Việt Nam. Chúng tôi đã phản đối rất nhiều
nhưng mà nói thế chứ chúng tôi cũng chẳng có quyền gì. Nhiều khi người ta cũng
vì lợi ích mà người ta không chịu nghe vì vậy chúng tôi không có khả năng hơn
được nữa.
Mặc
Lâm: Xin
cám ơn giáo sư.
thermage xóa nhăn trán
ReplyDeletethermage xóa nhăn đuôi mắt
thermage xoa nhan nong cam
thermage xoa nhan tran
thermage xoa nhan duoi mat
thermage trẻ hóa
thermage tre hoa
thermage trẻ hóa da
thermage tre hoa da
thermage căng da