BTV Tiếng Dân
06/08/2019
Báo Pháp luật TPHCM có bài: Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giáo dục đạo đức cho học
sinh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT dạy học sinh như
sau: “Bộ cần tập trung thực hiện thực chất các khẩu hiệu đã trở thành truyền
thống của ngành giáo dục: ‘Tất cả vì học sinh thân yêu’, ‘Thi đua dạy tốt, học
tốt’, ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ và ‘Năm điều Bác Hồ dạy’.”
Học sinh đã được dạy đạo đức bằng những khẩu hiệu
trong nhiều năm qua, nhưng người lớn dạy một đường, làm một nẻo. Nhà trường dạy
học sinh “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”, theo năm điều ông Hồ dạy, nhưng nếu chúng
làm theo, “yêu tổ quốc” bằng cách lên án Trung Quốc xâm lược, viết khẩu hiệu
“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, thì chúng sẽ gặp rắc rối, sẽ bị ghép tội
“phản động”.
Đó là lý do trường học dạy đạo đức qua những khẩu hiệu
đã không có kết quả. Dù không có kết quả, nhưng Chính phủ, cũng như Bộ
GD&ĐT vẫn không rút ra được bài học gì, vẫn tiếp tục dạy theo cách cũ, đó
là dạy đạo đức cho học sinh bằng khẩu hiệu. Hãy thay đổi cách dạy, nên dạy cho
các em bằng những tấm gương tốt.
Khi dạy các em “yêu tổ quốc” thì người lớn phải biết
yêu tổ quốc trước. Khi dạy các em “thật thà”, thì người đứng đầu ngành sư phạm
không nên đạo văn. Khi dạy các em “dũng cảm”, thì PTT Vũ Đức Đam không nên đẩy trách nhiệm đòi chủ quyền cho
thế hệ sau, qua tuyên bố: “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và chúng ta nhất định phải đòi lại. Đời
tôi và các bạn chưa đòi được thì đời con cháu chúng ta sẽ đòi được theo đúng luật
pháp quốc tế…”.
Trang Chuyển Động Thị Trường có bài: Rèn sự mẫu mực, văn minh cho những giáo viên sư phạm tương
lai. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, “mỗi người thầy, các nhà sư
phạm phải là những người mô phạm về đạo đức, từ lý tưởng, lòng yêu nước, văn
hóa, sinh hoạt… Muốn vậy, những sinh viên sư phạm phải được đào tạo, trau rèn từ
khi còn ngồi trên ghế giảng đường“.
Tương tự, các giáo viên sư phạm tương lai cũng phải
được dạy qua những tấm gương tốt của lãnh đạo. Khi mà những người như PTT Vũ Đức
Đam hô hào lòng yêu nước, nhưng khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo ở
bãi Tư Chính, mà ông và chính phủ của ông không dám mở miệng lên án quân xâm lược,
thì khó có thể dạy sinh viên sự phạm “yêu nước”.
Có quá nhiều vụ bê bối trong các quan chức chính phủ
và Bộ Giáo dục, những tấm gương quá tệ từ người lớn, khó có thể dạy học sinh,
sinh viên đạo đức bằng những khẩu hiệu suông.
Những gương xấu cho ngành giáo dục
VietNamNet đặt câu hỏi: Những người muốn có bằng đại học trong vài ngày là ai? Vụ
ĐH Đông Đô cấp bằng ngoại ngữ cho một số học viên trả tiền, chứ không qua đào tạo
và thi cử, phía công an cho biết, người sử dụng văn bằng được xác định, đều
là “những người có uy tín, vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban,
ngành, phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh để nâng cao trình độ”.
Công an thống kê, trong khóa học 2016-2018 đã có khoảng
400 hồ sơ văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh, được đào tạo theo hình thức
trên. Những người trả tiền để mua bằng và biết rõ đó là bằng giả, hoàn toàn có
thể bị xử lý hình sự về tội đưa hối lộ.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô bị bắt: Bộ GD-ĐT bất lực trong
kiểm soát đào tạo văn bằng 2? Bài báo lưu ý, ông Mai Văn Trinh, Cục
trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT khẳng định, Bộ chỉ cung ứng, còn
trường phải chịu trách nhiệm về nội dung trên văn bằng và việc cấp phát văn bằng. “Nhưng
điều này lại mâu thuẫn với quy định hiện hành về quản lý đào tạo văn bằng 2”.
Mời đọc thêm: Vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô bị bắt: Cần kiểm soát kỹ việc
chuẩn hóa bằng cấp (TN). – ĐH Đông Đô đào tạo ‘láo’ văn bằng II Ngôn ngữ Anh: Chỉ tiêu ở
đâu ra? (TP). – Hiệu trưởng ĐH Đông Đô bị bắt, Bộ Giáo dục có vô can trong
kiểm soát đào tạo văn bằng 2?(VNN). – Bộ GD-ĐT nói gì trước thông tin hiệu trưởng trường Đại học
Đông Đô bị bắt? (PLN). – Tiền thật + học “giả” = Tấm bằng đại học khống (ANTĐ).
– Khi đại học là… cái chợ (TT).
– Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tăng giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh (ĐN Online). – Tăng cường công tác ‘dạy người’ trong năm học mới (CP).
– Năm học 2019-2020: Giảm áp lực thành tích, chú trọng ‘dạy
người’ (TT). – Ai là người có bản lĩnh đẩy việc của Ban Giám hiệu ra ngã ba
đường? — Đồng Tháp công bố số điện thoại nóng nhận tin báo lạm thu đầu
năm học (GDVN).
No comments:
Post a Comment