Cục Đất
Posted by adminbasam
on 28/02/2015
Hai bài viết về “Hung hãn” và “Hèn nhát” của anh Tuấn
Khanh và anh Huỳnh Ngọc Chênh có nhiều điều thú vị. Xin góp tiếp câu chuyện.
Lâu nay, đã lan truyền thuật ngữ: “Hèn với giặc, ác với
dân” để chỉ thái độ của chính quyền hiện tại.
Ý nghĩa của nó là “Hèn nhát” trước kẻ mạnh là bành trướng
Trung Quốc, “Hung hãn” đối với kẻ yếu là nhân dân. Có quá nhiều dẫn
chứng về điều này, đặc biệt là sự hung hãn với người biểu tình, dân oan, người
bất đồng chính kiến với mọi hình thức: đánh lén, giam lõng, nói xấu, ném đồ hôi
thối, cấm xuất cảnh, bắt giam… không kể xiết. Ở vế kia, hèn nhát đã nâng lên cấp
độ quốc gia với phát biểu nghe ớn lạnh của ông bộ trưởng quốc phòng: “ghét
Trung quốc là nguy hiểm…”
Đáng chú ý là: Ở cấp độ dân chúng, sự việc cũng diễn ra
tương tự:
“Hèn nhát” trước kẻ mạnh là chính quyền, “Hung hãn” đối với
kẻ yếu như: người cô thế, trẻ con, chó, lợn…
Dẫn chứng có khá nhiều qua hai bài viết của anh Tuấn
Khanh và anh Huỳnh Ngọc Chênh.
Đâu là giải pháp
Đương nhiên, giải pháp đầu tiên là nâng cao nhận thức.
May mắn là internet đã xóa đi mọi rào cản đối với truyền thông, vì thế việc làm
của các trang mạng lâu như anhbasam, danlambaovn v.v… (rất nhiều, xin phép
không nêu tên hết ở đây) đã thật sự góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo
người dân. Việc làm của họ là vô cùng cần thiết.
Nhận thức đến đâu thì đủ
Câu hỏi có vẻ lãng xẹt. Vì nhận thức không bao giờ có giới
hạn cuối cùng.
Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, cũng có thể định lượng.
Về số lượng, nếu đạt đến 15-25% dân số người lớn là được.
Về chất lượng, tức là mức độ nhận thức, xin nêu ra một ví
dụ:
Bình thường, một người không dám nhảy từ tầng hai nhà xuống
vì sợ gãy chân.
Tuy nhiên trong trường hợp cấp bách, như hỏa hoạn, không
còn đường nào khác, người đó có thể quyết định nhảy xuống.
Hành động “nhảy xuống” đó phụ thuộc vào nhận thức về tính
“cấp bách”, tính “sống còn” của nguy cơ đang xảy ra.
Chừng nào mà người dân nhận thấy sự mất dân chủ và mất chủ
quyền là nguy cơ rất cấp bách với đất nước và bản thân, gia đình mình; chừng đó
họ có thể hành động, vượt qua sợ hãi.
Vẫn sợ hãi, thì làm gì được
Câu hỏi này cũng rất phổ biến trên các diễn đàn.
Xin góp ý cho các tổ chức dân sự của chúng ta như sau.
Câu trả lời là : Gene Sharp đã bỏ công nghiên cứu và chỉ
ra 198 phương pháp đấu tranh bất bạo động, có nhiều hình thức rất thú vị. Có cả
một kho hàng ngàn ví dụ thực tế đã diễn ra ở các để có thể áp dụng. Kho tàng ở
đây:
Rất mong ai đó, hoặc chính tôi, sẽ dịch nhiều trường hợp
để phổ biến rộng rãi.
Hi vọng nội dung này sẽ giải tỏa được câu phát biểu: “biết
thì biết nhưng chẳng làm gì được đâu”, của nhiều người, trong đó có dư luận
viên.
