Michael Spence - Project Syndicate
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
05/08/2019
Lời
dịch giả: Theo Michael Spence, sai lầm nghiêm trọng trong mô
hình quản lý của Trung Quốc là chính quyền không có trách nhiệm giải trình công
khai những vấn đề trọng đại của đất nước và thiện chí cải cách chính trị theo
chiều hường dân chủ và tinh thần trọng pháp. Trung Quốc không có triển vọng dân
chủ hoá vì chính quyền không bị áp lực do nhu cầu tái tranh cử hay bị kiểm soát
gắt gao của báo chí và công luận.
Việt Nam cũng đi theo một tiến trình tương tự. Cơ chế
thị trường và cấu trúc chính quyền theo những động lực không nằm trong các luận
điểm kinh tế học của Adam Smith. Nhà nước độc tài lo củng cố quyền lực chính trị,
tạo một sân chơi kinh tế thu hẹp tối thiểu lo phục vụ cho lãnh đạo và thân tộc.
Những bất công và nghịch lý làm phí phạm tài nguyên và hiệu năng kinh tế chưa tạo
điều kiện thịnh vượng cho đất nước, không thoả mãn nhu cầu cho mọi tầng lớp dân
chúng trong đời sống hàng ngày và sinh hoạt xã hội, nhà nước biến Việt Nam
thành một xã hội thị trường.
Thay vì dùng tiền để thanh toán cho các trao đổi
trong thị trường, chúng ta dùng tiền để mua bán cho toàn bộ hoạt động xã hội,
những phạm vi không thuộc về thị trường.
Hậu quả là uy lực đồng tiền chế ngự mọi quan hệ
không có đặc tính thị trường, tất cả được định bằng một trị giá trao đổi. Đời sống
gia đình, quan hệ thân thiết, bảo vệ sức khoẻ, cơ hội giáo dục, định mức tội phạm,
xác định trình độ văn hoá và cơ hội tuyển dụng là chuyện mua
bán, mà tiền đâu là đầu tiên.
Cuối cùng, xã hội thị trường thành hình, tham
nhũng lên ngôi thành quốc nạn và đạo đức suy vi tận đáy. Trầm trọng nhất mà
Adam Smith không thể nhận thức được và Michael Spence không đề cập tới là hiểm
hoạ diệt vong cho đất nước, khi giới lãnh đạo Việt Nam công
khai biến lãnh thổ, tài nguyên và độc lập dân tộc thành một món
hàng mua bán.
***
Các thị trường là cơ chế của sự lựa chọn xã hội,
trong đó các đồng đô la có hiệu quả bằng nhau. Do đó, những người có sức mua mạnh
hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến kết quả của thị trường. Các chính phủ cũng là
cơ chế của sự lựa chọn xã hội, nhưng quyền đầu phiếu là, hoặc suy đoán, được
phân phối một cách bình đẳng, bất kể đến sự giàu có.
Adam Smith, nhà kinh tế học người Anh thế kỷ XVIII,
từ lâu đã được tôn sùng là người sáng lập ra nền kinh tế hiện đại, một nhà tư
tưởng, trong các tác phẩm lừng lẫy “Sự giàu có của các quốc gia và Lý thuyết
về tình cảm đạo đức“, đã nhận thấy các khía cạnh quan trọng của cách mà các
nền kinh tế thị trường hoạt động. Những nhận thức đã mang lại cho Smith thanh
danh mà gần như không thể nào bị công kích.
Trong bối cảnh của các thị trường vận hành và điều
tiết tốt đẹp, có lẽ các nhận thức nổi tiếng nhất của Smith là các cá nhân hành
động theo lợi ích cho riêng mình, nó tạo ra một kết quả tốt đẹp trong tổng thể.
Trong bối cảnh này, tốt đẹp có nghĩa là những gì các nhà kinh tế ngày nay gọi
là “Tối ưu hóa theo mô hình của Pareto“, một tình trạng sung dụng tài nguyên,
theo đó, không ai có thể làm cho tốt hơn mà không làm cho người khác tệ hơn.
Đề xuất của Smith có vấn đề, vì nó dựa trên giả định
không minh chứng được là không có thất bại đáng kể nào trong thị trường; không
có tác động bên ngoài ảnh hưởng, thí dụ như ô nhiễm không phản ánh được trong
giá cả thị trường; không có khoảng trống thông tin quan trọng hoặc bất đối xứng;
và không có tác nhân nào có đủ sức mạnh để làm thay đồi kết quả có lợi cho họ.
