Nguyễn
Đình Cống
04/08/2019
Ngày 4-8-2019, Nhị Lê có trả lời phỏng vấn trên báo
Tiền Phong, với những phát biểu rất đáng chú ý trong bài: “Ngăn ‘chuyến tàu vét’ trước thềm Đại hội Đảng: Chặn mầm họa lợi
ích nhóm”. Ông đã vạch ra những bất cập, những thối nát do lợi ích
nhóm, do tư duy nhiệm kỳ. Nào là: “Ai cũng vô can, vì núp bóng cái tập thể,
cái quyết sách chung, chứ không thấy trách nhiệm quyền lực cá nhân đâu cả. Nói
gì tới kiểm soát quyền lực nữa. Đây chính là “khoảng trống” quyền lực cần phải
chỉnh đốn và lấp đầy!”
Nào là: “Bổ nhiệm ký bừa, cấp phép dự án, điều chỉnh
dự án vô tội vạ, nếu xuất hiện ở “hoàng hôn nhiệm kỳ” chắc cũng nhằm phục vụ lợi
ích nhóm, ‘lót ổ’, và tranh thủ ‘chuyến tàu vét” cuối cùng?” Rồi
nữa: “Trong thực thi chiến lược quốc gia thì trên có kế sách, dưới lại có đối
sách. Còn trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược, thì trên bảo dưới không nghe,
trên một đàng dưới một nẻo, thậm chí trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Điều này
lại càng tạo điều kiện cho ‘tư duy nhiệm kỳ’ nảy nòi, phát tác”.
Ông còn lên án một số chuyện bê bối nữa. Những chuyện
đó đúng với thực tế, việc lên án rất đáng hoan nghênh. Nhưng chắc vì bị khống
chế bởi ý thức hệ mà ông đã bị lệch trong việc đánh giá nguyên nhân và tìm biện
pháp khắc phục.
Ông cho rằng: “Kỷ luật của Đảng không đủ mạnh,
pháp luật của Nhà nước không đủ nghiêm”, rằng “chưa chọn người đúng, cộng
với chế tài không đủ mạnh thì sẽ ‘đẻ’ ra tư duy nhiệm kỳ”, rằng “quy
trình luôn đúng, nhưng vì sao lại cho ra sản phẩm sai? Rồi ông đề
nghi, “trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm, không được ký bổ nhiệm cán bộ, trừ
cấp có thẩm quyền cho phép”.
Nhận xét và đề nghị của Nhị Lê không sai, nhưng chưa
đúng vì chưa chạm vào bản chất. Không phải bản thân kỷ luật, pháp luật không đủ
nghiêm mà là cơ quan và người thi hành thiếu năng lực và kém phẩm chất. Tại sao
trên bảo dưới không nghe, phải chăng vì sự bất lực của cấp trên. Tại sao quy
trình đúng, mà sản phẩm sai.
Thực ra mọi tai họa có bản chất ở Chuyên chính vô sản,
ở chỗ Đảng CSVN đã cướp quyền của Dân để thực hành độc quyền đảng trị. Mà sự độc
quyền này lại nằm trong tay những người kém trí tuệ, thiếu phẩm chất. Chắc rằng
Nhị Lê bị cái vòng kim cô chủ nghĩa Mác Lê xiết chặt nên thấy quy trình lựa chọn
cán bộ là luôn đúng, còn nhiều người khác lại thấy rõ quy trình đó chứa nhiều
điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ. Quy trình này nhằm chọn lựa những
người trung thành với Mác Lê mà loại bỏ những người thực sự là tinh hoa của dân
tộc.
Vấn đề cơ bản là chọn lựa được những người thực sự
tài giỏi vào bộ máy chính quyền. Muốn thế không gì hơn là Lập Quyền Dân, là Đảng
CSVN phải trả lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân.
Trong thời gian dài vừa qua Đảng lớn tiếng tuyên
truyền, rằng chính quyền của dân, do dâ, vì dân, nhưng thực tế đó là chính quyền
của Đảng.
Đảng đang chuẩn bị đại hội 13. Để thoát khỏi bế tắc
về vấn đề cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, Đảng nên đề ra, thảo luận,
tìm biện pháp để Lập Quyền Dân. Trước hết là từ bỏ việc Đảng cử dân bầu để lập
ra Quốc hội.
Biện pháp “trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm,
không được ký bổ nhiệm cán bộ” do Nhị Lê đề ra chỉ là nhằm vuốt đuôi
mà thôi. Ông còn đề nghị: “Giải pháp hiệu quả để kiểm soát cán bộ … là
truy xuất tài sản ở đầu nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ”. Đây cũng chỉ là biện
pháp đối phó tạm thời nếu vẫn kiên trì Mác Lê và độc quyền đảng trị.
Chỉ khi Nhân Dân thực sự làm chủ mới hy vọng thoát
được bế tắc “Thiếu nhân tài” trong lãnh đạo và quản lý đất nước.
No comments:
Post a Comment