Dưới đây là tên gọi của 198 phương pháp, có nhiều phương pháp có thể thực
hiện mà không cần phải “sợ”:
=============
Những tuyên cáo chính thức
1. Các diễn văn công cộng
2. Thư chống đối hay ủng hộ
3. Tuyên ngôn của các tổ chức hay cơ sở
4. Tuyên cáo công cộng có chữ kí
5. Tuyên ngôn buộc tội và bày tỏ dự tính
6. Kiến nghị của nhóm hay của tập thể quần chúng
Quảng bá truyền thông
7. Khẩu hiệu, biếm hoạ, và các kí hiệu biểu tượng
8. Biểu ngữ, áp phích, và các hình thức thông tin được trưng bày
9. Truyền đơn, sách mỏng, và sách
10. Báo hằng ngày và báo định kì
11. Ghi băng, đài, truyền hình, và viđêô
12. Viết chữ kéo bay trên trời và viết chữ lên mặt đất
Trình diễn nhóm
13. Các nhóm uỷ nhiệm
14. Trao giải thưởng giễu
15. Nhóm vận động hành lang
16. Làm hàng rào cản
17. Bầu cử giễu
Những hành vi công cộng biểu tượng
18. Trưng bày những lá cờ và những màu sắc biểu tượng
19. Đeo vật biểu tượng (nút, huy hiệu ủng hộ)
20. Cầu nguyện và sùng bái
21. Phân phát những vật biểu tượng
22. Cởi bỏ áo quần để chống đối
23. Phá huỷ tài sản của chính mình (nhà, tài liệu, chứng liệu khả năng
và thành tích, vân vân)
24. Ánh sáng biểu tượng (đuốc, đèn lồng, nến)
25. Trưng bày ảnh chân dung
26. Sơn vẽ để phản đối
27. Bảng hiệu hay tên mới và/hay là tên mang tính biểu tượng
28. Các âm thanh biểu tượng (“những ca khúc biểu tượng” cùng với huýt
sáo, chuông, còi, vân vân)
29. Đòi lại tài sản một cách biểu tượng (chiếm lại đất hay nhà)
30. Những cử chỉ thô bỉ
Áp lực lên cá nhân
31. “Bám sát” các giới chức (có thể cần liên tục theo dõi họ, hay là nhắc nhở họ,
hoặc có thể giữ im lặng và tỏ sự kính trọng)
32. Khiêu khích các giới chức (giễu hay là mạt sát)
33. Kết thân (bắt người ta phải chịu ảnh hưởng mạnh trực tiếp để thuyết phục họ
là chế độ mà họ phục vụ không công chính)
34. Những đêm không ngủ
Kịch nghệ và âm nhạc
35. Những hài kịch ngắn và các trò đùa tinh nghịch
36. Trình diễn kịch và âm nhạc
37. Ca hát
Diễn Hành
38. Tuần hành
39. Diễn hành
40. Đám rước tôn giáo
41. Hành hương
42. Đoàn xe mô tô
Vinh Danh những Người Quá Cố
43. Để tang chính trị
44. Đám tang giả vờ
45. Biến lễ an táng thành biểu tình
46. Công khai biểu lộ sự tôn kính tại những nơi chôn cất
Tụ Họp Công Khai
47. Tụ họp để chống đối hay để ủng hộ
48. Mít tinh chống đối
49. Mít tinh chống đối nguỵ trang
50. Hội luận với vài ba thuyết trình viên thông suốt vấn đề
Rút Lui và Công Khai Từ Bỏ
51. Bãi công đột nhiên
52. Thinh lặng
53. Khước từ các vinh danh
54. Từ bỏ
Bất Hợp Tác Xã Hội
Khai Trừ
55. Từ chối giao tiếp
56. Từ chối giao tiếp có chọn lọc
57. Khước từ giao hợp
58. Dứt phép thông công
59. Cấm tham dự thánh lễ và rước lễ
Bất Hợp Tác với những Sinh Hoạt Xã Hội, Phong Tục, và các
Định Chế
60. Ngưng các hoạt động thể thao và xã hội
61. Tẩy chay những buổi giao tế xã hội
62. Học sinh/sinh viên bãi khoá
63. Bất tuân xã hội (tập quán hay là quy tắc xã hội)
64. Rút lui khỏi những định chế xã hội
Rút Lui Khỏi Hệ Thống Xã Hội
65. Không ra khỏi nhà
66. Hoàn toàn bất hợp tác cá nhân