Hơn nữa, nó hoàn toàn coi thường kết quả phân phối mà hiệu quả Pareto không đề
cập tới.
Một trong những nhận thức quan trọng khác của Smith
là phân công lao động ngày càng tăng lên có thể nâng cao năng suất và tăng thu
nhập, khi mỗi công nhân hoặc doanh nghiệp chuyên môn hoá về một lĩnh vực đặc biệt
trong sản xuất chung. Đây chính là điểm chủ yếu trong lý luận của toàn cầu hóa:
Việc mở rộng và hội nhập các thị trường cho phép các doanh nghiệp và quốc gia tận
dụng lợi thế so sánh tương đối và theo quy mô của nền kinh tế, từ đó hiệu quả
và năng suất tổng thể tăng đáng kể
Tuy nhiên, một lần nữa, Smith lại quảng bá cho nền
kinh tế thị trường có khả năng tạo ra sự thịnh vương mà không cần quan tâm đến
việc phân phối của cải. Trên thực tế, chuyên môn hóa gia tăng trong các thị trường
rộng lớn hơn có ảnh hưởng tiềm tàng trong phân phối qui mô trong khi một số tác
nhân chịu các thiệt hại nghiêm trọng. Khi lặp đi lặp lại rằng, lợi nhuận đủ để
bù đắp cho những thua lỗ là không thể tin tưởng được, vì không có cách thực tế
nào để thực hiện điều đó.
Thị trường là cơ chế của sự lựa chọn xã hội, mà
trong đó đồng đô la có hiệu quả bằng nhau. Do đó, những người có sức mua mạnh
hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến kết quả của thị trường. Các chính phủ cũng là
cơ chế của sự lựa chọn xã hội, nhưng quyền biểu quyết là, hoặc suy đoán là, được
phân phối một cách đồng đều, bất kể sự giàu có. Sự bình đẳng chính trị sẽ hành
xử vai trò đối trọng với quyền đầu phiếu được cân nhắc trên thị trường.
Để đạt cứu cánh này, các chính phủ phải thực hiện ít
nhất ba chức năng chủ yếu. Đầu tiên, chính quyền phải đưa ra quy định để giảm
thiểu những thất bại của thị trường, gây ra bởi các yếu tố ngoại lai, tình trạng
thông tin khiếm khuyết hoặc bất cân xứng hoặc độc quyền. Thứ hai, chính quyền
phải đầu tư vào các tài sản hữu hình và vô hình, mà lợi nhuận tư nhân không đạt
được cho lợi ích xã hội. Thứ ba, chính phủ phải đối phó lại với kết quả của
phân phối mà nó không được chấp nhận.
Nhưng các chính phủ trên khắp thế giới không hoàn
thành các trách nhiệm này, không chỉ vì trong một số nền dân chủ đại nghị, sức
mua đã lấn chiếm sang lĩnh vực chính trị. Tại Hoa Kỳ, ví dụ nổi bật nhất là khả
năng được ứng cử có tương quan mạnh mẽ với sự giàu có hoặc khả năng gây quỹ trước
đó. Điều này tạo ra một động lực mạnh mẽ cho các chính trị gia sắp xếp chính
sách của họ với lợi ích của những người có quyền lực thị trường.
Chắc chắn là Internet đã đề ra một số cách để chống
lại xu hướng này. Một số chính trị gia, bao gồm các ứng cử viên tổng thống của
đảng Dân chủ như Bernie Sanders và Elizabeth Warren, họ dựa vào các khoản quyên
góp cá nhân nhỏ để tránh trở thành lệ thuộc vào các đại gia tài trợ. Nhưng
trong nền chính trị Hoa Kỳ, lợi ích của người có quyền lực kinh tế vẫn biểu lộ
quá mức, và điều này đã làm giảm hiệu năng của chính phủ trong việc giảm tác hại
của kết quả thị trường. Những thất bại gây ra, bao gồm sự bất bình đẳng gia
tăng, đã thúc đẩy cho sự bất bình càng phổ biến, khiến nhiều người chống đối
quan điểm của các cơ sở chính trị truyền thống, để tạo ủng hộ những kẻ khuấy động
như Tổng thống Donald Trump. Kết quả là đào sâu thêm việc rối loạn chức năng về
chính trị và xã hội.