67. Công nhân “trốn” việc
68. Nơi an toàn
69. Lẩn tránh tập thể
70. Di cư để phản đối (hijrat)
Bất Hợp Tác Kinh Tế: Tẩy Chay Kinh Tế
Hành Động Bởi Giới Tiêu Thụ
71. Người tiêu thụ tẩy chay
72. Không tiêu thụ những hàng hoá đã bị tẩy chay
73. Chính sách khắc khổ
74. Từ chối trả tiền mướn đất/nhà
75. Từ chối mướn nhà/đất
76. Tẩy chay toàn quốc bởi giới tiêu thụ
77. Tẩy chay quốc tế bởi giới tiêu thụ
Hành Động Bởi Công Nhân và các Nhà Sản Xuất
78. Công nhân tẩy chay
79. Tẩy chay bởi các nhà sản xuất
Hành Động Bởi Giới Trung Gian
80. Tẩy chay bởi các nhà cung cấp hay các nhà quản lí
Hành Động Bởi Sở Hữu Chủ và Cấp Quản Trị
81. Tẩy chay bởi các nhà buôn
82. Từ chối cho mướn hoặc bán tài sản
83. Đóng cửa
84. Khước từ sự hỗ trợ về kĩ nghệ
85. Thương gia “tổng đình công”
Hành Động Bởi Giới Nắm Giữ các Nguồn Tài Chánh
86. Rút tiền ra khỏi ngân hàng
87. Từ chối trả lệ phí dịch vụ, lệ phí thành viên, và lệ phí ấn định
88. Từ chối trả nợ hay tiền lãi
89. Cắt ngân khoản hay tín dụng
90. Khước từ mang lại lợi tức
91. Khước từ tiền của chính quyền
Hành Động Bởi Chính Phủ
92. Cấm vận nội địa
93. Vào sổ đen các nhà buôn đối tượng
94. Cấm vận các nhà buôn quốc tế
95. Cấm vận những người mua quốc tế
96. Cấm vận mậu dịch quốc tế
Bất hợp tác kinh tế: Đình công
Những cuộc Đình Công Có Tính Biểu Tượng
97. Đình công để phản đối
98. Bãi công nhặm lẹ (đình công chớp nhoáng)
Những cuộc Đình Công Nông Nghiệp
99. Nông dân đình công
100.
Nhân công nông trại đình
công
Đình Công Bởi các Nhóm Đặc Biệt
101.
Khước từ lao động cưỡng
bức
102.
Tù nhân đình công
103.
Thợ thủ công đình
công
104.
Đình công của giới
chuyên nghiệp
Những Cuộc Đình Công Kĩ Nghệ Thông Thường
105.
Đình công cơ sở
106.
Đình công kĩ nghệ
107.
Đình công thiện cảm
Những Cuộc Đình Công Có Giới Hạn
108.
Đình công riêng rẽ
109.
Đình công tiếp nối
110.
Lãn công
111.
Đình công bằng cách làm
đúng theo luật
112.
Báo cáo “bệnh” (khai “bệnh”)
113.
Đình công bằng cách từ
nhiệm
114.
Đình công có giới hạn
115.
Đình công chọn lọc
Những Cuộc Đình Công Liên Kĩ Nghệ
116.
Đình công trải rộng
117.
Tổng đình
công
Hỗn Hợp các Loại Đình Công và Ngưng Sinh Hoạt Kinh Tế
118.
Hoàn toàn đóng cửa tiệm,
văn phòng để phản kháng
119.
Ngưng hẳn mọi hoạt động
kinh tế
Bất Hợp tác Chính Trị
Phủ Nhận Uy Quyền
120.
Giữ lại hay rút lui sự
trung thành
121.
Khước từ ủng hộ công
khai
122.
Tài liệu và diễn văn kêu
gọi đối kháng
Công Dân Bất Hợp Tác với Chính Quyền
123.
Tẩy chay các cơ quan lập
pháp
124.
Tẩy chay các cuộc bầu cử
125.
Tẩy chay làm việc cho
chính phủ và các chức vụ chính phủ
126.
Tẩy chay các bộ, các nha
sở, và các cơ quan khác của chính phủ
127.
Rút ra khỏi các cơ sở
giáo dục của chính quyền
128.
Tẩy chay các tổ chức được
chính quyền hỗ trợ
129.
Khước từ hỗ trợ nhân
viên công lực
130.
Tháo gỡ bảng hiệu, dấu
chỉ địa điểm
131.
Từ chối chấp nhận các giới
chức được bổ nhiệm
132.
Từ chối giải thể các cơ
chế hiện hành
Những Giải Pháp Khác của Công Dân Thay Thế cho sự Tuân Phục
133.
Tuân hành một cách miễn
cưỡng và chậm chạp
134.