Người ta có thể lập luận rằng, các xu hướng chính trị
và xã hội tương tự cũng có thể được nhìn thấy ở các nước phát triển, chẳng hạn
như tại Ý và Vương quốc Anh, nơi có những hạn chế khá nghiêm ngặt về vai trò của
đồng tiền trong các cuộc bầu cử. Nhưng những quy tắc đó không ngăn được những
người trong cuộc đầy quyển lực nắm giữ ảnh hưởng không tương xứng đối với kết
quả chính trị thông qua các mạng lưới độc quyền của họ. Tham gia nhóm người
trong cuộc đòi hỏi các sự kết nối, đóng góp và lòng trung thành. Tuy nhiên, một
khi được bảo đảm, thành quả có thể là đáng kể, khi một số thành viên trở thành
nhà lãnh đạo chính trị, họ làm việc vì lợi ích cho các thành viên còn lại.
Một số người tin rằng, trong một nền dân chủ đại nghị,
một số nhóm nhất định sẽ luôn đạt tới một tình trạng với ảnh hưởng không cân xứng.
Những người khác sẽ lập luận rằng, nền dân chủ trực tiếp hơn với các cử tri quyết
định các chính sách quan trọng thông qua trưng cầu dân ý, như họ làm ở Thụy Sĩ,
có thể giảm thiểu sự năng động này. Nhưng khi một phương cách như vậy có thể
đáng được cứu xét trong nhiều lĩnh vực, như chính sách cạnh tranh, việc ra quyết
định hiệu quả đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn phù hợp. Và chính phủ vẫn sẽ
chịu trách nhiệm cho việc thực hiện.
Những thách thức này đã giúp thúc đẩy sự quan tâm
cho một mô hình hoàn toàn khác biệt. Trong một hệ thống tư bản nhà nước như
Trung Quốc, một chính phủ tương đối độc đoán, hoạt động đối trọng mạnh mẽ so với
hệ thống thị trường.
Về mặt lý thuyết, một hệ thống như vậy cho phép các
nhà lãnh đạo không bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu của bầu cử dân chủ, để thúc đẩy
cho lợi ích công cộng rộng lớn. Nhưng với kiểm tra về hoạt động của họ, bao gồm
từ phương tiện truyền thông, mà chính phủ kiểm soát chặt chẽ, không có gì đảm bảo
rằng họ sẽ làm. Thiếu trách nhiệm giải trình này cũng có thể dẫn đến tình trạng
tham nhũng, một cơ chế khác khiến cho chính phủ xa rời các lợi ích công cộng.
Đối với phần lớn các nước phương Tây, mô hình quản
trị của Trung Quốc được coi là nguy hiểm, bởi vì không có trách nhiệm công khai
giải trình được coi là một sai lạc vô cùng nghiêm trọng. Nhưng nhiều nước đang
phát triển, coi đó như một sự thay thế tương ứng cho nền dân chủ tự do, mà nó
cũng có nhiều sai sót riêng.
Đối với các nền dân chủ đại nghị hiện nay trên thế
giới, việc giải quyết những sai sót đó phải là ưu tiên hàng đầu, trong phạm vi
có thể, các quốc gia hạn chế, thu hẹp lợi ích mà chính phủ đại diện. Đây là điều
không dễ dàng. Nhưng tại thời điểm mà các kết quả của thị trường đang ngày càng
không vượt qua được bất kỳ thử nghiệm nào về tình trạng công bình trong phân phối,
đó là điều chủ yếu cần thiết.
_____
Tác
giả: Michael Spence là người đã từng đoạt giải thưởng
Nobel về kinh tế và là Giáo sư Kinh tế học tại Đại học New York, Khoa Kinh
doanh Stern. Ngoài ra, ông Spence còn là thành viên cao cấp tại Viện Hoover, Chủ
tịch Ủy ban nghiên cứu độc lập về Tăng trưởng và Phát triển, một cơ quan quốc tế
phân tích các cơ hội phát triển kinh tế toàn cầu từ năm 2006-2010, tác giả The
Next Convergence–The Future of Economic Growth in a Multispeed World.
Nguyên tác: The
Inequality of Nations
***
Bài
liên quan của dịch giả:
No comments:
Post a Comment