Bất tuân khi không bị
giám sát trực tiếp
135.
Dân chúng bất tuân
136.
Bất tuân trá
hình
137.
Từ chối tụ tập hay họp
nhằm mục đích phân tán
138.
Biểu-tình-ngồi
139.
Bất hợp tác về việc tòng
quân và trục xuất khỏi nước
140.
Lẩn trốn, trốn thoát, giấy
tờ giả
141.
Bất tuân dân sự đối với
những luật “phi pháp”
Hành Động bởi Nhân Viên Chính Quyền
142.
Từ chối có chọn lọc sự hỗ
trợ bởi những trợ tá của chính quyền
143.
Chặn hệ thống chỉ huy và
thông tin
144.
Trì hoãn và gây cản trở
145.
Toàn bộ hệ thống hành
chánh bất hợp tác
146.
Ngành tư pháp bất hợp
tác
147.
Cố tình vô hiệu
năng và bất hợp tác có chọn lọc bởi nhân viên công lực
148.
Nổi loạn
Hành Động của Chính Quyền Quốc Nội
149.
Tránh né và trì hoãn bán
pháp lí
150.
Bất hợp tác bởi những
đơn vị thành phần của chính phủ
Hành Động của Chính Quyền Quốc Tế
151.
Những thay đổi đại diện
ngoại giao và các đại biểu khác
152.
Trì hoãn và huỷ bỏ các
diễn biến ngoại giao
153.
Hoãn lại việc thừa nhận
ngoại giao
154.
Cắt đứt quan hệ ngoại
giao
155.
Rút khỏi các tổ chức quốc
tế
156.
Tù chối gia nhập vào các
cơ quan quốc tế
157.
Loại ra khỏi các tổ chức
quốc tế
Can Thiệp về Tâm Lí
158.
Dang mình dưới nắng
mưa
159.
Nhịn đói
160.
a) Nhịn
đói vì áp lực đạo đức
161.
b) Đình công
tuyệt thực
162.
c) Nhịn
đói để cải hoá [satyagrahic]
163.
Xử án ngược
164.
Quấy nhiễu bất bạo động
Can Thiệp bằng Thân Xác
162.
Ngồi bám trụ
163.
Đứng bám trụ
164.
Diễn hành bằng xe
165.
Lội nước/bùn để phản đối
166.
Đi vòng vòng
167.
Tập trung cầu nguyện
168.
Đột kích bất bạo động
169.
Đột kích bất bạo động bằng
máy bay
170.
Xâm lấn bất bạo động
171.
Xen kẽ vào giữa một cách
bất bạo động
172.
Gây cản trở bất bạo động
173.
Chiếm cứ bất bạo động
Can Thiệp về Xã Hội
174.
Thiết lập những khuôn
thước xã hội mới
175.
Gây tràn ngập các cơ sở
176.
Gây trì hoãn
177.
Chiếm diễn
đàn
178.
Du kích kịch trường
179.
Tạo ra những cơ chế xã hội
thay thế khác
180.
Tạo ra những hệ thống
truyền thông thay thế khác
Can Thiệp về Kinh Tế
181.
Đình công ngược
182.
Đình công tại chỗ
183.
Chiếm đất bất bạo động
184.
Thách thức cấm vận
185.
Làm bạc giả vì động cơ
chính trị
186.
Mua chặn hết hàng
hoá
187.
Tịch thu tài sản
188.
Thải đổ hàng hoá
189.
Bảo trợ có chọn lọc
190.
Tạo những thị trường
thay thế khác
191.
Tạo những hệ thống vận tải
thay thế khác
192.
Tạo những cơ chế kinh tế
thay thế khác
Can Thiệp về Chính Trị
193.
Tạo tràn ngập các hệ thống
hành chánh
194.
Tiết lộ danh tánh các
nhân viên mật vụ
195.
Tình nguyện đi tù
196.
Bất tuân dân sự đối với
những luật “vô thưởng vô phạt”
197.
Tiếp tục làm việc mà
không cộng tác
198.
Hai chủ quyền và chính
phủ song hành
_______
Mời xem lại:
Tuấn Khanh: Hung hãn và hèn nhát (Ba Sàm)
Huỳnh Ngọc Chênh: VÌ ĐÂU MÀ “HUNG HÃN VÀ HÈN NHÁT” HẢ ANH TUẤN KHANH?
No comments:
Post a Comment